Mục tiêu của Quy hoạch phòng, chống thiên tai và thủy lợi quốc gia
Quy hoạch phòng, chống thiên tai và thủy lợi thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến 2050 mang đủ tầm của quy hoạch ngành, có nhiều quan điểm, định hướng và nội dung mới.
Quang Dũng | 15:40 26/03/2024
Đâu là mục tiêu của Quy hoạch phòng, chống thiên tai và thủy lợi quốc gia?
Thực hiện nội dung: Quang Dũng
Nhạc hiệu
Nhạc nền
MC 1:
Xin kính chào quý vị và bà con, cảm ơn quý vị và bà con đã quay trở lại với Nông nghiệp Radio trong chương trình thủy lợi và phát triển.
Thưa quý vị và bà con! Mới đây, Bộ NN-PTNT đã chính thức công bố Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về Quy hoạch phòng, chống thiên tai và thủy lợi thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050. Đây là quy hoạch quan trọng, có ý nghĩa lớn đối với công tác thủy lợi và phòng, chống thiên tai. Nội dung bản quy hoạch mang đủ tầm của quy hoạch ngành, có nhiều quan điểm, định hướng và nội dung mới mà các quy hoạch liên quan đến thủy lợi, phòng, chống thiên tai trước đây còn thiếu hoặc chưa đáp ứng được trong bối cảnh hiện nay và những thách thức trong tương lai. Để hiểu rõ hơn về nội dung, tầm quan trọng của bản quy hoạch này, mời quý vị cùng đến với ghi nhận sau của phóng viên Nông nghiệp Radio.
MC 2:
Thưa quý vị và bà con, phạm vi của Quy hoạch phòng, chống thiên tai và thủy lợi thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050 bao gồm toàn bộ phần diện tích đất liền và các huyện đảo có đông dân cư, có vị trí quan trọng về quốc phòng, an ninh như: Vân Đồn, Cát Bà, Bạch Long Vỹ, Phú Quý, Lý Sơn, Phú Quốc, Côn Đảo.
Quy hoạch đã quán triệt tinh thần Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng. Cụ thể, bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ giữa quy hoạch này với hệ thống quy hoạch quốc gia; bảo đảm nguyên tắc quản lý tổng hợp tài nguyên nước thống nhất theo lưu vực sông; giải quyết những tồn tại, thách thức lớn trong công tác phòng, chống thiên tai và thuỷ lợi ở tầm quốc gia; ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến, công nghệ số; huy động các nguồn lực; đầu tư có trọng tâm trọng điểm…
Mục tiêu mà Quy hoạch đề ra là bảo đảm cấp nước, tiêu, thoát nước cho dân sinh, sản xuất nông nghiệp, các ngành kinh tế và bảo vệ môi trường; nâng cao năng lực phòng, chống, giảm thiệt hại do thiên tai, góp phần phục vụ phát triển kinh tế - xã hội bền vững, bảo đảm an ninh nguồn nước, thích ứng với biến đổi khí hậu và phát triển ở thượng nguồn các sông liên quốc gia. Ông…. Chia sẻ: (Anh lấy băng 1 của ai thì thêm tên và chức danh giúp em nhé)
Băng 1:
Từ góc nhìn của nhà khoa học, Giáo sư, Tiến sĩ Trần Đình Hòa, Giám đốc Viện Khoa học thủy lợi Việt Nam cho rằng, việc chủ động nguồn nước trong các tình huống có ý nghĩa quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững.
Băng 2 Giáo sư, Tiến sĩ Trần Đình Hòa, Giám đốc Viện Khoa học thủy lợi Việt Nam
Quản lý, khai thác, sử dụng nguồn nước nói riêng về an ninh nguồn nước nói chung hết sức quan trọng liên quan đến nhiều lĩnh vực và ngành nghề khác nhau. Chính vì thế mà trong quá trình triển khai thực hiện quy hoạch cần sự phối hợp chặt chẽ giữa Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn với các Bộ: Tài nguyên Môi trường; Công Thương; Giao thông; Xây dựng và các địa phương để sử dụng nguồn nước quản lý, khai thác nguồn nước tổng hợp, đa mục tiêu như thế mới phát huy được hết hiệu quả của các công trình thủy lợi mà đã được đề xuất trong quy hoạch.
