Việt Nam có trách nhiệm với an ninh lương thực thế giới
Việt Nam là nhà cung cấp lương thực, thực phẩm có trách nhiệm. Đề nghị Hoa Kỳ đẩy nhanh mở cửa với dừa và chanh leo Việt Nam. Hệ thống lương thực thực phẩm bền vững - mạng lưới một hành tinh. 66 hồ đập hư hỏng trước mùa mưa lũ.
Quỳnh Anh | 06:51 19/04/2023
-
Việt Nam là nhà cung cấp lương thực, thực phẩm có trách nhiệm
-
Đề nghị Hoa Kỳ đẩy nhanh mở cửa với dừa và chanh leo Việt Nam
Thưa quý vị và bà con, hôm qua, tại cuộc hội đàm với Bộ trưởng Nông nghiệp Hoa Kỳ - Thomas J. Vilsack về thúc đẩy hợp tác khoa học kỹ thuật và thương mại nông lâm sản, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan đã gửi lời cảm ơn tới Hoa Kỳ nói chung và Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ nói riêng về các dự án hỗ trợ kỹ thuật đối với ngành nông nghiệp Việt Nam trong thời gian qua, từ đó giúp tăng cường năng lực cho các cơ quan kỹ thuật của Việt Nam. Đồng thời, Bộ trưởng đề nghị phía Hoa Kỳ hỗ trợ về tài chính và kỹ thuật thông qua các sáng kiến và hành động cụ thể để Việt Nam đạt mục tiêu về cam kết phát triển bền vững, tăng trưởng xanh, ứng phó với biến đổi khí hậu. Bên cạnh đó, bộ trưởng đề nghị Hoa Kỳ đẩy nhanh quá trình đánh giá và mở cửa đối với dừa và chanh leo của Việt Nam.
Linh Linh
- Hệ thống lương thực thực phẩm bền vững – mạng lưới một hành tinh
Cũng trong ngày hôm qua, Bộ NN-PTNT tổ chức buổi họp báo về Hội nghị Toàn cầu lần thứ 4 Hệ thống lương thực thực phẩm bền vững – mạng lưới một hành tinh dự kiến diễn ra từ ngày 24 đến ngày 27/4 năm nay. Chủ trì buổi họp báo, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Hoàng Hiệp cho biết: Đây là hội nghị cấp Bộ trưởng do Bộ NN-PTNT phối hợp với Ban thư ký Chương trình Lương thực, thực phẩm bền vững của Liên Hợp quốc tổ chức. Việc đăng cai tổ chức Hội nghị sẽ là cơ hội để Bộ NN-PTNT có dịp chia sẻ và lan tỏa nhiều hơn những thông điệp của ngành trong bối cảnh nông nghiệp Việt Nam đang thực hiện Chiến lược phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững dựa trên 3 trụ cột là: Nông nghiệp sinh thái – Nông thôn hiện đại – Nông dân thông minh. Cụ thể hơn về nội dung này, Nông nghiệp Radio sẽ thông tin tới quý vị trong phần sau của chương trình.
Quỳnh Anh
- 66 hồ đập hư hỏng trước mùa mưa lũ
Theo đại diện Sở NN-PTNT tỉnh Lâm Đồng, thời điểm trước mùa mưa lũ năm 2023, địa phương có 66 công trình thủy lợi có nguy cơ mất an toàn ở các mức độ khác nhau. Những công trình này chưa được thi công nâng cấp sửa chữa. Có 9 công trình bị hư hỏng nặng đã được bố trí vốn, còn lại 57 công trình hư hỏng chưa có kinh phí sửa chữa. Để đảm bảo an toàn hồ đập, tính mạng và tài sản của người dân phía hạ lưu công trình, Sở NN-PTNT đã đề nghị UBND tỉnh Lâm Đồng, Bộ NN-PTNT bố trí tổng kinh phí khoảng 538 tỷ đồng để thực hiện các giải pháp đảm bảo an toàn hồ, đập thủy lợi đến năm 2025.
Minh Hậu
- Dự phòng 5.000 người phòng cháy rừng U Minh Hạ
Theo Chi cục Kiểm lâm thuộc Sở NN-PTNT tỉnh Cà Mau, tình hình thời tiết diễn biến phức tạp, nắng nóng gay gắt đã làm gia tăng nhanh diện tích rừng bị khô hạn ở U Minh Hạ và cụm đảo Hòn Khoai. Toàn tỉnh hiện có hơn 33.500 ha rừng đang trong tình trạng khô hạn, nguy cơ cháy luôn rình rập. Trong đó, hơn 3.400 ha rừng cảnh bảo có nguy cơ cháy cấp V - cấp cực kỳ nguy hiểm. Hiện nay, địa phương đã bố trí gần 500 người thuộc lực lượng Kiểm lâm, chủ rừng, Công ty Lâm nghiệp U Minh Hạ, Vườn Quốc gia U Minh Hạ luân phiên túc trực canh lửa, giữ rừng, đồng thời dự phòng lực lượng tại chỗ với hơn 5.000 người chủ động biện pháp ứng phó kịp thời, hiệu quả khi có tình huống cháy rừng.
