Người Bình Sơn nâng tầm cho chè sạch

Hướng tới thực hiện nền nông nghiệp xanh, giảm phát thải theo xu hướng chung của mọi ngành sản xuất, những hộ dân trồng chè tại xã Bình Sơn, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa đang chú trọng lan tỏa các mô hình theo tiêu chuẩn VietGAP, hữu cơ, tiến tới nâng tầm cho cây chè ở địa phương.

Quốc Toản  | 10:38 08/08/2023

Người Bình Sơn nâng tầm cho chè sạch

Tự động

Người Bình Sơn nâng tầm cho chè sạch

Xin kính chào quý vị và bà con, cảm ơn quý vị và bà con đã quay trở lại với Nông nghiệp Radio trong chương trình nông nghiệp hữu cơ. 

Thưa quý vị và bà con! Nông nghiệp xanh, giảm phát thải là định hướng chung của nền nông nghiệp trên thế giới, ở mọi nơi, trong mọi lĩnh vực của ngành nông nghiệp, những phương pháp sản xuất an toàn, thân thiện với môi trường đang được đề cao. Xu thế này cũng nhanh chóng đi sâu vào hoạt động sản xuất của nông nghiệp Việt Nam và trở thành mục tiêu chủ lực của nhiều địa phương. Tại xã Bình Sơn, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa, chè được xem là loại cây trồng phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng của địa phương. Ngoài ra để nâng cao chất lượng và giá trị của cây chè, xã Bình Sơn đã ưu tiên khuyến khích và lan tỏa các mô hình trồng chè theo tiêu chuẩn VIETGAP, hữu cơ, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật. Thời điểm hiện tại, toàn xã có hơn hơn 300 ha chè, trong số đó có khoảng 15ha chè chuyển sang canh tác theo hướng VIETGAP, hữu cơ.

MC:

Tại xã Bình Sơn, ông Lê Đình Tú - Giám đốc HTX dịch vụ Nông - Lâm nghiệp Bình Sơn được xem là người đặt nền móng cho việc xây dựng thương hiệu chè sạch Bình Sơn cách đây gần 30 năm về trước. Việc chọn cây chè là cây trồng chủ lực tại Bình Sơn thuở đầu lập nghiệp không hề dễ dàng với ông Tú. Sau khi được chính quyền các cấp tạo điều kiện, ông Tú mạnh dạn tích tụ đất đai, liên kết với bà con bản địa, đầu tư vùng trồng chè quy mô lớn, gây dựng thương hiệu chè Bình Sơn. Để có điện phục vụ sản xuất sinh hoạt, ông Tú phải bỏ tiền túi để kéo điện về thôn. Bên cạnh đó ông cùng chính quyền địa phương huy động người dân trong làng góp ngày công mở đường, ngăn đập, chặn nước, tạo hệ thống thủy lợi phục vụ trồng trọt và chăn nuôi. Có đất, có điện, có đường, ông Tú làm việc quần quật cả ngày hơn cả người làm thuê để gây dựng vùng chè.

Sau khi hình thành vùng chuyên canh, để khôi phục và tạo dựng thương hiệu chè Bình Sơn, ông Tú cùng các thành viên HTX tích cực đầu tư công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm, sáng tạo mẫu mã, góp phần quảng bá thương hiệu chè sạch, mật ong Bình Sơn đến khắp các vùng miền trên cả nước. 

Hiện nay, xã Bình Sơn có hơn 300ha trồng chè, trong đó HTX Bình Sơn có gần 80ha, với 20 xã viên chính thức và 100 thành viên liên kết sản xuất. Nhờ đó, doanh thu trung bình năm của HTX Bình Sơn đạt gần 3 tỷ đồng, tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho các hộ thành viên, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo, đẩy nhanh tiến độ xây dựng nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao trên địa bàn xã.

Ông Tú cho biết, hiện nay diện tích trồng chè tại xã Bình Sơn đang được chuyển đổi canh tác theo quy trình, kỹ thuật VIEGAP, hữu cơ nhằm đảm bảo vệ sinh và nâng cao chất lượng chè sạch Bình Sơn.

