Kỳ vọng từ tín chỉ các bon rừng

Là địa phương có độ che phủ rừng nằm trong tốp đầu cả nước, Tuyên Quang có tiềm năng lớn để phát triển dịch vụ tín chỉ các bon rừng. Việc tham gia mua bán giảm phát thải thông qua tín chỉ các bon rừng sẽ mang lại nguồn kinh phí quan trọng cho các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình trên địa bàn tỉnh.

Đào Thanh  | 09:20 24/11/2023

Kỳ vọng từ tín chỉ các bon rừng

Tự động

Kỳ vọng từ tín chỉ các bon rừng

MC1:

Xin kính chào quý vị và bà con, cảm ơn quý vị và bà con đã quay trở lại với Nông nghiệp Radio trong chương trình Phát triển Lâm nghiệp.

Thưa quý vị và bà con! theo nhận định từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thì phát triển thị trường tín chỉ các bon rừng ở Việt Nam không chỉ đúng với xu hướng của thế giới mà còn thúc đẩy phát triển kinh tế xanh. Thông qua hoạt động cấp tín chỉ các bon rừng, chủ rừng có thể quy đổi diện tích rừng đang quản lý, bảo vệ ra tín chỉ các bon và có thể bán tín chỉ này tại thị trường các bon qua cơ chế giảm phát thải khí nhà kính. Tại tỉnh Tuyên Quang, việc phát triển tín chỉ các bon rừng sẽ là cơ hội để công tác quản lý bảo vệ rừng được thực hiện tốt hơn. Đây cũng là cơ sở để tỉnh này mở rộng diện tích rừng gỗ lớn khi người dân có thêm khoản thu nhập từ tín chỉ các bon mang lại. Ghi nhận của phóng viên Đào Thanh tại Tuyên Quang:

MC2: Thưa quý vị và bà con! Là địa phương có độ che phủ rừng nằm trong tốp đầu cả nước, Tuyên Quang có tiềm năng lớn để phát triển dịch vụ tín chỉ các bon rừng. Hiện nay toàn tỉnh có 426 nghìn ha rừng trên tổng diện tích 448 nghìn ha đất lâm nghiệp, tỷ lệ che phủ rừng trên 65%, đứng thứ 3 cả nước.

Ông Triệu Đăng Khoa, Phó chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh Tuyên Quang cho biết, song song với việc hưởng lợi từ những cánh rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng nguyên sinh thì tín chỉ các bon rừng cũng có ý nghĩa rất lớn đối với rừng sản xuất. Đặc biệt là việc phát triển diện tích rừng gỗ lớn gắn liền với việc cấp chứng chỉ rừng bền vững.

Hiện nay trung bình mỗi năm tỉnh Tuyên Quang trồng mới trên 11.000 ha rừng, hình thành vùng nguyên liệu gỗ rừng trồng trên 132.000 ha, trong đó diện tích rừng gỗ lớn hơn 69.860 ha; khai thác trên 1 triệu m3 gỗ đứng đầu các tỉnh miền núi phía Bắc về sản lượng gỗ rừng trồng; diện tích rừng trồng được cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững FSC trên 48.300ha, là tỉnh đứng thứ 2 cả nước về diện tích rừng được cấp chứng chỉ FSC.

 Trích băng ông Triệu Đăng Khoa

MC2: Với việc tham gia mua bán giảm phát thải thông qua tín chỉ các bon rừng sẽ mang lại nguồn kinh phí quan trọng cho các tổ chức, cá nhân hộ gia đình trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang. Từ đó giúp họ tiếp tục đầu tư vào công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng; góp phần nâng cao đời sống và sinh kế cho các hộ đồng bào dân tộc thiểu số nói riêng, các hộ sống trong và ven rừng nói chung.

Gia đình ông Vũ Văn Hòe, xã Tiến Bộ, huyện Yên Sơn có hơn 10ha rừng. Để các cánh rừng sinh khối và cho giá trị kinh tế cao, 8 năm nay ông Hòe đã tham gia mô hình cấp chứng chỉ rừng bền vững theo tiêu chuẩn FSC.

Ông Hòe cho biết, nếu chính sách bán tín chỉ các bon rừng được áp dụng tại tỉnh Tuyên Quang thì người trồng rừng sẽ có thêm khoản thu nhập từ rừng mang lại. Như thế gia đình ông cũng như nhiều hộ sẽ duy trì và mở rộng diện tích trồng rừng gỗ lớn để vừa góp phần bảo vệ môi trường, vừa nâng cao giá trị trên đơn vị diện tích rừng mà vẫn đảm bảo có thêm một khoản thu nhập từ rừng để đảm bảo đời sống.

Trích băng ông Nguyễn Văn Hòe

MC1: Thưa quý vị và bà con! Giai đoạn 2021-2025, tỉnh Tuyên Quang đề ra mục tiêu tốc độ tăng bình quân giá trị sản xuất lâm nghiệp đạt 10%/năm; phát triển diện tích rừng gỗ lớn đạt hơn 89.000 ha, mở rộng diện tích cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững FSC lên hơn 90.000ha. Tỉnh Tuyên Quang cũng xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch hành động giảm phát thải khí nhà kính, quản lý bền vững tài nguyên rừng, bảo tồn và nâng cao trữ lượng các bon rừng trên địa bàn để tham gia thị trường các bon trong nước và quốc tế.