Trọng Linh
- Thanh Hóa sản xuất 175.000 lít mật ong mỗi năm
Những năm gần đây, nghề nuôi ong mật trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa phát triển cả về số lượng và chất lượng, tập trung chủ yếu ở những địa phương có tiềm năng cũng như lợi thế về rừng, vườn rừng và vùng trồng cây ăn quả. Từ việc phát triển nghề nuôi ong lấy mật, người dân đã chủ động ứng dụng khoa học- kỹ thuật, xây dựng thành công “thương hiệu” cho sản phẩm mật ong được người tiêu dùng ưa chuộng. Hiện nay, toàn tỉnh đã phát triển được hơn 101.400 đàn ong mật. Mỗi năm, sản lượng mật ong đạt khoảng 175.000 lít, giá trị sản xuất khoảng 52 tỷ đồng.
Quốc Toản
Nhạc
Thưa quý vị và bà con, những năm qua, ngành nông nghiệp Việt Nam phải đối mặt với nhiều khó khăn thách thức nhưng vẫn luôn phát triển mạnh mẽ, ngày càng khẳng định rõ vai trò, vị thế trên thị trường và được cộng đồng quốc tế công nhận. Minh chứng rõ nhất cho những thành quả của nền nông nghiệp nước ta trong nhiều năm qua là việc đăng cai tổ chức Hội nghị toàn cầu Hệ thống lương thực thực phẩm lần thứ 4 dự kiến diễn ra từ ngày 24 đến 27/4 này. Nhận định, việc đăng cai tổ chức Hội nghị sẽ là cơ hội để Bộ NN-PTNT có dịp chia sẻ và lan tỏa nhiều hơn những thông điệp của ngành trong bối cảnh nông nghiệp Việt Nam đang thực hiện Chiến lược phát triển dựa trên 3 trụ cột là: Nông nghiệp sinh thái – Nông thôn hiện đại – Nông dân thông minh, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Hoàng Hiệp có những chia sẻ về nội dung này.
Băng:
Quang Dũng
Bây giờ sẽ là những thông tin hoạt động chỉ đạo, điều hành về nông nghiệp sẽ diễn ra trong ngày hôm nay, 19/4/2023.
Hôm nay, Bộ trưởng Lê Minh Hoan Xử lý các công việc thường xuyên.
Thứ trưởng Phùng Đức Tiến Nghe báo cáo nhiệm vụ Khoa học công nghệ năm 2024 Lĩnh vực Thủy lợi – Phòng chống thiên tai, lĩnh vực chuyển đổi số; Nông nghiệp tuần hoàn và Chính sách. Sau đó, kiểm tra công tác chống khai thác IUU tại Phú Yên.
Thứ trưởng Trần Thanh Nam Tham gia đoàn công tác của Quốc Hội.
Trong khi đó, Thứ trưởng Nguyễn Quốc Trị Dự phiên họp thứ 4 Ban chỉ đạo Cải cách hành chính của Chính phủ. Sau đó có chuyến công tác tại Quảng Bình.
Quỳnh Anh
$ Nội dung vừa rồi cũng kết thúc Bản tin Nông nghiệp 24h của kênh phát thanh Nông nghiệp Radio hôm nay, bản tin do BTV Xuân Hào biên soạn và thực hiện, xin kính chào quý vị và bà con, hẹn gặp lại quý vị và bà con ở bản tin sau.
Việt Nam có trách nhiệm với an ninh lương thực thế giới
Việt Nam là nhà cung cấp lương thực, thực phẩm có trách nhiệm. Đề nghị Hoa Kỳ đẩy nhanh mở cửa với dừa và chanh leo Việt Nam. Hệ thống lương thực thực phẩm bền vững - mạng lưới một hành tinh. 66 hồ đập hư hỏng trước mùa mưa lũ.
Quỳnh Anh
Tin liên quan
Các chương trình
Việt Nam thích ứng chủ động với suy thoái đất và khô hạn; Trồng rừng gỗ lớn còn nhiều rào cản; Quảng Ngãi chỉ đạo sớm xử lý các điểm sạt lở khẩn cấp.
Miền Trung vẫn đang chìm trong mưa. Từ Thanh Hóa đến Thừa Thiên - Huế, mưa vẫn dai dẳng, thậm chí có nơi mưa to.