Ngành nông nghiệp cần làm gì trong nửa cuối năm?
Những giải pháp để ngành nông nghiệp ‘về đích’ trong 6 tháng cuối năm; Cần giám sát 100% cơ sở giết mổ động vật; Nhiều vườn chôm chôm cháy lá, giảm năng suất do mặn.
Quỳnh Anh | 09:40 01/07/2024
Ngành nông nghiệp cần làm gì trong nửa cuối năm?
Xin kính chào quý vị và bà con, cảm ơn quý vị và bà con đang theo dõi bản tin Nông Nghiệp Tuần Qua của Kênh Nông Nghiệp radio. Bây giờ sẽ là những nội dung chính sẽ có trong bản tin ngày hôm nay.
Headline ( 45 giây)
- Những giải pháp để ngành nông nghiệp ‘về đích’ trong 6 tháng cuối năm
- Cần giám sát 100% cơ sở giết mổ động vật
- Hơn 300 hồ chứa nước nhỏ có nguy cơ mất an toàn
- Tuyên Quang: Công trình thủy lợi tạm do nhân dân tự xây dựng chiếm trên 40%
- Nhiều vườn chôm chôm bị cháy lá, giảm năng suất do nhiễm mặn
- HCM lên kế hoạch đầu tư 100 công trình ngăn triều, chống hạn mặn
- Thanh Hóa giám sát kinh doanh Thuốc thú y và Thức ăn chăn nuôi
- Nông dân Lao Cai thu hơn 1.000 tỷ đồng từ trồng rau
Sau đây là nội dung chi tiết:
- Những giải pháp để ngành nông nghiệp ‘về đích’ trong 6 tháng cuối năm
Thưa quý vị và bà con, theo thông tin tại buổi Họp báo thường kỳ quý II năm 2024 của Bộ NN-PTNT vừa diễn ra, 6 tháng đầu năm, trong bối cảnh vẫn còn nhiều thách thức trên thế giới và những rào cản riêng trong nước, toàn ngành nông nghiệp đã nỗ lực đạt kết quả ấn tượng. Theo đó, tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản 6 tháng qua ước đạt trên 29 tỷ USD, tăng 19% so với cùng kỳ năm ngoái, thặng dư thương mại toàn ngành trên 8 tỷ USD, tăng hơn 62%. Có được những kết quả này là nhờ toàn ngành đã và đang tập trung triển khai các Đề án thúc đẩy xuất khẩu nông lâm thủy sản sang những thị trường trọng điểm cũng như mở cửa các thị trường mới, còn nhiều tiềm năng. Cụ thể hơn về nội dung này, Nông nghiệp radio sẽ tiếp tục gửi tới quý vị trong phần sau của chương trình.
- Cần giám sát 100% cơ sở giết mổ động vật
Cũng trong tuần qua, tại thành phố Tân An, tỉnh Long An, Bộ NN-PTNT phối hợp với UBND tỉnh Long An tổ chức Hội nghị Kiểm soát giết mổ động vật. Phát biểu tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến đề nghị các tỉnh, thành phố trong cả nước cần tập trung vào cơ chế chính sách để thu hút đầu tư vào cơ sở giết mổ tập trung; tăng cường nguồn ngân sách cho quản lý, đặc biệt là hệ thống thú y các cấp; tập trung chỉ đạo, giám sát 100% các cơ sở giết mổ. Đồng thời, yêu cầu Cục Thú y tăng cường tập huấn, bồi dưỡng cho cán bộ thú y ở cơ sở; tiếp tục hợp tác với các tổ chức quốc tế để Việt Nam có điều kiện tốt quản lý cơ sở giết mổ, bảo đảm an toàn thực phẩm, an toàn dịch bệnh.
