Mùa khô đỏ lửa và những cánh rừng không cháy

Để ứng phó với nguy cơ cháy rừng cao trong mùa khô năm nay, các đơn vị chủ rừng tại Bình Thuận đã thực hiện nhiều giải pháp tuần tra, bảo vệ rừng.

Kim Sơ  | 

Mùa khô đỏ lửa và những cánh rừng không cháy

Tự động

Mùa khô đỏ lửa và những cánh rừng không cháy

 

Thực hiện nội dung: Kim Sơ; MC2: Kim Sơ; MC1: Minh Thủy

Nhạc hiệu

Nhạc nền

MC1: Thưa quý vị và bà con! Hiện nay thời tiết trên địa bàn tỉnh Bình Thuận diễn ra nắng nóng diễn ra gay gắt. Nhiều cánh rừng lá cây rụng, thực bì khô nên khả năng xảy ra cháy rừng rất cao. Đặc biệt, 3 huyện Tuy Phong, Bắc Bình và Hàm Thuận Nam đang có cảnh báo nguy cơ cháy rừng cấp 5 (cấp cực kỳ nguy hiểm). Trước tình hình đó, để ứng phó cháy rừng, các đơn vị chủ rừng thường xuyên tuần tra, ngăn chặn những trường hợp tác động rừng. Cùng với đó, các chốt giữ rừng bố trí lực lượng đầy đủ trực 24/24, xuyên đêm ‘canh’ lửa để cho những cánh rừng thêm xanh. Ghi nhận của phóng viên Kim Sơ.

 

MC2:

Chúng tôi đến những cánh rừng thuộc Ban Quản lý rừng phòng hộ Lê Hồng Phong, xã Hòa Thắng, huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận thời điểm này, nắng nóng diễn ra gay gắt, khô hanh, những cây rừng đã rụng lá trơ trọi.

Từ đầu tháng 3 đến nay, rừng ở đây liên tục bị cảnh báo nguy cơ cháy rừng cấp V.

 

Nhận thấy mức nguy hiểm của cháy rừng, lãnh đạo Ban Quản lý rừng phòng hộ Lê Hồng Phong thường xuyên có mặt tại các trạm, chốt giữ rừng để nhắc nhở, chỉ đạo lực lượng của đơn vị triển khai các phương án phòng chống, cháy rừng đã được phê duyệt. Bởi nếu sơ suất để xảy ra cháy rừng thì dễ lan rộng, khó kiểm soát.

 

Anh Võ Minh Đức, Tổ trưởng cùng 3 người trong tổ cơ động thuộc Ban Quản lý rừng phòng hộ Lê Hồng Phong cũng nhận thấy trách nhiệm trong việc phòng cháy, chữa cháy rừng. Vì vậy ngoài giao quản lý tiểu khu 162 khoảng 1.600 ha rừng không để cháy, tổ của anh còn thường xuyên tuần tra, kiểm tra các trạm, chốt trực thuộc trên địa bàn lâm phận đơn vị quản lý.

 

Theo anh Võ Minh Đức, hiện nay, rừng của đơn vị cảnh báo cháy rừng cấp V nên anh em không dám lơ là. Từ sáng sớm, anh em trong tổ đã có mặt trong rừng để tuần tra, kiểm soát người ra vào rừng để nhắc nhở, ký cam kết phòng chống cháy rừng. Đối với những đối tượng vào rừng lấy tổ ong, anh em nhất quyết không cho vào rừng để tránh nguy cơ cháy rừng.

 

 Băng anh Võ Minh Đức “30 s………”.

 

Rời cánh rừng của Ban Quản lý rừng phòng hộ Lê Hồng Phong, chúng tôi đến Ban Quản lý Khu Bảo tồn thiên nhiên Tà Kóu hiện toàn bộ diện tích 10.400 ha rừng cũng dự báo cháy rừng ở cấp V. Ông Hà Văn Tuấn, Phó giám đốc phụ trách Ban Quản lý Khu Bảo tồn thiên nhiên Tà Kóu cho biết, để ứng phó, trước đó, ngay từ đầu năm khi có dự báo cấp III (cấp cao), đơn vị này đã triển khai các biện pháp phòng chống cháy như cày đường băng trắng cản lửa, đốt trước có điều khiển nhằm làm giảm vật liệu cháy để hạn chế cháy rừng. Phối hợp với Kiểm lâm địa bàn, UBND các xã tuyền truyền đến mọi người dân không phá rừng, lấn chiếm đất rừng, sử dụng lửa trong rừng và gần rừng.

