Người nuôi cá lồng chủ động 'né' thiên tai bất thường

Cá lồng bè là đối tượng rất dễ chịu ảnh hưởng bởi tác động của thiên tai, các hiện tượng thời tiết cực đoan. Bước vào mùa mưa bão, người dân nuôi cá lồng bè trên sông La Ngà và hồ Trị An đang thực hiện di dời theo khuyến cáo để bảo vệ tài sản gia đình.

Trần Trung - Lê Bình  | 15:13 19/04/2023

Người nuôi cá lồng chủ động 'né' thiên tai bất thường

Tự động

Thiên tai bất thường, người nuôi cá bè chủ động di dời theo khuyến cáo

Xin kính chào quý vị và bà con, cảm ơn quý vị và bà con đã quay trở lại với nông nghiệp radio trong chương trình Phòng chống thiên tai. Thưa bà con! Đồng Nai là tỉnh phát triển công nghiệp, thuộc trung tâm của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và là đầu mối giao thông quan trọng của cả nước, địa phương này cũng có nhiều lợi thế trong phát triển hệ thống dịch vụ Logistics. Tuy nhiên, phát triển nông nghiệp, trong đó đặc biệt là thủy sản vẫn được Đồng Nai quan tâm, nhiều năm qua, ngành thủy sản nơi đây vẫn nằm trong top đầu khu vực Đông Nam bộ. Bước vào mùa mưa bão, cũng như nhiều ngành sản xuất nông nghiệp khác, thủy sản là lĩnh vực rất dễ bị thiệt hại. Tại Đồng Nai, địa phương thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp, giảm thiểu thiệt hại đến mức thấp nhất nếu xảy ra tình huống thời tiết diễn biến không tốt.

Có diện tích nuôi thủy sản thuộc tốp đầu của tỉnh Đồng Nai

với hơn 889ha và gần 1000 lồng bè nuôi trên sông La Ngà và hồ Trị An, thời gian qua, nghề nuôi thủy sản nói chung và cá lồng bè nói riêng tại huyện Định Quán không chỉ mang lại thu nhập ổn định cho người nuôi mà còn góp phần rất lớn tạo việc làm cho lao động tại địa phương.

Tuy nhiên, cá lồng bè cũng là đối tượng chịu ảnh hưởng nhiều bởi tác động của thiên tai, nhất là mưa bão. Để tránh thiệt hại xảy ra, chính quyền huyện Định Quán đang tích cực vận động người dân di chuyển các lồng bè ra khu vực địa phương đã quy hoạch để tránh trước mùa mưa bão. Đồng thời, yêu cầu các hộ nuôi cá thường xuyên kiểm tra lồng bè, tu sửa những nơi xung yếu bảo đảm lồng vững chắc; không xuống giống mới, chủ động thu hoạch cá đến lứa. Cụ thể, ông Nguyễn Trường Giang, Phó Phòng NN-PTNT huyện Định Quán cho biết.

-        Băngông Nguyễn Trường Giang, Phó Phòng NN-PTNT huyện Định Quán cho biết.

“Hiện tại UBND huyện đang phối hợp với UBND tỉnh thực hiện đề án sắp xếp, di dời các hộ nuôi cá lồng bè trên hồ Trị An về cái nuôi quy hoạch trên hồ Trị An. Việc này là huyện phối hợp với Khu bảo tồn, Chi cục Thủy sản xã nông nghiệp đang thực hiện di dời về các vùng nuôi. Cái thứ hai nữa là trên sông Đồng Nai thì huyện cũng đang thực hiện, mời đơn vị tư vấn thực hiện cái đề án là sắp xếp lồng bè trên sông Đồng Nai nuôi là theo hướng an toàn và đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.