- Hơn 300 hồ chứa nước nhỏ có nguy cơ mất an toàn
Theo thông tin từ Cục Thủy lợi, trong tổng số trên 7.300 hồ chứa thuỷ lợi hiện nay trên cả nước, Bộ NN&PTNT trực tiếp quản lý 13 hồ chứa lớn, hiện tại đều đảm bảo an toàn. Số còn lại là các hồ chứa vừa và nhỏ, giao cho địa phương trực tiếp quản lý. Trong số đó, có hơn 300 hồ chứa nước nhỏ có nguy cơ mất an toàn, rất đáng báo động. Có nhiều nguyên nhân khiến các hồ chứa này mất an toàn, như thiếu kinh phí duy tu bảo dưỡng, bảo trì… Và không chỉ các hồ chứa, nhiều hệ thống công trình thuỷ lợi cũng đang trong tình trạng xuống cấp như vậy.
-
Tuyên Quang: Công trình thủy lợi tạm do nhân dân tự xây dựng chiếm trên 40%
Hiện nay, toàn tỉnh Tuyên Quang có hơn 300 công trình đập, hồ chứa nước. Qua kiểm tra đánh giá hiện trạng an toàn hồ đập trên địa bàn tỉnh thì hiện nay có 37 hồ chứa có nguy cơ mất an toàn cao. Chi cục Thủy lợi Tuyên Quang cho biết, trong những năm gần đây nhiều công trình thủy lợi đã được đầu tư xây dựng, song do nguồn kinh phí còn hạn hẹp nên các hệ thống chưa được đầu tư đồng bộ từ công trình đầu mối đến hệ thống dẫn nước tới mặt ruộng. Số lượng công trình tạm do nhân dân tự xây dựng chiếm trên 44% tổng số công trình toàn tỉnh nên thường xuyên bị hư hỏng sau mỗi trận mưa lũ, nguồn kinh phí của địa phương không thể đáp ứng được, nhất là đối với các công trình bị hư hỏng có quy mô và kinh phí đầu tư lớn.
- Nhiều vườn chôm chôm bị cháy lá, giảm năng suất do nhiễm mặn
Theo UBND xã An Phú Tân, huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh, vùng cù lao Tân Quy thuộc xã có 65ha chôm chôm. Tuy nhiên, hiện nay, khoảng 50% diện tích chôm chôm bị nhiễm bệnh cháy lá khi đang trong giai đoạn cho trái. Đa số người dân cho biết đã tìm đủ mọi cách để phục hồi vườn chôm chôm nhưng không có hiệu quả, thậm chí nhiều hộ đã đốn bỏ để trồng cây khác, số chôm chôm đã đốn bỏ khoảng 25ha. Nguyên nhân khiến chôm chôm bị cháy lá và giảm năng suất được ngành chức năng địa phương cho là do hệ thống cống ngăn mặn trên cù lao Tân Quy chưa được khép kín, dẫn đến nước mặn xâm nhập vào sâu các kênh rạch vào ao vườn của người dân, lâu ngày gây ra hiện tượng này. Nhiều vườn đã già cỗi, giá vật tư tăng nên nông dân không còn tha thiết cải tạo vườn khi cây suy kiệt.
- HCM lên kế hoạch đầu tư 100 công trình ngăn triều, chống hạn mặn
TP.HCM vừa phê duyệt đề án phát triển thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng trên địa bàn TP đầu tư hơn 100 công trình ngăn triều, chống xâm nhập mặn vùng ven. Theo đề án, trên kết quả tính toán nhu cầu nước, điều kiện địa hình tự nhiên tại khu vực, công trình thủy lợi hiện hữu và các nguồn cấp nước trên địa bàn TP, giải pháp phát triển thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng, thời gian tới sẽ tập trung nạo vét, nâng cấp, sửa chữa 105 công trình có tổng diện tích phục vụ cho hơn 3.400 ha thuộc ba vùng ở TP. Đề án cũng đánh giá hiện trạng, ngoài các công trình thủy lợi nội đồng thuộc hệ thống công trình thủy lợi Kênh Đông Củ Chi được đầu tư khá hoàn chỉnh và đã được kiên cố hóa.
