Lúa TBR-1 bén duyên vùng đất khó Gia Lai

Giống lúa TBR-1 sinh trưởng, phát triển tốt, phù hợp với khí hậu, thổ nhưỡng nơi đây với những ưu điểm vượt trội như: cứng cây, chống đổ tốt, trổ bông tập trung, chống chịu sâu bệnh tốt.

Tuấn Anh  | 

Lúa TBR-1 bén duyên vùng đất khó Gia Lai

Tự động

Giống lúa TBR-1 bén duyên vùng đất khó Gia Lai

Nhạc hiệu

Nhạc nền

MC:

Thưa quý vị và bà con, huyện Ia Pa là một trong những địa phương khó khăn của tỉnh Gia Lai, tỷ lệ đồng bào dân tộc thiểu số chiếm trên 70% dân số của địa phương này. Bên cạnh đó, điều kiện tự nhiên khắc nghiệt khiến Ia Pa có rất ít lợi thế về phát triển nông, lâm nghiệp nên đời sống của bà con còn nhiều hạn chế. Nhận thấy những khó khăn của người dân nơi đây, vụ đông xuân 2022-2023, UBND huyện Ia Pa đã phối hợp với Công ty TNHH ThaiBinh Seed -Miền Trung -Tây Nguyên hỗ trợ giống lúa mới, hướng dẫn tiến bộ kỹ thuật, công nghệ trong sản xuất cho bà con tại một số xã. 1.116 hộ sản xuất lúa nước đã tham gia thực hiện dự án trồng giống lúa TBR-1 và LH12 trên diện tích 450ha. Đến nay, các giống lúa mới đang thực sự phát huy hiệu quả khi cho năng suất vượt trội và giúp người sản xuất giảm chi phí đầu tư.

MC:

Cụ thể, UBND huyện Ia Pa phối hợp cùng công ty TNHH ThaiBinh Seed đã triển khai hỗ trợ 70 – 100% số tiền mua giống lúa mới cho bà con tùy theo từng địa phương, tổ chức tập huấn hướng dẫn kỹ thuật cho các hộ tham gia. Người dân được hỗ trợ sẽ thực hiện chi trả thêm vốn đối ứng, vốn phân bón và công lao động…

Kết quả sau hơn 3 tháng triển khai, giống lúa TBR-1 sinh trưởng, phát triển tốt, phù hợp với khí hậu, thổ nhưỡng nơi đây với những ưu điểm vượt trội như cứng cây, chống đổ tốt, trổ bông tập trung, chống chịu sâu bệnh tốt.

Ông Ksor Nai trú tại thôn Ama Hlăk, xã Chư Mố, huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai – một trong những hộ dân tham gia mô hình cho biết, sau khi được hỗ trợ giống lúa mới, cán bộ kỹ thuật đã hướng dẫn bà con ngâm ủ, làm đất, bón phân, phòng trừ sâu bệnh hại ngay trên đồng ruộng. Với cách làm bài bản đó, cây lúa sinh trưởng phát triển và chống chịu với thời tiết tốt hơn canh tác theo tập quán cũ. Đặc biệt, giống lúa mới cho năng suất đạt 7-8 tấn/ha, lợi nhuận thu về khoảng 20 triệu đồng. Trong khi các ruộng lúa khác chỉ đạt hơn 6 tấn/ha, lợi nhuận chỉ đạt hơn 10 triệu đồng.

Băng 1: Ông Ksor Nai (thôn Ama Hlăk, xã Chư Mố):

So với tập quán canh tác thông thường thì thực hiện theo quy trình tiến bộ kỹ thuật, công nghệ trong sản xuất không khó lắm, tiết kiệm được giống, phân bón, thuốc BVTV, tăng được năng suất, chất lượng sản phẩm và hiệu quả kinh tế.

MC:

Theo đánh giá của Phòng NN-PTNT huyện Ia Pa, dự án hỗ trợ giống lúa mới đã giúp  bà con tiết kiệm được 70-100 kg giống mỗi ha. Noài ra còn giúp giảm tối đa lượng thuốc bảo vệ thực vật và phân bón. Các hộ dân tham gia dự án cũng đầu tư chăm sóc tốt, thực hiện đầy đủ và nghiêm ngặt các khâu trong quy trình kỹ thuật đề ra. Do đó, dự án có kết quả khá tốt.

Mặt khác, việc áp dụng chương trình quản lý dịch hại tổng hợp trên đồng ruộng cũng giúp hạn chế tối đa các sâu bệnh gây hại. Một số sâu bệnh gây hại như: Đạo ôn, bệnh Bạc trắng lá, khô đầu lá, lem lép hạt, sâu cuốn lá nhỏ, bọ trĩ… xuất hiện nhưng với mật độ, diện tích không đáng kể.

