| Hotline: 0983.970.780

Dịch vụ môi trường rừng góp phần bảo vệ rừng

Thứ Ba 02/01/2024 , 15:46 (GMT+7)

BÌNH THUẬN Không chỉ giải quyết công ăn việc làm, tăng thêm thu nhập cho người dân, dịch vụ môi trường rừng còn góp phần hạn chế, ngăn chặn tình trạng phá rừng.

Nhờ dịch vụ môi trường rừng đã góp phần hạn chế, ngăn chặn tình trạng phá rừng. Ảnh: KS.

Nhờ dịch vụ môi trường rừng đã góp phần hạn chế, ngăn chặn tình trạng phá rừng. Ảnh: KS.

Theo Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng Bình Thuận, trong năm 2023, toàn tỉnh có hơn 150 ngàn ha rừng đưa vào thực hiện chi trả dịch vụ môi trường rừng (DVMTR), chiếm tỉ lệ 45%. Toàn tỉnh có 18 đơn vị chủ rừng là tổ chức nhà nước, 1 UBND xã, 2 tổ chức thuộc lực lượng vũ trang và 4 đơn vị chủ rừng không thuộc nhà nước đủ điều kiện để thực hiện cung ứng DVMTR.

Ông Lê Thanh Sơn, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT kiêm Giám đốc Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng Bình Thuận cho biết, thời gian qua nhờ chi trả bằng nguồn tiền DVMTR đã góp phần lớn vào công tác bảo vệ và phát triển rừng của tỉnh. Hàng năm diện tích rừng đủ điều kiện để đưa vào chi trả bằng nguồn DVMTR được giữ ổn định. Qua đó cho thấy chính sách chi trả DVMTR ngày càng phát huy hiệu quả, góp phần ổn định lâu dài, nâng cao năng lực quản lý cho các đơn vị chủ rừng. Đặc biệt đã huy động được các nguồn lực xã hội có sử dụng DVMTR để đầu tư cho công tác bảo vệ và phát triển rừng bền vững, giảm gánh nặng chi bằng nguồn ngân sách nhà nước.

Theo ông Lê Thanh Sơn, hầu hết nguồn thu từ chính sách chi trả DVMTR đã được đầu tư cho công tác bảo vệ rừng, trong đó đối tượng hưởng lợi trực tiếp là những người tham gia làm công tác bảo vệ rừng. Có thể nói chính sách chi trả DVMTR đã góp phần giải quyết công ăn việc làm, cải thiện sinh kế cho người làm nghề rừng; đồng thời hạn chế, ngăn chặn tình trạng phá rừng và suy giảm do mất rừng trong điều kiện hiện nay.

“Thực hiện chính sách chi trả DVMTR đã góp phần nâng cao nhận thức, trách nhiệm đối với công tác bảo vệ và phát triển rừng của các cấp chính quyền, các ban ngành và các đơn vị sử dụng, cung ứng DVMTR; đặc biệt là trong công tác giao khoán quản lý bảo vệ rừng. Ngoài việc tăng cường thêm lực lượng quản lý bảo vệ rừng cho các đơn vị chủ rừng đã tạo sự gắn kết chặt chẽ giữa cộng đồng dân cư với chủ rừng và chính quyền địa phương, mối liên kết cộng đồng trách nhiệm giữa các hộ, nhóm hộ nhận khoán bảo vệ rừng với chủ rừng được tốt và thường xuyên hơn”, ông Sơn chia sẻ.     

Được biết, hiện toàn tỉnh Bình Thuận có 2.112 hộ, trong đó khoảng 90% là đồng bào dân tộc thiểu số ở các xã miền núi tham gia nhận khoán bảo vệ rừng được hưởng chính sách chi trả DVMTR.

Xem thêm
Quảng Nam định hướng trở thành trung tâm công nghiệp dược liệu

Tỉnh Quảng Nam sẽ có cơ chế chính sách, nguồn lực, tạo điều kiện và thu hút doanh nghiệp lớn tham gia đầu tư để phát triển cây dược liệu trên địa bàn.

Xây dựng vườn ươm cải tiến sản xuất giống cây lâm nghiệp

QUẢNG TRỊ Các vườn ươm cải tiến cung cấp 1,8 triệu cây giống lâm nghiệp chất lượng cao cho trồng rừng bền vững gắn với thực hiện chứng chỉ rừng vùng nguyên liệu.

Dựa vào dân để giữ rừng Pù Huống

Diện tích rừng trải rộng nhưng sức người quá nhỏ bé, để giữ vốn quý những con người tại Ban quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Huống phải nỗ lực rất lớn.

Đặc sắc lễ cúng thần rừng của người Mông Nà Hẩu

Lễ cúng thần rừng là nghi lễ độc đáo được người Mông ở xã Nà Hẩu tổ chức vào ngày cuối cùng của tháng Giêng hàng năm.