PV 2: Ông Hà Văn Tuấn, Phó giám đốc phụ trách Ban Quản lý Khu Bảo tồn thiên nhiên Tà Kóu cho biết (Băng a Tuấn):24s

 

Theo cảnh báo cấp cháy rừng của Cục Kiểm lâm tại trang Web quản lý cháy rừng, mất rừng và khai thác thông tin thì hiện Bình Thuận đang ở cảnh báo nguy cơ cháy rừng cấp III gồm các huyện Hàm Thuận Bắc, Hàm Tân, Tánh Linh, Đức Linh, Đảo Phú Quý, thị xã La Gi và TP Phan Thiết. Riêng địa bàn các huyện Tuy Phong, Bắc Bình và Hàm Thuận Nam đang có cảnh báo nguy cơ cháy rừng cấp V.

 

Theo ông Hồ Thiện Đang, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm Bình Thuận, bước vào mùa khô diện tích rừng trên địa bàn tỉnh có nguy cơ cháy cao tập trung vào 2 đối tượng rừng. Một là diện tích rừng tự nhiên thuộc kiểu rừng khộp hay rụng lá vào mùa khô, tạo lớp thực bì dễ gây cháy rất dày. Kiểu rừng này chiếm khoảng 200.000 ha, chủ yếu tiếp giáp vùng đồng bằng trở lên vùng núi cao gồm các huyện Tuy Phong, Bắc Bình, Hàm Thuận Bắc, Hàm Thuân Nam, Hàm Tân- La Gi, nơi có diện tích rừng khộp chiếm trên 50%. Hơn nữa khu vực này cũng là nơi thường xuyên có các hoạt động của con người như giao thông đi lại, làm nông nghiệp nên tác nhân gây cháy do con người bất cẩn rất cao.

 

Hai là diện tích rừng trồng và rừng trồng chưa thành gồm các loài cây chủ yếu như keo, phi lao, bạch đàn…phân bố trên vùng có khí hậu khô, nóng nằm xen lẫn với các khu dân cư, đất nông nghiệp, nghĩa trang…có diện tích khoảng 33.000 ha. Trước tình hình đó, để phòng, chống cháy rừng, ông Hồ Thiện Đang cho biết, (Băng anh Đang): 32s

 

Còn ông Nguyễn Thanh Sơn, Phó giám đốc Sở NN-PTNT Bình Thuận cho biết, với thời tiết khô hanh kéo dài có khả năng cháy lớn ở tất cả các loại rừng, tốc độ cháy lan rất nhanh, nguy cơ xảy ra cháy rừng và cháy lớn là rất cao.

 

Do đó để làm tốt công tác phòng chống cháy rừng, ông Nguyễn Thanh Sơn lưu ý (Băng a Sơn) 31s

 

MC 1: Thưa quý vị và bà con! Hiện nay công tác bảo vệ rừng, phòng, chống phá rừng và phòng cháy chữa cháy rừng trên địa bàn tỉnh Bình Thuận được thực hiện thường xuyên, đồng bộ từ tỉnh đến cơ sở và theo phương châm “4 tại chỗ”: chỉ huy tại chỗ, lực lượng tại chỗ, phương tiện tại chỗ và hậu cần tại chỗ. Nhờ đó, hiện tỉnh Bình Thuận chưa xảy ra cháy các vụ cháy rừng đáng kể.

