Nông nghiệp thuận thiên: Câu chuyện của lịch sử, văn hóa, xã hội và tương lai

Nông nghiệp thuận thiên: Câu chuyện của lịch sử, văn hóa, xã hội và tương lai; Dự án thủy lợi 4.000 tỷ đồng hoàn thành sau 10 năm; Chuột phá hoại 200ha lúa xuân.

Quỳnh Anh  | 10:11 25/03/2024

Nông nghiệp thuận thiên: Câu chuyện của lịch sử, văn hóa, xã hội và tương lai

Tự động

Nông nghiệp thuận thiên: Câu chuyện của lịch sử, văn hóa, xã hội và tương lai

  Xin kính chào quý vị và bà con, cảm ơn quý vị và bà con đang theo dõi bản tin Nông Nghiệp Tuần Qua của Kênh Nông Nghiệp radio. Bây giờ sẽ là những nội dung chính sẽ có trong bản tin ngày hôm nay.

  • Nông nghiệp thuận thiên: Câu chuyện của lịch sử, văn hóa, xã hội và tương lai

Thưa quý vị và bà con, trong tuần qua, Bộ NN-PTNT phối hợp với UBND tỉnh Cà Mau tổ chức Hội nghị quốc gia huy động nguồn lực thực hiện các giải pháp nông nghiệp thuận thiên tại ĐBSCL. Tại Hội nghị, Bộ trưởng Bộ NN-PTNTLê Minh Hoan nhấn mạnh, tầm quan trọng của các giải pháp thuận thiên là cải thiện sinh kế của nông dân và khả năng phục hồi của nông nghiệp. Tiếp đến là giảm thiểu và thích ứng với biến đổi khí hậu thông qua quá trình hấp thụ các bon của đất, đất ngập nước và rừng. Đồng thời, bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học. Bộ trưởng cũng đưa ra lời kêu gọi các đối tác quốc tế hỗ trợ Chính phủ Việt Nam 6 nguồn lực cho chuyển đổi nông nghiệp thuận thiên. Cụ thể hơn về nội dung này, Nông nghiệp Radio sẽ tiếp tục thông tin tới quý vị trong phần sau của chương trình.

  • Thị trường Việt Nam đang mở cửa cho Brazil

Tại buổi tiếp và làm việc với Đoàn công tác của Brazil mới đây, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến cho biết, thị trường Việt Nam đang rất mở cửa cho phía Brazil. Sản phẩm nông sản hai nước bổ trợ lẫn nhau chứ không có sự đối đầu. Phía Việt Nam sẵn sàng làm việc với Brazil về thức ăn chăn nuôi và thịt bò sống với yêu cầu chất lượng và giá thành đảm bảo sự cạnh tranh. Thứ trưởng cũng đề nghị phía Brazil quyết định sớm về việc nhập khẩu tôm đông lạnh không vỏ và không đầu, cho phép sử dụng phốt phát trong thịt cá tra theo quy định. Thống nhất chủ trương tại buổi làm việc, Thứ trưởng giao Cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị nông sản, Cục Thú y trao đổi, xử lý các vấn đề để hai bên đi đến thống nhất bằng văn bản trong thời gian sớm nhất.

  • Dự án thủy lợi 4.000 tỷ đồng hoàn thành sau 10 năm triển khai

Dự án Khôi phục, nâng cấp Hệ thống thủy lợi Bắc Nghệ An với tổng vốn đầu tư 4.000 tỷ đồng vừa được khánh thành sau 10 năm triển khai. Dự án hoàn thành có thể đảm bảo đa mục tiêu, vừa cấp nước tưới cho 28.800 ha đất nông nghiệp, phục vụ sinh hoạt cho gần 1 triệu dân của 5 huyện, thị phía Bắc tỉnh Nghệ An. Đồng thời góp phần ngăn mặn, giữ ngọt, giảm ngập úng cho 15.000 ha vùng trũng của 2 huyện Diễn Châu và Yên Thành. Dự và phát biểu tại buổi lễ khánh thành, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Hoàng Hiệp khẳng định dự án đã nâng tầm toàn diện hệ thống thủy lợi Bắc Nghệ An, vừa tăng cao diện tích tưới lại góp phần nâng cấp, chỉnh trang hạ tầng kênh mương trong phạm vi được thụ hưởng.