MC 2:
Đồng tình với quan điểm này, liên hệ từ thực tế địa phương, ông Nguyễn Hùng Nam, Phó chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Hưng Yên đưa ra đề xuất:
PV2: Hưng Yên sẽ cập nhật và điều chỉnh quy hoạch của tỉnh tuân thủ các định hướng của Quy hoạch phòng chống thiên tai và thủy lợi. Đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quan tâm đầu tư nâng cấp, sửa chữa, bổ sung một số công trình thuộc hệ thống thủy lợi Bắc Hưng Hải, đặc biệt quan tâm đầu tư hệ thống đập tràn tại khu vực Cống Xuân quan trên địa bàn tỉnh Hưng Yên nhằm bổ sung nguồn nước để pha loãng cải thiện tình trạng ô nhiễm môi trường và đảm bảo chất lượng nước phục vụ sản xuất.
MC 2:
Thực hiện nội dung quy hoạch và cụ thể hoá các mục tiêu, nhiệm vụ, Kế hoạch và giải pháp triển khai Quy hoạch phòng, chống thiên tai và thủy lợi thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Hoàng Hiệp yêu cầu các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành và địa phương đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến các nội dung cốt lõi của quy hoạch tới các cấp, các ngành, các tổ chức cá nhân, nhằm tạo sự thống nhất về nhận thức và quyết tâm cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt, hiệu quả trong thực hiện quy hoạch.
PV3: Quy hoạch phòng, chống thiên tai và thủy lợi thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050 là một trong 38 quy hoạch quốc gia chuyên ngành theo Luật Quy hoạch và là một trong những quy hoạch được Thủ tướng phê duyệt sớm nhất và có nhiều điểm mới. Trong đó, quan điểm thủy lợi sẽ đi trước để phục vụ các ngành và trong quy hoạch này sẽ lấy “nước” làm gốc làm căn cứ cho những quy hoạch khác tuân thủ theo. Quy hoạch phải đảm bảo phù hợp với quy hoạch quốc gia và các quy hoạch chuyên ngành để làm căn cứ cho các địa phương đưa ra quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của mình.
MC1:
Vâng thưa quý vị và bà con! Quy hoạch phòng, chống thiên tai và thủy lợi còn đặt ra mục tiêu đến năm 2030 sẽ cấp đủ nước phục vụ sinh hoạt, cấp và tạo nguồn cấp nước cho nông thôn, đô thị, công nghiệp, khu kinh tế... Cấp nước tưới chủ động cho diện tích lúa 2 vụ với tần suất bảo đảm 85%, riêng vùng Đồng bằng sông Hồng bảo đảm 85-90%, đối với các vùng khó khăn về nguồn nước bảo đảm 75-85%. Cấp đủ nước cho gia súc, gia cầm với khoảng 10,5 triệu con; cấp nước, thoát nước chủ động cho 1,35 triệu ha nuôi trồng thủy sản thâm canh, tập trung. Bên cạnh đó sẽ bảo đảm tiêu, thoát nước qua công trình thủy lợi cho khoảng 3,5 triệu ha diện tích sản xuất nông nghiệp, thủy sản, diện tích đất đô thị, công nghiệp. Cùng với đó là nhiều giải pháp nâng cao khả năng phòng, chống thiên tai trên phạm vi cả nước.
Nhạc hiệu
MC 2: Bây giờ, mời quý vị và bà con cùng đến với một số tin vắn liên quan tới lĩnh vực thủy lợi trên cả nước.
