| Hotline: 0983.970.780

Tất cả các khu rừng ở Hậu Giang nguy cơ cháy cao

Thứ Bảy 16/03/2024 , 16:26 (GMT+7)

Khô hạn diễn ra gay gắt, tất cả các khu rừng trên địa bàn tỉnh Hậu Giang đã được nâng cấp dự báo cháy rừng từ cấp I (cấp thấp) lên cấp III (cấp cao).

Để chủ động triển khai có hiệu quả công tác phòng cháy, chữa cháy rừng, giảm thiểu thiệt hại do cháy rừng gây ra trong mùa khô năm 2024, Ban chỉ đạo về Kế hoạch Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Hậu Giang quyết định nâng cấp dự báo cháy rừng từ cấp I (cấp thấp) lên cấp III (cấp cao) trên tất cả các khu rừng trên địa bàn tỉnh, từ ngày 15/3.

Khô hạn diễn ra gay gắt, tỉnh Hậu Giang vừa quyết định nâng cấp dự báo cháy rừng từ cấp I (cấp thấp) lên cấp III (cấp cao) từ ngày 15/3. Ảnh: Tuấn Phát.

Khô hạn diễn ra gay gắt, tỉnh Hậu Giang vừa quyết định nâng cấp dự báo cháy rừng từ cấp I (cấp thấp) lên cấp III (cấp cao) từ ngày 15/3. Ảnh: Tuấn Phát.

Tỉnh Hậu Giang hiện có diện tích đất lâm nghiệp là 5.883 ha, trong đó diện tích có rừng là 3.776 ha. Trong đó, rừng đặc dụng là 1.482 ha, rừng sản xuất có 2.293 ha. Qua kiểm tra, tại các khu rừng trên địa bàn tỉnh hiện mực nước dưới chân rừng đã xuống thấp và dần khô cạn, thực bì, dây leo tại một số lô rừng đã có hiện tượng chết khô, rất dễ bén lửa.

Lực lượng chức năng xác định có khoảng 1.600 ha rừng nằm trong khu vực trọng điểm dễ xảy ra cháy cần được bảo vệ nghiêm ngặt, tập trung tại Khu bảo tồn thiên nhiên Lung Ngọc Hoàng, Công ty CP Nông nghiệp Mùa Xuân Hậu Giang, Khu Hòa An - Đại học Cần Thơ, Khu Di tích Căn cứ Tỉnh ủy, Công ty CP đầu tư Du lịch Miền Nam…

Ban chỉ đạo về Kế hoạch Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Hậu Giang yêu cầu Ban chỉ đạo phòng cháy, chữa cháy rừng huyện Phụng Hiệp, Long Mỹ và các đơn vị chủ rừng tổ chức ứng trực 24/24 để phòng chống cháy rừng, tuần tra bảo vệ rừng ở khu vực trọng điểm xuyên suốt kể cả thứ bảy, chủ nhật và các ngày nghỉ lễ.

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền nhằm nâng cao ý thức, trách nhiệm của người dân về bảo vệ rừng, tổ chức huấn luyện thao tác, thực tập chữa cháy rừng cho các lực lượng chữa cháy rừng của đơn vị gắn với thực hiện hiệu quả phương châm 4 tại chỗ.

Tập trung nạo vét các tuyến kênh, mương tạo thông thoáng, theo dõi sát tình hình hạn, mặn để vận hành hệ thống cống, đập, tranh thủ đưa thêm nước ngọt vào rừng trong các đợt triều cường không có nước mặn.

Xem thêm
Quảng Nam định hướng trở thành trung tâm công nghiệp dược liệu

Tỉnh Quảng Nam sẽ có cơ chế chính sách, nguồn lực, tạo điều kiện và thu hút doanh nghiệp lớn tham gia đầu tư để phát triển cây dược liệu trên địa bàn.

Trồng rừng giảm phát thải, ứng phó biến đổi khí hậu

Kiên Giang Trong giai đoạn 1, J&T Express tổ chức trồng mới 15.000 cây tràm, giúp mở rộng thêm 1ha rừng tràm ngập phèn tại Vườn quốc gia U Minh Thượng – Kiên Giang.

Dựa vào dân để giữ rừng Pù Huống

Diện tích rừng trải rộng nhưng sức người quá nhỏ bé, để giữ vốn quý những con người tại Ban quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Huống phải nỗ lực rất lớn.

Đặc sắc lễ cúng thần rừng của người Mông Nà Hẩu

Lễ cúng thần rừng là nghi lễ độc đáo được người Mông ở xã Nà Hẩu tổ chức vào ngày cuối cùng của tháng Giêng hàng năm.