Nâng cao giá trị quả vải Bắc Giang trong bối cảnh mất mùa

Trên toàn tỉnh Bắc Giang, tỷ lệ vải ra hoa trung bình chỉ hơn 45%. Trong đó, tỷ lệ ra hoa xen lộc chiếm 30% diện tích ra hoa.

Tùng Đinh  | 13:22 13/06/2024

Nâng cao giá trị quả vải Bắc Giang trong bối cảnh mất mùa

Tự động

Nâng cao giá trị quả vải Bắc Giang trong bối cảnh mất mùa

Xin kính chào quý vị và bà con, cảm ơn quý vị và bà con đã quay trở lại với Nông nghiệp Radio trong chương trình Nông nghiệp hữu cơ.

Thưa quý vị và bà con, từ cuối tháng giêng sau Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024, nhìn nhiều vườn vải ở Lục Ngạn hoa không nở bung như thường lệ, cán bộ ngành nông nghiệp tỉnh Bắc Giang đã tiên liệu được sự suy giảm sản lượng của vụ vải thiều năm nay.  Riêng sản lượng vải ở huyện Lục Ngạn năm nay dự kiến chỉ còn khoảng 30% so với 2023.

 Theo ghi nhận của phóng viên Báo Nông nghiệp Việt Nam, những vườn vải ở Lục Ngạn năm nay đa phần chỉ thấy màu xanh của lá và chồi, rất hiếm vườn quả sai như vài năm trước.

Trên bình diện toàn tỉnh Bắc Giang, tỷ lệ vải ra hoa trung bình chỉ hơn 45%, trong đó tỷ lệ ra hoa xen lộc chiếm 30% diện tích ra hoa. Tỷ lệ ra hoa với trà vải chính vụ thấp hơn, chỉ chiếm khoảng 40% tổng diện tích, trong đó tỷ lệ ra hoa xen lộc chiếm 35% diện tích ra hoa.

Nhận diện được tình hình, bên cạnh phát triển thêm các sản phẩm nông nghiệp khác, ngành nông nghiệp Bắc Giang cũng chủ động có các giải pháp tăng giá trị cho quả vải trong mùa vụ năm 2024.

Sở NN-PTNT tỉnh Bắc Giang đã tổ chức khoảng 10 buổi làm việc với các doanh nghiệp tham gia khảo sát các vùng sản xuất, đồng thời chuẩn bị đầy đủ điều kiện về sơ chế đóng gói, công nghệ bảo quản, quy trình canh tác đạt tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP cho vải phục vụ xuất khẩu, nhất là những thị trường khó tính.

Ông Đặng Văn Tặng, Chi Cục trưởng Chi cục Trồng trọt – BVTV Bắc Giang nói.

Băng ông Đặng Văn Tặng, Chi Cục trưởng Chi cục Trồng trọt – BVTV Bắc Giang.

Trong khi ở Lục Ngạn mất mùa, thì vải ở Tân Yên năm nay lại trúng đậm vì chín sớm, không bị ảnh hưởng của thời tiết bất thuận. Huyện Tân Yên năm nay có trên 1.300ha vải. Là trung tâm vải sớm của huyện, xã Phúc Hòa có trên 700 ha vải.

Để chủ động trong khâu tiêu thụ, các nhà vườn, tổ sản xuất và hợp tác xã đã sớm kết nối, tìm đầu ra cho vải thiều. Thị trường xuất khẩu dự kiến sẽ tiêu thụ khoảng 7.000 tấn gồm các nước EU, Trung Quốc, Nhật Bản, Hoa Kỳ, Thái Lan, Campuchia, Hàn Quốc.

Để đáp ứng được tiêu chuẩn từ những thị trường mới và khó tính này, việc áp dụng các quy trình sản xuất theo hướng hữu cơ, đạt tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP là điều đương nhiên.

Cụ thể, trên địa bàn xã Phúc Hòa năm nay có trên 400 ha vải sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP và 20 ha theo tiêu chuẩn GlobalGAP. Tổng sản lượng vải năm nay của xã Phúc Hòa ước tính hơn 10.000 tấn.

Đại diện địa phương, ông Ngô Văn Tiệp, Chủ tịch UBND xã Phúc Hòa chia sẻ.

Băng ông Ngô Văn Tiệp, Chủ tịch UBND xã Phúc Hòa.

 Với sự vào cuộc đồng bộ của các cấp, các ngành, người trồng vải ở Bắc Giang đã sớm ý thức được những lợi ích lâu dài, bền vững khi tuân thủ những phương pháp canh tác mới theo hướng hữu cơ.

Qua đó đảm bảo được chất lượng và nâng cao giá trị cho quả vải bằng việc xuất khẩu đi các thị trường mới.

Giữa con mưa rào tầm tã, nhâm nhi chén trà trong căn nhà gỗ giả cổ với những hàng cột chạy khắp 3 gian, anh Hoàng Văn Sơn ở thôn Quất Du, xã Phúc Hòa cho biết, mấy năm trở lại đây, được sự vận động của chính quyền, gia đình anh chuyển sang canh tác vải theo tiêu chuẩn VietGAP, nhờ vậy vải được các doanh nghiệp ưa chuộng, đầu ra đảm bảo. Không chỉ đảm bảo đầu ra, giá bán mà sản lượng vải cũng tăng theo cách làm mới.

