Nâng cao hiệu quả bảo vệ rừng nhờ công nghệ AI

Nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác bảo vệ rừng, Thanh Hóa đã tập trung nguồn lực trang bị hệ thống camera giám sát lửa rừng cho các chủ rừng trên địa bàn.

Quốc Toản  | 16:58 26/12/2023

Nâng cao hiệu quả bảo vệ rừng nhờ công nghệ AI

Tự động

Nâng cao hiệu quả bảo vệ rừng nhờ công nghệ AI

MC1:

Xin kính chào quý vị và bà con, cảm ơn quý vị và bà con đã quay trở lại với Nông nghiệp Radio trong chương trình Phát triển lâm nghiệp. Thưa quý vị và bà con, để nâng cao hiệu quả công tác quản lý, bảo vệ rừng, thời gian qua qua, nhiều địa phương đã đẩy mạnh việc ứng dụng khoa học - công nghệ trong bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng. Trong đó, việc sử dụng camera tích hợp AI giám sát cháy rừng, bảo vệ rừng được coi là một giải pháp hiệu quả. Nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác cảnh báo cháy rừng, tỉnh Thanh Hóa đã tập trung nguồn lực trang bị hệ thống camera giám sát lửa rừng cho các chủ rừng trên địa bàn. Việc lắp đặt thiết bị công nghệ cao được ví như “mắt thần”, phục vụ công tác bảo vệ rừng hiện nay.

….……………………………………………………………………….

MC2: Theo báo cáo của Phòng Quản lý bảo vệ rừng, đến thời điểm này lực lượng kiểm lâm đã lắp đặt được 11 trạm camera tại nhiều địa phương là điểm nóng cháy rừng. Những "mắt thần" này đã bao quát được toàn bộ diện tích rừng rộng khoảng 70.000 ha. Từ khi 11 trạm camera được đưa vào hoạt động, hàng chục ngàn ha rừng phòng hộ có nguy cơ xảy ra cháy cao đã được giám sát liên tục suốt ngày đêm. Từ đó, nhiều đám cháy rừng đã được phát hiện sớm và dập tắt kịp thời ngay khi bắt đầu hình thành.

Ông Lê Xuân Cải, Trưởng phòng Quản lý bảo vệ rừng Chi cục kiểm lâm Thanh Hóa cho biết, camera giúp theo dõi tình hình các khu vực rừng 24/24 giờ. Các tín hiệu được truyền qua mạng internet đến máy tính, thiết bị di động của bộ phận trực, giúp phát hiện sớm các đám cháy.

Ông Lê Xuân Cải:

Nhờ có hệ thống camera giám sát, từ năm 2021 đến nay, camera giám sát đã phát hiện 22 đám cháy rừng và những khu vực có nguy cơ cao xảy ra cháy, giúp lực lượng kiểm lâm sớm nắm bắt, xử lý sự cố kịp thời.

Ngoài phát hiện nhanh các đám cháy rừng, hệ thống camera gác rừng còn mang lại một tiện ích chưa từng có, đó là việc thay thế hoàn toàn những người gác rừng ngoài thực địa. Cụ thể, trước đây, cứ tới mùa khô, các địa phương có rừng phải lập rất nhiều tổ chốt tại các điểm hay xảy ra cháy, túc trực cả ngày đêm, mỗi tổ chốt phải có ít nhất 2-3 người. Việc này không chỉ hao tổn nhân lực mà còn vất vả, tốn kém. Kể từ khi áp dụng hệ thống camera gác rừng, lực lượng chức năng không cần phải lập chốt, huy động người đi canh rừng, mà chỉ cần một người có thể giám sát cả ngàn hecta rừng qua máy tính hoặc điện thoại.

Ông Phạm Văn Châu, Cán bộ Hạt kiểm lâm thị xã Nghi Sơn cho biết, trước đây những đám cháy được phát hiện muộn gây thiệt hại không nhỏ cho chủ rừng và người dân. Các vùng cháy khi phát hiện đã cháy lớn gây khó khăn cho công tác tiếp cận chữa cháy rừng. Kể từ khi lắp camera tình trạng cháy rừng được hạn chế rõ rệt, giúp giảm sức người và vật tư chữa cháy.

Băng:

MC1:

Thưa quý vị và bà con, Thiết bị giám sát cháy rừng còn giúp phát hiện sớm các thay đổi về thông tin lô rừng, từ đó kịp thời kiểm tra và cập nhật chính xác những biến động về rừng và đất lâm nghiệp, phục vụ hiệu quả công tác quản lý,bảo vệ rừng. Có thể nói, việc đưa ứng dụng kỹ thuật vào công tác phòng cháy chữa cháy rừng còn góp phần bảo vệ tài nguyên rừng, bảo vệ môi trường sinh thái, bảo tồn và phát triển nguồn gien động vật, thực vật quý hiếm, ngăn chặn, hạn chế xói mòn, lũ lụt, bảo vệ cảnh quan thiên nhiên phục vụ du lịch, giải trí và nghiên cứu khoa học. 

