Mục tiêu phát triển bền vững ngành ong với 60 nghìn tấn mật mỗi năm

Mục tiêu phát triển bền vững ngành ong với 60 nghìn tấn mật mỗi năm; Bệnh khô vằn gây hại trên 1.000ha lúa xuân; Người dân an tâm khi chăn nuôi gia công.

Quỳnh Anh  | 08:16 09/04/2024

Mục tiêu phát triển bền vững ngành ong với 60 nghìn tấn mật mỗi năm

Tự động

Mục tiêu phát triển bền vững ngành ong với 60 nghìn tấn mật mỗi năm

  • Mục tiêu phát triển bền vững ngành ong với 60 nghìn tấn mật mỗi năm

Bộ trưởng Bộ NN-PTNT vừa ban hành quyết định phê duyệt Đề án 'Phát triển bền vững ngành ong đến năm 2030'. Mục tiêu chung của đề án là phát triển bền vững, nâng cao sức cạnh tranh của ngành ong, xây dựng và bảo vệ thương hiệu sản phẩm ong Việt Nam. Sản phẩm hàng hóa của ngành Ong được sản xuất chủ yếu từ các cơ sở nuôi ong chuyên nghiệp, bảo đảm an toàn sinh học, an toàn dịch bệnh, truy xuất nguồn gốc, thân thiện với môi trường, đáp ứng yêu cầu chất lượng, an toàn thực phẩm cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Về mục tiêu cụ thể, Bộ NN-PTNT cho biết, sẽ duy trì số lượng từ 1,3 đến 1,5 triệu đàn ong được di chuyển theo nguồn hoa, nguồn mật, đạt năng suất mật bình quân cả nước trên 42 kg/đàn/năm đối với ong ngoại và trên 18 kg/đàn/năm đối với ong nội; tổng sản lượng mật ong ổn định 55-60 nghìn tấn/năm, trong đó xuất khẩu khoảng 80% và tiêu dùng nội địa khoảng 20%.

  • Bệnh khô vằn gây hại trên 1.000 ha lúa xuân

Chi cục Trồng trọt và BVTV tỉnh Hà Tĩnh cho biết, thời tiết nắng nóng xen kẽ mưa dông thời gian gần đây đã khiến bệnh khô vằn phát sinh, gây hại trên lúa xuân. Diện tích nhiễm bệnh đến thời điểm này hơn 1.000 ha, chủ yếu ở các diện tích ruộng sâu trũng, bón thừa đạm, phân bố ở hầu hết 13 đơn vị cấp huyện trong tỉnh. Tỷ lệ nhiễm trung bình 3 - 7%, nơi cao 10 - 15%, cục bộ 25 - 35%.  Dự báo thời gian tới bệnh tiếp tục gia tăng cả về mức độ và phạm vi gây hại, trùng với giai đoạn lúa làm đòng, trỗ bông. Để hạn chế giảm năng suất lúa do bệnh khô vằn gây ra, ngành chuyên môn khuyến cáo các địa phương cần theo dõi sát thời tiết, thời điểm lúa trỗ để hướng dẫn người dân phòng trừ kịp thời.

  • Tiền Giang công bố tình huống khẩn cấp về hạn mặn, thiếu nước

Những ngày qua,hạn mặngay gắt làm kênh rạch trơ đáy, ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất, sinh hoạt của người dân Tiền Giang. Tại huyện Tân Phú Đông, nguồn nước kênh, ao đã nhiễm mặn và cạn kiệt dẫn đến nhiều khu vực thiếu nước sinh hoạt. Tỉnh Tiền Giang đã mở hàng chục vòi nước công cộng để người dân sử dụng miễn phí nhưng vẫn không giải quyết được vấn đề thiếu nước. Trước tình trạng đó, Chủ tịch UBND tỉnh Tiền Giang Nguyễn Văn Vĩnh vừa ban hành quyết định công bố tình huống khẩn cấp về thiên tai xâm nhập mặn, thiếu nước sinh hoạt trong mùa khô năm 2024 trên địa bàn huyện Tân Phú Đông. Sở NN&PTNT được giao nhiệm vụ chủ trì, phối hợp với UBND huyện Tân Phú Đông và các cơ quan, đơn vị có liên quan tổ chức vận chuyển nước ngọt về các ao chứa nước tại huyện Tân Phú Đông, phục vụ duy trì hoạt động sản xuất, nước sinh hoạt cho nhân dân trên địa bàn theo đúng quy định của pháp luật.

  • Người dân an tâm khi tham gia chăn nuôi gia công

Nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt độngchăn nuôivà hạn chế rủi ro, những năm qua, các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh đã chú trọng khuyến khích người dân phát triển chăn nuôi theo hình thức gia công thông qua các chuỗi liên kết với doanh nghiệp. Theo thống kê của Sở NN-PTNT Thanh Hóa, toàn tỉnh có khoảng 620 trang trại chăn nuôi. Trong đó, có nhiều doanh nghiệp lớn tổ chức liên kết, phát triển hệ thống chăn nuôi gia công trong Nhân dân. Khi thực hiện nuôi gia công cho doanh nghiệp, trung bình 1kg lợn, gà hơi, người dân thu lợi nhuận 4 - 5 nghìn đồng, tùy thuộc vào thỏa thuận giữa doanh nghiệp và hộ chăn nuôi. Theo đánh giá của người dân, so với chăn nuôi thông thường, chăn nuôi gia công có tính bền vững và an toàn hơn, bởi bà con không phải lo lắng vấn đề đầu ra, dịch bệnh, môi trường được đảm bảo.