# MC2: Bây giờ mời quý vị và bà con cùng đến với một số tin tức về hoạt động lâm nghiệp vừa diễn ra:

MC1: Thưa quý vị và bà con, Cục Tuyên huấn, Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam vừa có Hướng dẫn tuyên truyền các chủ trương, đường lối của Đảng về quản lý, bảo vệ và phát triển rừng. Theo đó, Cấp ủy, chỉ huy các cấp lãnh đạo, chỉ đạo tốt việc thực hiện quán triệt, tuyên truyền tới cán bộ, đảng viên và quần chúng chủ trương, đường lối của Đảng về quản lý, bảo vệ và phát triển rừng bằng những hình thức phù hợp, hiệu quả; phát huy vai trò, trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị, đội ngũ cán bộ chủ trì các cấp, nhất là cơ quan, đơn vị trên địa bàn có rừng trong triển khai đồng bộ, thống nhất, hiệu quả nhiệm vụ quản lý, bảo vệ, phát triển rừng, phát triển kinh tế lâm nghiệp gắn với mục tiêu quốc phòng, an ninh, bảo đảm ổn định dân cư, nhất là khu vực biên giới. Chú trọng tuyên truyền tầm quan trọng của rừng trong công tác ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng, chống thiên tai, bảo tồn đa dạng sinh học.

MC2: UBND tỉnh Quảng Nam vừa yêu cầu Sở NN&PTNT theo dõi, chỉ đạo, đôn đốc các đơn vị, địa phương triển khai thực hiện nghiêm các nội dung chỉ đạo về quản lý, bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng. Trong đó, yêu cầu điều tra, xử lý nghiêm các vi phạm về phá rừng, lấn chiếm đất rừng trái pháp luật, đặc biệt là các vụ vi phạm đã được lực lượng chức năng phát hiện và các cơ quan truyền thông phản ánh. Đấu tranh, truy quét các “đầu nậu” mua bán, vận chuyển, tàng trữ gỗ, động vật rừng, các loại lâm sản trái pháp luật và xử lý nghiêm theo quy định.

MC1: Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Đồng Nai vừa đề nghị Ban chỉ đạo chương trình phát triển lâm nghiệp bền vững các huyện: Tân Phú, Vĩnh Cửu, Định Quán chỉ đạo cơ quan chức năng, các xã hỗ trợ, phối hợp đơn vị chủ rừng tuyên truyền vận động người dân không được vào rừng trái phép để chặt cây, tỉa cành cây ươi thu hái quả; kiểm soát chặt chẽ người ra vào rừng; kiểm tra, ngăn chặn, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm khai thác trái phép quả ươi. Vườn quốc gia Cát Tiên, Khu Bảo tồn thiên nhiên - văn hóa Đồng Nai, Ban quản lý rừng phòng hộ Tân Phú chủ động phối hợp hạt kiểm lâm các huyện tăng cường công tác chốt chặn, tuần tra, truy quét thường xuyên liên tục trên lâm phần quản lý; xác định cụ thể các khu vực có cây ươi có quả để có biện pháp kiểm tra, ngăn chặn kịp thời các hành vi khai thác trái phép quả ươi, tăng cường công tác  phòng cháy, chữa cháy rừng.

# Nội dung vừa rồi cũng đã kết thúc chương trình Phát triển lâm nghiệp hôm nay, xin kính chào và hẹn gặp lại:

 

Tự động

Mùa khô đỏ lửa và những cánh rừng không cháy

Để ứng phó với nguy cơ cháy rừng cao trong mùa khô năm nay, các đơn vị chủ rừng tại Bình Thuận đã thực hiện nhiều giải pháp tuần tra, bảo vệ rừng.

Kim Sơ

Tin liên quan

Các chương trình

Vườn quốc gia Cúc Phương - nôi bảo tồn đa dạng sinh học
Phóng sự

Với hệ giá trị đặc biệt, từ năm 2019 - 2023, Cúc Phương đã 5 năm liên tiếp được bầu chọn và vinh danh là Vườn quốc gia hàng đầu châu Á.

Vườn quốc gia Cúc Phương - nôi bảo tồn đa dạng sinh học
Băng rừng tuần tra 24/24 trong mùa khô để phòng chống cháy
Phóng sự

Đang là cao điểm của mùa khô, nắng nóng kéo dài, độ ẩm thấp, nhiều cánh rừng trên địa bàn tỉnh An Giang có nguy cơ cháy rất cao.

Băng rừng tuần tra 24/24 trong mùa khô để phòng chống cháy