 [Bang Lê Đình Tú 1]: “Trồng chè VietGap đòi hỏi việc quản lý chất lượng từ đầu vào đến đầu ra chặt chẽ, nên chè chất lượng hơn. Người tiêu dùng hiện nay rất ưu chuồng chè sạch Bình Sơn. Bên cạnh đó HTX dịch vụ Nông Lâm nghiệp Bình Sơn còn chuyển đổi 2ha diện tích trồng chè hữu cơ, đáp ứng nhu cầu của người dân và thị hiếu của khách hàng”.

MC:

Dẫn chúng tôi đi thăm đồi chè rộng cả chục ha của HTX Bình Sơn, ông Tú cho biết, ngoài việc duy trì ổn định diện tích trồng chè, ông còn ấp ủ ý tưởng xây dựng khu du lịch sinh thái đồi chè dựa trên tiềm năng về đất đai, bản sắc văn hóa cũng như điều kiện sẵn có của địa phương.

Băng 2

[Băng ông Lê Đình Tú 2]: “Chúng tôi mong muốn một ngày nào đó các sản phẩm của Hợp tác xã Bình Sơn vươn rộng ra thị trường, đồng thời làm các mô hình du lịch cộng đồng để bà con nông dân du khách đến trải nghiệm, sản xuất cùng bà con”.

MC 2: Hiện nay, UBND xã Bình Sơn đang tiếp tục rà soát quỹ đất, chuyển đổi cây trồng, thu hút đầu tư phát triển vùng nguyên liệu chè xanh chất lượng cao, đa dạng hóa sản phẩm từ chè; chú trọng cải tạo vùng nguyên liệu chè hiện có, trồng bổ sung thay thế diện tích chè cằn xấu bằng các giống có chất lượng cao phục vụ chế biến và xuất khẩu.

[Băng 3 ông Lê Công Sơn, cán bộ nông nghiệp xã Bình Sơn]: “Chúng tôi đang xây dựng vùng chè tại xã Bình Sơn đạt hiện tích hơn 400ha. Cuối năm nay sẽ tiếp tục đầu tư mở rộng diện tích trồng chè. Thay đổi diện tích chè lâu năm không đạt hiệu quả đưa chất lượng chè cao, tạo thêm thu nhập cho bà con hướng đến du lịch sinh thái vùng chè”.

MC: thưa quý vị và bà con, với những mô hình trồng chè hữu cơ, từ một xã miền núi khó khăn nhất huyện Triệu Sơn, cuộc sống của người dân Bình Sơn đã khởi sắc nhờ. Cây chè đã trở thành cây trồng góp phần xóa đói giảm nghèo, mang lại nguồn thu nhập chính cho nhiều hộ dân nơi đây. Từ năm 2018 đến nay xã Bình Sơn đã có hai sản phẩm đạt OCOP 3 sao gồm cây chè và mật ong. Riêng Thương hiệu chè sạch Bình Sơn hiện đã có mặt tại 30 tỉnh thành phố trong nước và được bà con và du khách rất ưa chuộng.

MC 2:

Bây giờ mời quý vị và bà con cùng đến với một số tin vắn về hoạt động sản xuất Nông nghiệp hữu cơ trên cả nước.

MC 1:

Thưa quý vị và bà con, Từ các nguồn vốn của Trung ương và địa phương, thời gian qua, ngành nông nghiệp Đồng Tháp đã hỗ trợ nông dân trên địa bàn tỉnh triển khai nhiều mô hình nông nghiệp hữu cơ. Cụ thể như: mô hình sản xuất lúa theo hướng hữu cơ tại huyện Thanh Bình, mô hình canh tác lúa theo hướng hữu cơ kết hợp nuôi cá và thả vịt, mô hình trồng rau sạch theo hướng hữu cơ tại huyện Cao Lãnh và mô hình nhà lưới trồng rau theo hướng hữu cơ phục vụ thực phẩm cho du lịch tại huyện Tháp Mười... Trong giai đoạn 2022 - 2025, tỉnh cũng sẽ phấn đấu thực hiện 9 mô hình liên kết chuỗi sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp đạt chứng nhận hữu cơ trên các đối tượng cây trồng, thủy sản chủ lực và tiềm năng.