MC 2: Bây giờ mời quý vị và bà con cùng điểm qua một số tin vắn về lĩnh vực lâm nghiệp trên cả nước.

MC 1: tin 1

Thưa quý vị và bà con,

Theo khung chỉ số bền vững do Ủy ban Phát triển bền vững của Liên hợp quốc xây dựng, tổng cộng có 47 chỉ số thường được sử dụng hoặc đề xuất liên quan đến việc đánh giá tính bền vững của các hệ thống nông nghiệp trồng trọt, cùng với các vấn đề tiềm ẩn đã được xác định. Đây là cơ sở để đánh giá tính bền vững của các hệ thống nông lâm nghiệp. Tuy nhiên, dù rất nhiều chỉ số bền vững đã được xây dựng để giám sát và đánh giá các vấn đề bền vững cho nông nghiệp nói chung, nhưng rất ít chỉ số được đưa ra đối với ngành trồng trọt, nhất là lĩnh vực trồng rừng. Để giải quyết vấn đề này, các chỉ số bền vững được sử dụng phổ biến nhất trong trồng rừng và xác định các vấn đề quan trọng trong việc phát triển một bộ chỉ số bền vững toàn diện và rõ ràng. Trong đó, phương pháp đánh giá hệ thống và phân tích tổng hợp được xem là tương đối toàn diện.

MC 2: tin 2

Cục Lâm nghiệp - Bộ NN&PTNT cho biết, trong những năm qua, Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách, chương trình, đề án trồng rừng, phục hồi rừng và trồng cây phân tán. Những nỗ lực này đã góp phần nâng tỷ lệ che phủ rừng từ gần 41% năm 2015 lên hơn 42% vào năm 2022, duy trì, phát triển hơn 14,7 triệu ha rừng, trong đó có 4,6 triệu ha rừng trồng. Điều này đã tạo ra nguồn nguyên liệu ổn định cho ngành công nghiệp chế biến, xuất khẩu đồ gỗ và lâm sản; góp phần phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao thu nhập, cải thiện sinh kế cho những người làm nghề rừng, bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu.

MC 1: tin 3

Năm 2012, người dân các xã Ba Trang và Ba Khâm (huyện Ba Tơ, Quảng Ngãi) được Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Quảng Ngãi hỗ trợ thực hiện dự án “Trồng mây nước dưới tán rừng phòng hộ”. Dự án có tổng quy mô đầu tư 80ha với 40 hộ tham gia. Sau hơn 10 năm, kết quả cho thấy, mô hình không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế cao cho bà con mà còn góp phần bảo vệ, nâng cao chất lượng rừng. Theo người dân địa phương, cây mây nước trồng đơn giản, ít tốn công chăm sóc. Mỗi ha đất rừng có thể trồng xen từ 600 - 800 gốc mây nước. Nếu chăm sóc đúng quy trình kỹ thuật thì loài cây này sẽ nhanh cho thu hoạch hơn và thời gian thu hoạch có thể kéo dài liên tục từ 18 – 20 năm. Đối với năm đầu tiên chỉ thu được khoảng 5 triệu đồng, đến năm thứ 2 thu được khoảng 20 triệu đồng sau đó tăng dần qua các năm.

Nội dung vừa rồi cũng đã kết thúc chương trình Phát triển lâm nghiệp của Nông nghiệp Radio hôm nay, cảm ơn sự chú ý theo dõi của quý vị và bà con, xin chào và hẹn gặp lại.

Tự động

Kỳ vọng từ tín chỉ các bon rừng

Là địa phương có độ che phủ rừng nằm trong tốp đầu cả nước, Tuyên Quang có tiềm năng lớn để phát triển dịch vụ tín chỉ các bon rừng. Việc tham gia mua bán giảm phát thải thông qua tín chỉ các bon rừng sẽ mang lại nguồn kinh phí quan trọng cho các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình trên địa bàn tỉnh.

Đào Thanh

Tin liên quan

Các chương trình

Linh hoạt các biện pháp để bảo vệ bờ biển trước xâm thực, xói lở
Phóng sự

Trước diễn biến xâm thực và xói lở, Bà Rịa - Vũng Tàu cần thực hiện đồng bộ các giải pháp để bảo vệ tuyến bờ biển mà không ảnh hưởng đến hoạt động khác.

Linh hoạt các biện pháp để bảo vệ bờ biển trước xâm thực, xói lở
Người Mông ở Suối Bu cải tạo đất, trồng rau sạch trong vụ đông
Phóng sự

Những mảnh đất từng bỏ hoang vào mùa đông giờ đây sẽ tạo ra nguồn thu nhập ổn định, giúp bà con có thêm hy vọng về một cuộc sống bền vững hơn.

Người Mông ở Suối Bu cải tạo đất, trồng rau sạch trong vụ đông