Ở mực nước cao 62 thì tổng diện tích mặt nước mà trên hồ mà thuộc địa bàn huyện Định Quán nó khoảng 17.500 hecta, khi mà xảy ra ra là giông lốc, thì cái gió rất lớn đó, cộng thêm xoáy nữa thì nó ảnh hưởng tới hoạt động nuôi cá bè. Ban chỉ huy phòng, chống thiên tai của huyện cũng ra cái cảnh báo là khi mà có bão thì yêu cầu các hộ dân thực hiện là di dời lồng bè cặp vào sát bờ. Cái thứ hai là đưa người khẩn trương đưa người lên bờ không ai được ở lại, khi nào mà hết báo mới thực hiện tái hoạt động sản xuất trở lại”

Nhiều năm gắn bó với nghề nuôi cá lồng bè trên sông La Ngà, hơn ai hết anh Lê Văn Tuấn ở ấp 1 xã La Ngà huyện Định Quán hiểu được sự tàn khóc thiên nhiên khi vào mùa mưa bão. Để đảm bảo 6 lồng bè nuôi thủy sản của gia đình được an toàn, những ngày này, anh Tuấn đang chủ động gia cố các bè cá, đồng thời chuẩn bị di dời lồng bè về đúng nơi quy định theo sự vận động của chính quyền địa phương.

Băng anh Lê Văn Tuấn

“Khi nhận được thông báo mình phải coi kiên cố lại dây cộ bè đậu mình đậu cho nó an toàn, cấ thì mình kiểm tra cá, kiểm tra vèo luôn, với phần mình đậu neo lại để khi mùa nước lũ về lúc nào mình không hay”

 Cách đó không xa là khu vực bè cá của gia đình anh Nguyễn Văn Nhì Anh, từng bị thiệt hại do mưa bão gây ra, vụ cá này anh Nhì Anh đã chủ động thả giống sớm, thời điểm này cũng đúng vào lúc hơn chục lồng bè nuôi cá của anh bước vào thời kỳ thu hoạch, sau khi thu hoạch xong, vài ngày tới anh cũng sẽ di dời lồng bè theo khuyến cáo để bảo vệ tài sản gia đình.

---Băng--- anh Nguyễn Văn Nhì Anh

“Em nuôi cá cũng được 3 năm, việc chủ động nuôi cũng canh theo thời vụ, thứ nhất mình nuôi nếu mà con nước xuống  thì mình nuôi sao để bán trước khi mình di dời xuống, nói chung bên khu bảo tồn và xã La Ngà, tỉnh cũng có xuống vận động bà con di dời đi thì, bây giờ giả tỷ cá mình đang sản xuất mình vẫn còn neo đậu ở đây, mình tranh thủ cá xuất đucợ mình xuất liền rồi mình di dời bè cá xuống dưới ngã 3 dưới, nói chung xã với khu bảo tồn vận động thì bà con ở đây cũng chấp hành để di dời đi nhưng kẹt những con cá lớn này phải bán xong mới di dời đi được.”

Diện tích nuôi trồng thủy sản toàn tỉnh Đồng Nai hiện đạt gần 9 nghìn ha. Cơ cấu ngành tiếp tục chuyển dịch theo hướng nâng tỷ trọng sản phẩm nuôi trồng thủy sản nước ngọt và chất lượng con giống sạch bệnh, thích ứng với biến đổi khí hậu.

Chuẩn bị bước vào mùa mưa lũ, để ứng phó với diễn biến thời tiết, Ông Châu Thanh An, Chi cục trưởng Chi cục thủy sản Đồng Nai cho biết, đơn vị cũng đã tham mưu Sở ban hành các văn bản, thông báo khuyến cáo, hướng dẫn các hộ nuôi trồng thủy sản điều chỉnh phương thức quản lý và chăm sóc phù hợp với điều kiện thực tế, góp phần giúp bà con chủ động hạn chế những rủi ro, tổn thất trong quá trình nuôi; triển khai các khuyến cáo, giải pháp ứng phó với diễn biến thời tiết cho người nuôi thủy sản; tăng cường triển khai các giải pháp ứng phó với mưa lũ đầu mùa cho người nuôi cá bè, chủ động phối hợp các ngành liên quan xử lý kịp thời các tình huống xấu nhất có thể xảy ra.