  • Bà Rịa - Vũng Tàu thất thu vụ điều

Thời điểm này, các hộ dân trồng cây điều trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đang bước vào vụ thu hoạch rộ. Năm nay, thời tiết nắng nóng, gió chướng thổi nhiều khiến các vườn điều rơi vào cảnh bông bị khô, rụng nhiều, điều đậu trái rất ít, giá bán hạt điều vụ này cũng không cao, dao động từ 25.000-26.000 đồng/kg. Theo nhiều hộ trồng điều trên địa bàn tỉnh, liên tiếp 2 năm nay, vụ điều rơi vào cảnh mất mùa, thất thu. Năm nay, năng suất tại các vườn giảm mạnh đến hơn 50% so với vụ điều năm ngoài. Theo thống kê của ngành nông nghiệp, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu hiện có khoảng hơn 7.400 ha diện tích trồng điều, giảm hơn 440 ha so với cùng kỳ năm 2022. Những năm qua, chính quyền địa phương đã triển khai một số hoạt động để nâng cao chất lượng vườn điều. Tuy nhiên, vườn điều của nông dân vẫn chưa được cải thiện nhiều cả về năng suất, chất lượng, nhất là trước những tác động của biến đổi khí hậu.

  • Điêu đứng vụ thu hoạch khoai lang ở Gia Lai

Những ngày này, tại các cánh đồng của huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai, khoai lang đang bước vào vụ thu hoạch. So với mọi năm, diện tích năm nay tăng đột biến. Nếu như năm ngoái, địa phương này chỉ có 1.200ha khoai lang thì năm nay đã tăng vọt lên 3.400ha. Diện tích trồng tăng mất kiểm soát là một trong những nguyên nhân khiến khoai lang rớt giá thê thảm, chỉ còn 5.000 đồng/kg. So với mức đầu tư 1 ha khoảng hơn 100 triệu đồng thì người dân lỗ nặng. Bên cạnh đó, Theo Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Gia Lai, huyện Phú Thiện có hơn 100ha khoai lang đang bước vào giai đoạn hình thành củ và sắp thu hoạch nhưng đã bị nhiễm bệnh sùng, hà. Nhiều vườn khoai đạt tiêu chuẩn xuất khẩu nhưng khi bị nhiễm bệnh cũng không thể tiêu thụ được.

  • Chuột phá hoại 200ha lúa xuân

Trên địa bàn huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên, các trà lúa xuân đang xuất hiện tình trạng bị chuột phá với diện tích lên đến 200ha. Thời điểm này, cây lúa đang trong thời kỳ đẻ nhánh rộ, phát triển thân, lá, do đó, chuột sẽ tiếp tục gây hại nặng trên lúa vụ xuân. Để giảm thiểu thiệt hại do chuột gây ra, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện này đã hướng dẫn các địa phương và người dân triển khai một số biện pháp, như: sử dụng thiên địch là mèo, chó để trừ chuột hại; đặt bẫy, sử dụng các loại bả chuột đặt ở lối đi và cửa hang chuột... Đồng thời đề nghị các xã, thị trấn nghiêm cấm săn bắt các loài kẻ thù tự nhiên của chuột như: rắn, chim cú mèo...

  • Quảng Bình: Hơn 400 người bị chó, mèo cắn, phải tiêm huyết thanh phòng dại

Tính từ đầu năm đến nay, toàn tỉnh Quảng Bình có 444 trường hợp bị chó, mèo cắn phải đến các cơ sở y tế do CDC Quảng Bình quản lý để tiêm huyết thanh phòng dại mũi 1 đến mũi 2. Hiện, địa phương này có tổng đàn chó khoảng trên 71.000 con, năm 2023 tỷ lệ tiêm phòng dại chỉ đạt gần 32%. Mục tiêu trong năm 2024, Quảng Bình phấn đấu đạt  trên 80% tỉ lệ tiêm phòng dại trên đàn chó. Trước thực trạng bệnh dại đang diễn biến theo chiều hướng ngày càng phức tạp, Chi cục Thú y tỉnh Quảng Bình đã chỉ đạo các địa phương tích cực tổ chức tiêm phòng dại cho đàn chó, mèo.