MC 2:

Cũng tại ĐBSCL, việc tận dụng phụ phẩm nông nghiệp để sản xuất phân hữu cơ đang được ngành nông nghiệp tỉnh An Giang chú trọng. Địa phương này là tỉnh phát triển nuôi trồng thủy sản lớn, đứng nhất nhì ở ĐBSCL với hàng trăm ao nuôi cá tra. Các chất lơ lửng trong ao nuôi cá tra như phân cá, bùn thải đáy ao nuôi cá tra được hút nạo vét 2 tháng/lần trong chu kỳ nuôi 6 tháng là lượng chất thải lớn có thể tận dụng để làm phân hữu cơ. Đặc biệt trong ao nuôi cá, bùn thải từ các đáy ao thủy sản thâm canh rất giàu chất hữu cơ, ni tơ, phốt pho và các chất dinh dưỡng đa lượng, vi lượng. CHính vì thế, ngành nông nghiệp An Giang đang khuyến khích người dân cùng các doanh nghiệp trên địa bàn ứng dụng các công nghệ sản xuất phân bón hữu cơ bởi điều này vừa giúp giảm chi phí đầu vào trong sản xuất, cải thiện dinh dưỡng đất lâu dài, từ đó tạo ra sản phẩm nông sản an toàn, giảm tác động tiêu cực tới môi trường.

MC 1:

Lợi ích và giá trị của các mô hình nông nghiệp hữu cơ dường như đã lan rộng ở mọi địa phương trên cả nước, tại Thừa Thiên Huế, nông nghiệp hữu cơ bắt đầu xuất hiện ở địa phương này từ năm 2016, từ những khái niệm về sản xuát sạch đầu tiên, đến nay, diện tích canh tác hữu cơ và theo hướng hữu cơ trên toàn tỉnh đã đạt 500ha. Trong đó có 330ha lúa và rau, chăn nuôi hữu cơ gia súc 3.000 con/năm và gia cầm 1.000 con/năm, cùng 21 nhà lưới với tổng diện tích hơn 52.700m2.

Nội dung vừa rồi cũng đã kết thúc chương trình Nông nghiệp hữu cơ của Nông nghiệp Radio hôm nay, cảm ơn sự chú ý theo dõi của quý vị và bà con, xin chào và hẹn gặp lại.

 

Tự động

Người Bình Sơn nâng tầm cho chè sạch

Hướng tới thực hiện nền nông nghiệp xanh, giảm phát thải theo xu hướng chung của mọi ngành sản xuất, những hộ dân trồng chè tại xã Bình Sơn, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa đang chú trọng lan tỏa các mô hình theo tiêu chuẩn VietGAP, hữu cơ, tiến tới nâng tầm cho cây chè ở địa phương.

Quốc Toản

Tin liên quan

Các chương trình

Tập trung công tác dự phòng để chủ động ứng phó thiên tai
Thời sự

Tập trung công tác dự phòng để chủ động ứng phó thiên tai; ĐBSCL chưa bắt đầu vào mùa khô; Gấp rút xử lý các cơ sở chăn nuôi nằm ngoài vùng quy hoạch.

Tập trung công tác dự phòng để chủ động ứng phó thiên tai
Thời tiết nông vụ ngày 24/12/2024: Đêm miền Bắc rét buốt, vùng cao có sương muối
Thời sự

Về đêm, nền nhiệt tại Bắc bộ có thể xuống mức rét đậm. Bà con cần giữ ấm cơ thể, đặc biệt vào sáng sớm và tối muộn để đảm bảo sức khỏe.

Thời tiết nông vụ ngày 24/12/2024: Đêm miền Bắc rét buốt, vùng cao có sương muối