Băng—Ông Châu Thanh An Chi cục trưởng Chi cục thủy sản Đồng Nai

“Để hỗ trợ cho người dân giảm bớt thiệt hại do thiên tai, hằng năm, trước màu mưa bão thì Chi cục tham mưu cho Sở có văn bản gửi các địa phương để tuyên truyền cho bà con các giải pháp để thảm thiểu thiệt hại do thiên tai gây ra.

Đối với khu vực hồ Trị An thì cũng thực hiện theo quyết định của tỉnh về việc sắp xếp lồng bè vò khu vực ổn định, hạn chế ảnh hưởng bởi thiên tai và thời tiết. Nội dung này, đối với Đồng Nai thì Khu bảo tổn thiên nhiên văn hóa Đồng Nai phối hợp với huyện và các xã liên quan thực hiện.

Về mặt tuyên truyền chung Chi cục cũng hướng dẫn cho các hộ dân thực hiện sắp xếp và bố trí lồng bè theo quy chuẩn quốc gia và thông tin để bà con chủ động ứng phó với thiên tai trong đó chủ yếu là các giải pháp tập trung hạn chế thả bổ sung nuôi mật độ cao vào những tháng màu mưa bão…”

Thưa quý vị và bà con, là địa phương có nhiều lợi thế để nuôi trồng thủy sản, Đồng Nai đã và đang đặt nhiều mục tiêu cho lĩnh vực này và tập trung nhiều nguồn lực để thực hiện. Bên cạnh việc quy hoạch vùng nuôi, khuyến cáo bà don di dời lồng bè phù hợp với sự phát triển, bảo vệ thủy sản trước, trong và sau mùa mưa bão, thời gian tới, địa phương sẽ tiếp tục tăng cường phối hợp và triển khai xây dựng hệ thống thông tin quan trắc, cảnh báo môi trường các vùng nuôi thủy sản, hệ thống thông tin các vùng khai thác thủy sản, dữ liệu nguồn lợi thủy sản cảnh báo hạn mức khai thác vùng đảm bảo khai thác thủy sản gắn với bảo vệ nguồn lợi thủy sản thích ứng biến đổi khí hậu.

Nội dung vừa rồi cũng đã kết thúc chương trình Phòng chống thiên tai phát sóng trên Nông nghiệp radio hôm nay, cảm ơn sự chú ý theo dõi của quý vị và bà con, xin kính chào và hẹn gặp lại

Tự động

Người nuôi cá lồng chủ động 'né' thiên tai bất thường

Cá lồng bè là đối tượng rất dễ chịu ảnh hưởng bởi tác động của thiên tai, các hiện tượng thời tiết cực đoan. Bước vào mùa mưa bão, người dân nuôi cá lồng bè trên sông La Ngà và hồ Trị An đang thực hiện di dời theo khuyến cáo để bảo vệ tài sản gia đình.

Trần Trung - Lê Bình

Tin liên quan

Các chương trình

Bảo vệ sự hài hòa giữa con người với thiên nhiên
Thời sự

Bảo vệ sự hài hòa giữa con người với thiên nhiên; Sâu, bệnh gây hại gần 230ha cây ăn quả có múi; Bắc Giang có thêm 6 sản phẩm OCOP 4 sao.

Bảo vệ sự hài hòa giữa con người với thiên nhiên
Thời tiết nông vụ ngày 22/11/2024: Mưa lớn tại Trung Trung bộ
Thời sự

Khu vực từ Quảng Trị đến Bình Định trong có mưa vừa, mưa to, cục bộ có nơi mưa rất to với lượng mưa phổ biến từ 80-180mm, cục bộ có nơi trên 300mm.

Thời tiết nông vụ ngày 22/11/2024: Mưa lớn tại Trung Trung bộ