Ông Nay Phôn, Phó Chủ tịch UBND xã Chư Mố, huyện Ia Pa cho biết, từ ngày có dự án hỗ trợ, người dân phần nào đã ý thức được việc áp dụng kỹ thuật theo hướng dẫn của các cán bộ, gieo sạ với lượng giống hợp lý, cây lúa ít bị sâu bệnh hại, đỡ tốn tiền phân bón, giống… qua đó giảm chi phí, tăng thu nhập cho người dân.

Băng 2: Ông Nay Phôn, Phó Chủ tịch UBND xã Chư Mố:

Đề nghị bà con sẽ tiếp tục phát huy đẩy mạnh úng dụng kỹ thuật trong sản xuất, đồng thời tuyên truyền cho các hộ dân lân cận để thay đổi phương thức sản xuất, giúp nâng cao năng suất, tăng lợi nhuận.

MC:

Là đơn vị đồng hành cùng huyện Ia Pa hỗ trợ bà con sử dụng giống lúa mới, ông Triệu Tấn Phú, Giám đốc Công ty TNHH ThaiBinh Seed-Miền Trung-Tây Nguyên là người cảm nhận rõ nhất niềm vui của người dân vùng cao nơi đây khi có những vụ mùa thắng lợi. Bên cánh đồng vàng óng với những bông lúa trĩu nặng đều hạt, đại diện Công ty ThaiBinh Seed tự hào vì đã góp phần mang tới những đổi thay tích cực cho bà con ở Ia Pa.

Băng 3: Ông Triệu Tấn Phú, Giám đốc Công ty TNHH ThaiBinh Seed-Miền Trung-Tây Nguyên (Tập đoàn ThaiBinh Seed):

Qua nhiều năm tìm hiểu ở khu vực Tây Nguyên, chúng tôi nhận thấy bà con sự dụng lượng giống gieo sạ rất lớn trên 200 kg/ha, đây là điều rất lãng phí. Thấy được vấn đề đó, được sự hỗ trợ của UBND huyện Ia Pa, chúng tôi đã thực hiện nhiều mô hình sản xuất với lượng giống gieo sạ khoảng 100 kg/ha và mang lại hiệu quả rõ rệt. Chúng tôi mong rằng, bà con tiếp cận, thay đổi dẫn phương thức sản xuất thông qua những giống lúa mới.

MC: Thưa quý vị và bà con! Dù điều kiện tự nhiên không thuận lợi, quá trình phát triển sinh kế và kinh tế gặp nhiều hạn chế nhưng sự quan tâm của chính quyền địa phương cùng nhiều tổ chức, doanh nghiệp trong những năm qua đã phần nào tạo nên sự thay đổi tích cực cho đời sống của bà con ở Ia Pa. Một trong số đó là dự án hỗ trợ giống lúa mới vừa được Nông nghiệp Radio nhắc tới, dự án đã giúp người dân nơi đây nhận thức được lợi ích của việc chọn giống chất lượng cao thay thế các giống kém chất lượng ở địa phương, góp phần tăng năng suất, nâng cao hiệu quả kinh tế cho người trồng lúa. Đồng thời, tạo ra sản phẩm gạo sạch đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng.

Tự động

Lúa TBR-1 bén duyên vùng đất khó Gia Lai

Giống lúa TBR-1 sinh trưởng, phát triển tốt, phù hợp với khí hậu, thổ nhưỡng nơi đây với những ưu điểm vượt trội như: cứng cây, chống đổ tốt, trổ bông tập trung, chống chịu sâu bệnh tốt.

Tuấn Anh

Tin liên quan

Các chương trình

Bản tin Thủy sản ngày 7/5/2024: Xuất khẩu thủy sản khởi sắc
Thời sự

Xuất khẩu thủy sản khởi sắc; Cá chết hàng loạt trên sông Mã không phải do dịch bệnh; Nuôi nghêu cho thu nhập từ 300 - 400 triệu đồng/ha.

Bản tin Thủy sản ngày 7/5/2024: Xuất khẩu thủy sản khởi sắc
Liên hợp quốc thúc đẩy vai trò của nữ giới trong nông nghiệp
Thời sự

Liên hợp quốc thúc đẩy vai trò của nữ giới trong nông nghiệp; Bắc Kạn: Giông lốc khiến 1.800 ngôi nhà hư hỏng; Nhiều vườn cam ở Hà Tĩnh xuống cấp.

Liên hợp quốc thúc đẩy vai trò của nữ giới trong nông nghiệp