Băng anh Hoàng Văn Sơn, thôn Quất Du, xã Phúc Hòa, huyện Tân Yên.

Vâng thưa quý vị và bà con, vải thiều đại trà mất mùa ảnh hưởng lớn đến kế hoạch sản xuất nông nghiệp của tỉnh Bắc Giang. Trong khi đó những vườn vải tại địa phương này được canh tác theo phương pháp hướng hữu cơ vẫn cho chất lượng và sản lượng tốt. Vải thiều sản xuất theo hướng hữu cơ thắng lợi, phải chăng đây là cú huých cần thiết để thay đổi tư duy trong sản xuất nông nghiệp nói chung và cây vải thiều nói riêng tại Bắc Giang.

TIN

Bây giờ, mời quý vị và bà con cùng đến với một số tin vắn về lĩnh vực Nông nghiệp hữu cơ.

Thưa quý vị và bà con, tại Diễn đàn Khuyến nông @ Nông nghiệp vừa diễn ra ở tỉnh Bắc Giang, GS,TS Đào Thanh Vân, Phó Chủ tịch Hiệp hội Nông nghiệp hữu cơ Việt Nam nhấn mạnh, bài học phát triển nông nghiệp hữu cơ đối với Việt Nam đó là phải xây dựng được chứng nhận chất lượng sản phẩm nông nghiệp hữu cơ. Đẩy mạnh việc phát triển thị trường, thực hiện xúc tiến thị trường thương mại trong và ngoài nước để sản phẩm có thể đến với các thị trường trên thế giới. Đồng thời, nhà nước cần hỗ trợ đầu tư nghiên cứu và đào tạo nhân cho sản xuất nông nghiệp hữu cơ hơn nữa.

Đến nay, tổng diện tích sản xuất hữu cơ kết hợp khai thác rươi, cáy của toàn huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương là 550 ha. Huyện tiếp tục vận động nông dân mở rộng diện tích sản xuất lúa hữu cơ kết hợp khai thác rươi, cáy, nâng diện tích này lên 700 ha vào năm 2025. Sản lượng rươi hiện đạt 450 tấn/năm, cáy 200 tấn/năm; giá trị sản phẩm đạt từ 400 - 450 triệu đồng/ha/năm, cao gấp 8 - 10 lần so với thâm canh vô cơ. Hiện toàn huyện Tứ Kỳ có 34 sản phẩm được chứng nhận OCOP, trong đó có 12 sản phẩm của vùng sản xuất hữu cơ kết hợp khai thác rươi, cáy được chứng nhận sản phẩm OCOP 3 sao.

Nhằm thực hiện “Đề án phát triển nông nghiệp hữu cơ giai đoạn 2021-2030 trên địa bàn tỉnh Bình Thuận” và nâng cao nhận thức cho người sản xuất, người tiêu dùng về nông nghiệp hữu cơ, Trung tâm Khuyến nông Bình Thuận và Công ty cổ phần Quốc tế Hải Dương vừa Ký kết ghi nhớ hợp tác thực hiện sản xuất nông nghiệp hữu cơ. Theo nội dung ký kết, 2 đơn vị cùng hợp tác tuyên truyền nâng cao nhận thức cho người sản xuất, người tiêu dùng về nông nghiệp hữu cơ và sản phẩm hữu cơ, tổ chức các chương trình hội nghị, hội thảo đầu bờ, xây dựng mô hình về nông nghiệp hữu cơ. Đồng thời tư vấn, hỗ trợ, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật, hoàn thiện các quy trình sản xuất cây trồng theo hướng hữu cơ, tuần hoàn. Phát triển nông nghiệp bền vững cùng phân bón hữu cơ của Công ty.

Nội dung vừa rồi cũng đã kết thúc chương trình Nông nghiệp hữu cơ của Nông nghiệp Radio hôm nay, cảm ơn sự chú ý theo dõi của quý vị và bà con, xin chào và hẹn gặp lại.

Tự động

Nâng cao giá trị quả vải Bắc Giang trong bối cảnh mất mùa

Trên toàn tỉnh Bắc Giang, tỷ lệ vải ra hoa trung bình chỉ hơn 45%. Trong đó, tỷ lệ ra hoa xen lộc chiếm 30% diện tích ra hoa.

Tùng Đinh

Tin liên quan

Các chương trình

Hồi ức về những chuyến hàng đầu tiên ở làng hương truyền thống
Phóng sự

Với truyền thống hàng trăm năm tuổi, sản xuất tăm hương và làm hương ở xã Quảng Phú Cầu đã chuyển từ nghề phụ thành sinh kế chính, có những đơn hàng xuất khẩu.

Hồi ức về những chuyến hàng đầu tiên ở làng hương truyền thống
Hoa xuân Mê Linh 'bắt sóng' khách hàng online
Phóng sự

Bên cạnh những hình thức quảng bá truyền thống, hoa xuân Mê Linh hiện còn có mặt ở các phiên chợ, lễ hội và đặc biệt là những phiên livestream trên mạng xã hội.

Hoa xuân Mê Linh 'bắt sóng' khách hàng online