  • Đồng Tháp tiêm phòng vacxin xin miễn phí phòng bệnh dại cho chó, mèo

Nhằm chủ động ngăn chặn bùng phát bệnh dại trên chó, mèo và lây lan sang người, hạn chế thấp nhất số người tử vong do bệnh dại, bảo vệ sức khỏe cộng đồng và đảm bảo an sinh xã hội, Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp Thành phố Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp đã phối hợp UBND các xã, phường trên địa bàn thành phố tổ chức tiêm phòng miễn phí vacxin phòng bệnh dại cho chó, mèo tại các hộ dân. Theo Chi cục Chăn nuôi, Thú Y và Thủy sản tỉnh Đồng Tháp, số lượng vacxin dại mà các huyện, thành phố nhận từ đầu năm đến nay để tiêm phòng cho đàn chó, mèo là 13.350 liều. Hiện đã tiêm được 13.350 con chó, mèo, chiếm tỷ lệ hơn 41% tổng đàn. Nhìn chung, công tác tiêm phòng bệnh dại từ đầu năm đến nay còn thấp, dưới 50% tổng đàn, do đang trong quá trình triển khai tiêm phòng.

Nhạc

Thưa quý vị và bà con, Trong bối cảnh biến đổi khí hậu, thời tiết thay đổi thất thường, dịch bệnh trên gia súc gia cầm xuất hiện rải rác nhưng trong 3 tháng đầu năm nay, toàn ngành chăn nuôi đã luôn nỗ lực để có được những kết quả khởi sắc. Trong quý I năm nay, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi ước đạt 113 triệu USD, tăng 4,8% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, thịt, phụ phẩm dạng thịt và phụ phẩm ăn được sau giết mổ của động vật là 38,2 triệu USD; sữa và sản phẩm sữa là 36,8 triệu USD. Ông Dương Tất Thắng, Cục trưởng Cục Chăn nuôi,  Bộ NN-PTNT chia sẻ cụ thể về tình hình phát triển chăn nuôi những tháng đầu năm.

Băng:

Thanh Thủy

Bây giờ sẽ là những thông tin hoạt động chỉ đạo, điều hành về nông nghiệp sẽ diễn ra trong ngày hôm nay, 9/4/2024.

Hôm nay, Bộ trưởng Lê Minh Hoan Làm việc với các địa phương về công tác chống khai thác IUU.

Thứ trưởng Phùng Đức Tiến Làm việc với Viện Cây Lương thực và Thực phẩm, với Viện Nghiên cứu rau quả. Sau đó, Làm việc với Viện Cơ điện nông nghiệp và Công nghệ sau thu hoạch.

Thứ trưởng Trần Thanh Nam Nghe báo cáo chuẩn bị đoàn công tác Hoa Kỳ. Làm việc về xuất khẩu thủy sản sang Trung Quốc. Sau đó, dự Lễ Kỹ niệm 20 năm thành lập Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn.

Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp tham dự Tuần lễ Quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn năm 2024 và trao tặng hỗ trợ của Unicef cho một số hộ dân bị ảnh hưởng bởi hạn mặn.

  Thứ trưởng Nguyễn Quốc Trị Nghe Báo cáo kế hoạch thực hiện năm 2024 của Dự án Hiện đại hóa ngành lâm nghiệp và tăng cường tính chống chịu vùng ven biển. Sau đó, Họp nghe Chương trình hành động thực hiện Kết luận số 61 ngày 17/8/2023 của Ban Bí thư thực hiện Chỉ thị số 13.

Trong khi đó, Thứ trưởng Hoàng Trung Dự Hội nghị khởi động Dự án Sử dụng Phân bón Đúng.

Quỳnh Anh

$ Nội dung vừa rồi cũng kết thúc Bản tin Nông nghiệp 24h của kênh phát thanh Nông nghiệp Radio hôm nay, bản tin do BTV Xuân Hào biên soạn và thực hiện, xin kính chào quý vị và bà con, hẹn gặp lại quý vị và bà con ở bản tin sau.

Tự động

Mục tiêu phát triển bền vững ngành ong với 60 nghìn tấn mật mỗi năm

Mục tiêu phát triển bền vững ngành ong với 60 nghìn tấn mật mỗi năm; Bệnh khô vằn gây hại trên 1.000ha lúa xuân; Người dân an tâm khi chăn nuôi gia công.

Quỳnh Anh

Tin liên quan

Các chương trình

Bảo vệ sự hài hòa giữa con người với thiên nhiên
Thời sự

Bảo vệ sự hài hòa giữa con người với thiên nhiên; Sâu, bệnh gây hại gần 230ha cây ăn quả có múi; Bắc Giang có thêm 6 sản phẩm OCOP 4 sao.

Bảo vệ sự hài hòa giữa con người với thiên nhiên
Thời tiết nông vụ ngày 22/11/2024: Mưa lớn tại Trung Trung bộ
Thời sự

Khu vực từ Quảng Trị đến Bình Định trong có mưa vừa, mưa to, cục bộ có nơi mưa rất to với lượng mưa phổ biến từ 80-180mm, cục bộ có nơi trên 300mm.

Thời tiết nông vụ ngày 22/11/2024: Mưa lớn tại Trung Trung bộ