Kỳ vọng thủy lợi Ba Hồ - Bản Chùa sớm được sử dụng

Theo dự tính, dự án thủy lợi Ba Hồ - Bản Chùa sẽ được bàn giao, vận hành vào cuối tháng 12/2021. Thế nhưng tới nay, công trình vẫn chưa hoàn thành khiến kế hoạch sử dụng đất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng của địa phương bị chững lại. Bà con đang mong mỏi dự án sớm được đưa vào sử dụng để ổn định sản xuất.

Võ Dũng  | 

Kỳ vọng thủy lợi Ba Hồ - Bản Chùa sớm được sử dụng

Tự động

Kỳ vọng thủy lợi Ba Hồ- Bản Chùa sớm được sử dụng

Xin kính chào quý vị và bà con, cảm ơn quý vị và bà con đã quay trở lại với Nông nghiệp Radio trong chương trình Thủy lợi và phát triển.

Thưa quý vị và bà con, Dự án Hệ thống thủy lợi Ba Hồ - Bản Chùa tại huyện Cam Lộ được UBND tỉnh Quảng Trị phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi từ năm 2018, sau đó phê duyệt điều chỉnh, bổ sung báo cáo nghiên cứu khả thi vào năm 2020 với tổng mức đầu tư gần 263 tỷ đồng. Theo dự tính, các gói thầu thi công bắt đầu triển khai từ tháng 1/2020 và sẽ kết thúc, bàn giao, vận hành vào cuối tháng 12/2021. Dự án được mong mỏi là sẽ phát huy hiệu quả trong việc cấp nước phục vụ cho sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt, đảm bảo vấn đề an toàn công trình và góp phần quan trọng trong việc tăng cường phòng, chống lũ cho Quảng Trị. Thế nhưng tới nay, dự án vẫn chưa hoàn thành khiến kế hoạch sử dụng đất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng của các xã trên địa bàn huyện bị chững lại.

MC 2:

Thưa quý vị và bà con, thôn Bản Chùa, xã Cam Tuyền có 101 hộ dân với 370 nhân khẩu nhưng chỉ có 5 ha ruộng nước. Khi dự án Hệ thống thủy lợi Ba Hồ - Bản Chùa được khởi công, người dân thôn Bản Chùa khấp khởi vui mừng. Những dòng kênh dẫn nước đi qua sẽ giúp người dân Bản Chùa có thể chuyển 20 ha cây trồng cạn, hiệu quả kinh tế thấp sang trồng lúa nước để đảm bảo vấn đề lương thực. Thế nhưng, niềm vui ấy đến nay vẫn chưa thành hiện thực. Ông Hồ Văn Một, Bí thư Chi bộ thôn Bản Chùa cho hay.

Băng 1

MC 2

Không chỉ ở thôn Bản Chùa, dự án Ba Hồ - Bản Chùa hoàn thành cũng sẽ giúp xã Cam Tuyền nâng cao năng lực tưới tiêu cho 180 ha lúa và cây trồng cạn. Địa phương này cũng đã lên kế hoạch chuyển đổi 30-40 ha cây trồng cạn kém hiệu quả sang trồng cây dược liệu nếu điều kiện nước tưới cho phép. Song, kế hoạch này cũng chưa thể thực hiện. Ông Nguyễn Anh Tuân, Chủ tịch UBND xã Cam Tuyền chia sẻ:

Băng 2

MC 2

Theo hồ sơ thiết kế, dự án Ba Hồ - Bản Chùa hoàn thành sẽ phục vụ tưới tiêu cho hàng nghìn ha cây trồng của huyện Cam Lộ, trong đó có 13 ha tưới tiết kiệm thông minh. Ông Phạm Viết Thanh, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Cam Lộ cho biết, dự án đi vào vận hành không những giúp năng suất cây trồng ở địa phương được nâng lên mà còn là điều kiện tốt nhất để Cam Lộ thu hút các doanh nghiệp đầu tư liên doanh, liên kết với nông dân để trồng và chế biến cây dược liệu.

Băng 3

MC 2

Trước những ngổn ngang của dự án và sự mong mỏi của người dân, ông Lê Vĩnh Phú, Phó Giám đốc Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng Quảng Trịthông tin, đến thời điểm này, dự án Ba Hồ - bản Chùa đã hoàn thành 95% các hạng mục. Dù gặp rất nhiều khó khăn khách quan trong quá trình triển khai như dịch Covid-19, mưa lũ, nguồn vốn đối ứng chậm… nhưng chủ đầu tư, nhà thầu và chính quyền địa phương đã rất nỗ lực đẩy nhanh tiến độ. Đến nay, hầu hết các hạng mục đã bàn giao và chuẩn bị đưa vào vận hành. Những hạng mục chưa hoàn thành, đơn vị thi công cũng sẽ cố gắng để thi công đến điểm dừng kỹ thuật để bàn giao công trình.

Băng 4

MC 1

Thưa quý vị và bà con! Công trình thủy lợi Ba Hồ - Bản Chùa có ý nghĩa rất lớn trong việc tưới tiêu cho cây trồng tại huyện Cam Lộ. Đây là điều kiện tiên quyết để người dân Cam Lộ mở rộng diện tích lúa, đặc biệt là lúa hè thu và các loại cây trồng khác cũng như nâng cao năng suất, hiệu quả kinh tế trên đơn vị diện tích. Hệ thống tưới tiêu Ba Hồ - Bản Chùa đi vào vận hành cũng sẽ giúp huyện Cam Lộ đẩy mạnh thu hút đầu tư, phát triển kinh tế từ những cây trồng có lợi thế tại địa phương, đặc biệt là cây dược liệu. Hi vọng trong thời gian sớm nhất, Công trình thủy lợi Ba Hồ - Bản Chùa sẽ được bàn giao đưa vào sử dụng và phát huy hiệu quả để người dân nơi này hưởng trọn niềm vui.