MC 1: tin 1
Thưa quý vị và bà con Bộ NN-PTNT và UBND tỉnh Điện Biên vừa phối hợp tổ chức Lễ khởi công Dự án đầu tư xây dựng hồ Nậm Là, huyện Mường Nhé. Công trình hồ thuộc Dự án Cụm hồ Bản Phủ-Nậm Là, có tổng mức đầu tư 998 tỷ đồng; trong đó vốn đầu tư công trình hồ Nậm Là là 509 tỷ đồng được xây dựng tại xã Mường Nhé, huyện Mường Nhé. Công trình gồm các hạng mục: đầu mối quy mô cấp 2; hệ thống dẫn nước tưới và công trình phụ trợ. Hồ chứa có dung tích 2,43 triệu m3, gồm các hạng mục: đập đất, tràn xả lũ có cửa van, cống lấy nước, hệ thống dẫn nước tưới, đường thi công kết hợp quản lý và khu nhà quản lý. Công trình sau khi hoàn thành đưa vào sử dụng với mục tiêu cung cấp và tạo nguồn nước tưới cho khoảng 1.800ha đất nông nghiệp, tạo nguồn cấp nước sinh hoạt cho khoảng 25.000 người.
MC 2: tin 2
Chia sẻ về thực trạng hồ, đập tại Việt Nam hiện nay, Phó Giáo sư, Tiến sỹ Nguyễn Đăng Tính, Phó Giám đốc Phân hiệu Trường Đại học Thủy lợi tại Thành phố Hồ Chí Minh bày tỏ lo ngại vấn đề an toàn do các hồ chứa nước được xây dựng từ những năm 1970 -1980 đang trong tình trạng xuống cấp, hư hỏng nặng. Trong khi đó, kinh phí bảo trì, sửa chữa, nâng cấp, năng lực cán bộ quản lý, vận hành hồ, đập còn hạn chế. Do đó, Phó Giáo sư, Tiến sỹ Nguyễn Đăng Tính đề nghị, cần nghiên cứu, ứng dụng công nghệ nâng cao khả năng chống thấm cho đập đất, có những quy trình ứng phó với các tình huống khẩn cấp các quy mô hồ chứa, đập khác nhau. Ngoài ra, cần xây dựng hệ thống tích hợp quan trắc, điều hành hồ chứa thông minh, hoàn thiện quy trình đánh giá an toàn đập, hồ chứa, kết hợp với chuyển đối số hoàn thiện hệ thống thông tin công trình.
MC 1: tin 3
- Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên hiện có trên 500km kênh mương và 76 công trình thủy lợi, đảm bảo việc tưới, tiêu cho trên 7.600ha đất sản xuất nông nghiệp. Hệ thống kênh mương trên địa bàn đã cơ bản được cứng hóa, tuy nhiên qua rà soát có khoảng 27km được xây dựng từ lâu, sau nhiều năm khai thác đã xuống cấp, làm giảm khả năng dẫn nước. Từ thực tế này, cơ quan chuyên môn của thành phố đã phối hợp với các địa phương kiểm tra, đánh giá thực trạng hệ thống thủy lợi, từ đó bố trí nguồn vốn đầu tư xây dựng, nâng cấp, sửa chữa. Giai đoạn 2021-2023, thành phố thực hiện 100 dự án đầu tư cứng hóa, cải tạo, nâng cấp hệ thống đê điều, kênh tưới tiêu, trạm bơm và hồ đập.
Nội dung vừa rồi cũng đã kết thúc chương trình Thủy lợi và phát triển của Nông nghiệp Radio hôm nay, cảm ơn sự chú ý theo dõi của quý vị và bà con, xin chào và hẹn gặp lại.
Mục tiêu của Quy hoạch phòng, chống thiên tai và thủy lợi quốc gia
Quy hoạch phòng, chống thiên tai và thủy lợi thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến 2050 mang đủ tầm của quy hoạch ngành, có nhiều quan điểm, định hướng và nội dung mới.
Quang Dũng
Tin liên quan
Các chương trình
Khi giá trị cây năn bộp cũng như nhu cầu sử dụng loại cây rau ăn ngon, bổ dưỡng này được nhiều người biết đến thì phong trào trồng năn bộp đã được nhân rộng.
Hiện tại, diện tích gieo trồng vụ đông tại huyện Tân Yên đã cơ bản đạt mục tiêu, gồm các loại cây như lạc, ngô, khoai lang, khoai tây, các loại dưa bí và ớt.