MC 2: Bây giờ, mời quý vị và bà con cùng điểm qua một số tin tức liên quan tới lĩnh vực Lâm nghiệp.

MC 1: tin 1

Thưa quý vị và bà con, Việt Nam có hơn 14,7 triệu ha rừng, đạt tỷ lệ che phủ trên 42% và được đánh giá là một trong những quốc gia có tiềm năng với các dự án về tín chỉ các bon rừng. Theo các nhà phân tích, rừng Việt Nam có thể tạo ra khoảng 50-70 triệu tấn tín chỉ carbon rừng dôi dư, tạo nguồn thu lên đến hàng nghìn tỷ đồng nếu xuất khẩu thành công. Đáng chú ý, năm 2023, lần đầu tiên Việt Nam đã bán thành công 10,3 triệu tín chỉ các bon rừng và thu về khoảng 1.250 tỷ đồng. Đầu tháng 8/2023, Ngân hàng Thế giới đã thanh toán tiền thỏa thuận chi trả phát thải nhà kính đợt 1 cho Bộ NN-PTNT khoảng 997 tỷ đồng, đạt 80% kết quả giảm phát thải theo thỏa thuận đã ký.

MC 2: tin 2

Thời gian qua, huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình đã khuyến khích người dân bảo vệ và trồng rừng gỗ lớn bằng những giống cây bản địa, góp phần phát triển rừng bền vững. Chính quyền địa phương và các tổ chức khác hỗ trợ 100% giống cây bản địa như lim, dổi, sưa… Những cánh rừng cây bản địa không phải trồng để bán gỗ rừng mà nhiều gia đình đã có thu nhập nhờ trồng cây ngắn ngày, cây dược liệu dưới tán rừng. Ngoài mục tiêu tăng độ che phủ rừng, nâng dần diện tích rừng tự nhiên và giảm bớt diện tích rừng trồng, nhiều địa phương trong huyện cũng vận động bà con tích cực bảo vệ, phát triển rừng, trồng cây bản địa mang tính bền vững để lâu dài tạo ra các tín chỉ carbon đưa ra thị trường.

MC 1: tin 3

Trước dự báo nguy cơ cao xảy ra tình trạng hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn trên phạm vi rộng, kéo dài, do ảnh hưởng của hiện tượng El Nino, mùa khô 2023-2024 sẽ là khoảng thời gian căng thẳng cho công tác phòng cháy, chữa cháy rừng, hiện các chủ rừng trên địa bàn tỉnh Cà Mau đang khẩn trương thực hiện các phương án, chuẩn bị sẵn sàng các điều kiện, quyết tâm bảo vệ rừng. Theo đó, địa phương đã triển khai việc đóng cống, đắp đập, gia cố bờ bao giữ nước phục vụ công tác phòng cháy, chữa cháy rừng mùa khô 2023-2024. Bên cạnh đó, Sở NN-PTNT cũng thường xuyên chỉ đạo công tác kiểm tra, đôn đốc, nhắc nhở các chủ rừng thực hiện tốt các biện pháp theo phương án được phê duyệt, với phương châm “4 tại chỗ” và tinh thần quyết tâm bảo vệ diện tích rừng hiện có, không để xảy ra cháy rừng".

Nội dung vừa rồi cũng đã kết thúc chương trình Phát triển Lâm nghiệp của Nông nghiệp Radio hôm nay, cảm ơn sự chú ý theo dõi của quý vị và bà con, xin chào và hẹn gặp lại.

Tự động

Nâng cao hiệu quả bảo vệ rừng nhờ công nghệ AI

Nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác bảo vệ rừng, Thanh Hóa đã tập trung nguồn lực trang bị hệ thống camera giám sát lửa rừng cho các chủ rừng trên địa bàn.

Quốc Toản

Tin liên quan

Các chương trình

Linh hoạt các biện pháp để bảo vệ bờ biển trước xâm thực, xói lở
Phóng sự

Trước diễn biến xâm thực và xói lở, Bà Rịa - Vũng Tàu cần thực hiện đồng bộ các giải pháp để bảo vệ tuyến bờ biển mà không ảnh hưởng đến hoạt động khác.

Linh hoạt các biện pháp để bảo vệ bờ biển trước xâm thực, xói lở
Người Mông ở Suối Bu cải tạo đất, trồng rau sạch trong vụ đông
Phóng sự

Những mảnh đất từng bỏ hoang vào mùa đông giờ đây sẽ tạo ra nguồn thu nhập ổn định, giúp bà con có thêm hy vọng về một cuộc sống bền vững hơn.

Người Mông ở Suối Bu cải tạo đất, trồng rau sạch trong vụ đông