MC 2:

Bây giờ, mời quý vị và bà con cũng điểm qua một số tin vắn liên quan tới lĩnh vực Thủy lợi vừa diễn ra trên cả nước.

MC 1:

Thưa quý vị và bà con, từ đầu tháng 5 đến nay, Điện Biên liên tục hứng chịu nhiều đợt nắng nóng cao điểm, khiến nước tại nhiều hồ chứa bị cạn kiệt. Thời điểm này, mực nước tại các hồ chứa xuống thấp hơn mực nước dâng bình thường từ 0,4 -10m. Nhiều hồ đang phải ngừng phục vụ tưới để tập trung cho việc tích nước phục vụ cho vụ mùa tới. Theo Công ty Trách nhiệm hữu hạn Quản lý Thủy nông Điện Biên, trước đây, thường đến giữa tháng 7 mới đóng hồ tích nước để phục vụ tưới tiêu cho vụ chiêm xuân, nhưng năm nay thời tiết nắng nóng bất thường nên sẽ phải đóng sớm hơn để điều tiết bổ sung khi trời vẫn chưa có mưa. Một số hồ nhỏ nhưng có lưu vực lớn cũng phải hạn chế cấp nước tưới để tích nước.

Quỳnh Anh

MC 2

Tình hình nắng nóng và khô hạn cũng diễn ra trên phạm vi rộng tại Nghệ An khiến nhiều hồ thủy điện của địa phương có lưu lượng nước về hồ rất kém so với trung bình nhiều năm, dẫn đến hầu hết các hồ chứa thủy điện đều ở mực nước thấp. Trong đó có Bản Vẽ - công trình thủy điện lớn nhất khu vực Bắc miền Trung. Bên cạnh nhiệm vụ phát điện, nhà máy còn có nhiệm vụ khác là cấp nước phục vụ sản xuất và sinh hoạt đối với vùng hạ du tỉnh Nghệ An. Song, tính đến 9 giờ ngày 25/5, hồ chứa Bản Vẽ chỉ còn cách mực nước chết khoảng 7,4 m. Không chỉ có hồ Bản Vẽ mà hàng loạt các hồ chứa khác trên địa bàn tỉnh Nghệ An cũng gặp tình trạng tương tự ảnh hưởng lớn đến đời sống của người dân.

Doãn Trí Tuệ

MC 1

Xã Ngọk Yêu huyện Tu Mơ Rông tỉnh Kon Tum có 7 thôn với gần 1.700 khẩu, trong đó 98% dân số là người Xê Đăng. Trên địa bàn xã có 28 công trình thủy lợi lớn, nhỏ để đảm bảo tưới tiêu cho hơn 430 ha lúa. Đáng chú ý, trong số các công trình thủy lợi này có tới 19 công trình do người dân tự làm, có thể tưới cho 70ha lúa trên địa bàn. Những công trình này đã được bà con làm từ rất lâu, dựa trên địa hình thực tế tại địa phương. Từ những con suối, người dân tự đào kênh mương đất dẫn nước về vị trí đồng ruộng theo mong muốn. Nhờ đó, hiện nay diện tích canh tác của bà con Ngọk Yêu vẫn đảm bảo đủ nguồn nước tưới tiêu.

Tuấn Anh

MC 1:

Nội dung vừa rồi cũng đã kết thúc chương trình Thủy lợi và phát triển của Nông nghiệp Radio hôm nay, cảm ơn sự chú ý theo dõi của quý vị và bà con, xin kính chào và hẹn gặp lại.

Tự động

Kỳ vọng thủy lợi Ba Hồ - Bản Chùa sớm được sử dụng

Theo dự tính, dự án thủy lợi Ba Hồ - Bản Chùa sẽ được bàn giao, vận hành vào cuối tháng 12/2021. Thế nhưng tới nay, công trình vẫn chưa hoàn thành khiến kế hoạch sử dụng đất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng của địa phương bị chững lại. Bà con đang mong mỏi dự án sớm được đưa vào sử dụng để ổn định sản xuất.

Võ Dũng

Tin liên quan

Các chương trình

Bản tin Thủy sản ngày 16/5/2024: Xuất khẩu tôm phục hồi
Thời sự

Nhu cầu tiêu dùng tôm chưa rõ nét khả năng tăng trưởng; Không phát hiện bất thường khi quan trắc môi trường nước sông Đáy; Tôm thẻ chân trắng ở miền Tây tăng giá.

Bản tin Thủy sản ngày 16/5/2024: Xuất khẩu tôm phục hồi
Bản tin Lâm nghiệp ngày 16/5/2024: Cạnh tranh không lành mạnh trong thu mua gỗ keo
Thời sự

Xuất hiện cạnh tranh không lành mạnh trong thu mua gỗ keo; Việt Nam - Nhật Bản tăng cường hợp tác song phương lĩnh vực lâm nghiệp; Thu nhập ổn định nhờ rừng mét.

Bản tin Lâm nghiệp ngày 16/5/2024: Cạnh tranh không lành mạnh trong thu mua gỗ keo