  • Hà Tĩnh ứng dụng IOT quản lý hơn 9.00m2 rau màu

Thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành Nông nghiệp giai đoạn 2021 - 2025, thời gian vừa qua các cơ sở sản xuất trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh đẩy mạnh ứng dụng khoa học và công nghệ trong sản xuất rau màu. Theo đó, từ 2021 đến nay, toàn tỉnh có 269 cơ sở sản xuất rau trong nhà màng, với diện tích đạt hơn 164.000 m2. Trong đó thực hiện mô hình chuyển đổi số, có ứng dụng trên nền tảng Interrnet kết nối vạn vật, hay còn gọi là IOT với diện tích hơn 9.300 m2. Ngoài ra, nhiều cơ sở sản xuất cũng đã gắn mã QR COD tại vườn hộ, lắp đặt hệ thống camera, nhập thông tin nhằm giám sát và điều chỉnh chất dinh dưỡng, độ PH, độ ẩm từ xa qua Interrnet, góp phần nâng cao chất lượng nông sản, đáp ứng yêu cầu của thị trường.

Nhạc cắt

Đối thoại

Thưa quý vị và bà con, là vùng sản xuất, xuất khẩu lương thực, vùng cây ăn trái nhiệt đới lớn nhất Việt Nam, ĐBSCL cũng tự hào là một trong những đồng bằng lớn, phì nhiêu nhất Đông Nam Á và thế giới, vùng đất có lịch sử lâu đời với sự giao thoa văn hóa đa dạng và phát triển mạnh mẽ. Thế nhưng, sự phát triển của ĐBSCL đã và đang phải đánh đổi bằng nhiều yếu tố, khiến vùng đất này đứng trước những đe dọa của thiên tai, biến đổi khí hậu… Và từ lâu, câu chuyện về đối mặt với biến đổi khí hậu ở ĐBSCL đã gắn liền với hai từ “thích ứng”, thích ứng với sự thay đổi của thiên nhiên, dựa vào tự nhiên để tiếp tục phát triển và giữ gìn tài nguyên cho thế hệ mai sau. Trong những giải pháp ‘thích ứng’ ở ĐBSCL, xây dựng nền nông nghiệp thuận thiên là điều mà Chính phủ, Bộ NN-PTNT và các địa phương nơi đây ưu tiên thực hiện. Vậy, nông nghiệp thuận thiên là gì, và tại sao phải là nông nghiệp thuận thiên? Mời quý vị cùng đến với chia sẻ của Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan.

Băng

Trọng Linh

Nhạc

Nội dung vừa rồi cũng kết thúc bản tin Nông nghiệp hôm nay. Chương trình do BTV Xuân Hào biên soạn,  Quý vị và bà con có thể liên hệ với chương trình qua số hotline:   0912.145.266                               

 Xin kính chào quý vị và bà con, hẹn gặp lại quý vị và bà con ở bản tin sau!

Tự động

Nông nghiệp thuận thiên: Câu chuyện của lịch sử, văn hóa, xã hội và tương lai

Nông nghiệp thuận thiên: Câu chuyện của lịch sử, văn hóa, xã hội và tương lai; Dự án thủy lợi 4.000 tỷ đồng hoàn thành sau 10 năm; Chuột phá hoại 200ha lúa xuân.

Quỳnh Anh

Tin liên quan

Các chương trình

Bảo vệ sự hài hòa giữa con người với thiên nhiên
Thời sự

Bảo vệ sự hài hòa giữa con người với thiên nhiên; Sâu, bệnh gây hại gần 230ha cây ăn quả có múi; Bắc Giang có thêm 6 sản phẩm OCOP 4 sao.

Bảo vệ sự hài hòa giữa con người với thiên nhiên
Thời tiết nông vụ ngày 22/11/2024: Mưa lớn tại Trung Trung bộ
Thời sự

Khu vực từ Quảng Trị đến Bình Định trong có mưa vừa, mưa to, cục bộ có nơi mưa rất to với lượng mưa phổ biến từ 80-180mm, cục bộ có nơi trên 300mm.

Thời tiết nông vụ ngày 22/11/2024: Mưa lớn tại Trung Trung bộ