- Thanh Hóa giám sát kinh doanh Thuốc thú y và Thức ăn chăn nuôi
Thanh Hóa là tỉnh có số lượng đàn gia súc, gia cầm lớn nên kéo theo nhu cầu sử dụng thuốc thú y, thức ăn chăn nuôi, chế phẩm sinh học cao. Vì vậy, để bảo vệ quyền lợi cho người chăn nuôi, các ngành chức năng trên địa bàn tỉnh đã đẩy mạnh công tác kiểm tra, kiểm soát, quản lý các cơ sở kinh doanh, buôn bán thuốc thú y nhằm loại bỏ kịp thời các sản phẩm chất lượng thấp, hàng giả, hàng nhái... 6 tháng năm nay, Chi cục Chăn nuôi và Thú y Thanh Hóa đã thực hiện việc thống kê và giám sát 435 cơ sở buôn bán, kinh doanh Thuốc thú y và Thức ăn chăn nuôi trên địa bàn tỉnh; 100% các cơ sở được quản lý, gíam sát, chấp hành nghiêm các điều kiện sản xuất, kinh doanh theo quy định.
- Nông dân Lao Cai thu hơn 1.000 tỷ đồng từ trồng rau
Sở NN-PTNT Lào Cai thông tin, 6 tháng đầu năm nay, nông dân trong toàn tỉnh đã trồng gần 7.600 ha rau, với sản lượng đạt gần 104.700 tấn và tổng giá trị đạt khoảng 1.050 tỷ đồng. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh đã hình thành một số vùng sản xuất rau chuyên canh gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm. Vùng sản xuất rau trái vụ tập trung chủ yếu tại các huyện: Bát Xát, Bắc Hà, Si Ma Cai, Mường Khương và thành phố Lào Cai, với khoảng 900 ha và sản lượng đạt gần 20.000 tấn. Giá các loại rau khá ổn định và bán thuận lợi, bởi bên cạnh việc cung cấp đủ nhu cầu tiêu dùng thị trường trong tỉnh còn có lượng lớn rau được cung cấp ra các tỉnh lân cận.
Nhạc cắt
Đối thoại
Thưa quý vị và bà con, 6 tháng đầu năm nay, ngành NN-PTNT triển khai Kế hoạch trong điều kiện có những thuận lợi, thách thức đan xen như tác động của biến động thị trường, thời tiết nắng nóng gay gắt, hạn hán tại các địa phương vùng Tây Nguyên, miền Trung và xâm nhập mặn tại các tỉnh phía Nam… Trong bối cảnh đó, toàn ngành đã chủ động phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương tập trung triển khai những giải pháp phát triển sản xuất, ứng phó với biến động thị trường, thời tiết, dịch bệnh; xúc tiến thương mại, mở cửa thị trường nhằm đẩy mạnh tiêu thụ nông sản. Nhờ đó, ngành nông nghiệp vẫn tiêp tục khẳng định vai trò quan trọng trong 6 tháng qua. Bước sang nửa cuối năm, để hướng tới các mục tiêu tăng trưởng và xuất khẩu đã đề ra, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến đưa ra một số nhiệm vụ, giải pháp:
Băng
Quỳnh Anh
Nhạc
Nội dung vừa rồi cũng kết thúc bản tin Nông nghiệp hôm nay. Xin kính chào quý vị và bà con, hẹn gặp lại quý vị và bà con ở bản tin sau!
Ngành nông nghiệp cần làm gì trong nửa cuối năm?
Những giải pháp để ngành nông nghiệp ‘về đích’ trong 6 tháng cuối năm; Cần giám sát 100% cơ sở giết mổ động vật; Nhiều vườn chôm chôm cháy lá, giảm năng suất do mặn.
Quỳnh Anh
Tin liên quan
Các chương trình
Diễn biến thời tiết hanh khô tại Bắc bộ sẽ kéo dài, đây là điều kiện thuận lợi để phát sinh những vụ cháy, đặc biệt là cháy rừng.
Giải quyết khó khăn trong phòng, chống dịch bệnh để ngành thủy sản tăng tốc; Hải Dương kiến nghị xử lý 10 sự cố đê điều; Diện tích vụ lúa - tôm vượt kế hoạch.