Nhân văn từ chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng

Những năm qua, nhiều chính sách hỗ trợ lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng cũng như các hộ dân sống dưới tán rừng đã được nghiên cứu, đưa vào thực hiện. Trong đó, nổi bật có chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng, từ khi ra đời đã huy động sự chung tay của các nguồn lực xã hội, góp phần cải thiện sinh kế những người làm công tác giữ rừng, giúp cho đại ngàn xanh mãi.

Trần Trung  | 13:47 01/07/2023

Nhân văn từ chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng

Tự động

MC 1: Xin kính chào quý vị và bà con, cảm ơn quý vị và bà con đã theo dõi chương trình Chiến lược Lâm nghiệp của Kênh Nông Nghiệp radio. Trước tiên mời quý vị cùng đến với một số tin vắn liên quan tới lĩnh vực Lâm Nghiệp

MC 2:

Do ảnh hưởng của hạn hán kéo dài, thời gian qua, nhiều diện tích cây trồng trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn đứng trước nguy cơ mất trắng, không còn khả năng thu hoạch. Sở NN- PTNT tỉnh đang khẩn trương kiểm tra công tác phòng, chống hạn. Qua ghi nhận, tại huyện Ba Bể đã có khoảng 1.012ha cây trồng các loại bị ảnh hưởng. Còn tại các huyện Ngân Sơn, Pác Nặm nhiều diện tích ngô đồi có khả năng giảm năng suất rất cao. Trên cây lâm nghiệp, số diện tích trồng mới của vụ trồng rừng năm nay cũng bị tác động do nắng nóng, nhiều trường hợp phải trồng đi trồng lại nhiều lần, như huyện Chợ Mới, đã có hơn 220ha rừng trồng mới bị chết nắng.

MC 1:

Theo báo cáo của Chi cục Kiểm lâm tỉnh Yên Bái, lũy kế 5 tháng đầu năm nay, địa phương đã trồng được hơn 13.900ha rừng, đạt 89,9%. Để triển khai thực hiện và cụ thể hóa Đề án “Trồng một tỷ cây xanh” của Chính phủ, tỉnh Yên Bái đã đưa kế hoạch trồng cây xanh trở thành phong trào thi đua của các cấp, ngành, tổ chức, đoàn thể trong từng khu nông thôn, trường học… Với sự tham gia của mọi người dân nhằm từng bước nâng cao chất lượng và độ che phủ của rừng. Với cách làm cụ thể, Yên Bái đặt ra mục tiêu đến hết năm 2025, trồng mới hơn 32,8 triệu cây xanh gồm cây xanh phân tán, cây trồng tập trung trong rừng phòng hộ, đặc dụng, trồng rừng mới sản xuất bằng loài cây thân gỗ, cây lâu năm, cây đa mục tiêu và ưu tiên các loài cây bản địa.

Tuấn Anh

MC 2:

Huyện miền núi Nam Giang, tỉnh Quảng Nam hiện có hàng trăm hộ dân là người Cơ Tu từng trồng cây keo và cho thu nhập khá ổn định. Gần đây, UBND huyện đang chú trọng mở rộng diện tích rừng sản xuất tiếp cận hướng đầu tư nâng cao chất lượng rừng và chuyển hoá từ rừng gỗ nhỏ sang trồng gỗ lớn. Bình quân mỗi năm, địa phương này bố trí ngân sách hơn 2 tỷ đồng hỗ trợ người dân nâng cao năng suất, chất lượng rừng trồng, chủ yếu tập trung trồng rừng gỗ lớn. Địa phương đã hỗ trợ người dân trồng hơn 1.000 ha rừng gỗ lớn với nhiều giống cây chất lượng như dổi, lim xanh, sao đen, huỳnh đàn. Qua triển khai, trồng rừng gỗ lớn đem lại hiệu quả cao, vừa đáp ứng được nhu cầu về nguồn gỗ cho hoạt động sản xuất và bảo vệ môi trường chống xói mòn đất, vừa nâng cao độ che phủ rừng. Đồng thời mang lại lợi nhuận cao hơn.

Nhân văn từ chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng

MC 1

Thưa quý vị và bà con, “gian khổ nhân lên gian khổ” có lẽ là những gì chúng ta hình dung khi nhắc tới công việc của người giữ rừng. Bằng tình yêu và trách nhiệm, nhiều người chọn gắn bó với núi rừng thăm thẳm, hàng ngày đối mặt với hiểm nguy, vất vả nhưng chạnh lòng hơn là phần thu nhập lại không đủ để họ trang trải cho cuộc sống gia đình. Bởi những gian khổ ấy, không ít người buộc phải chọn dừng lại, tìm kiếm một công việc khác nhưng cũng có nhiều người kiên trì ở lại, nỗ lực bảo vệ “rừng vàng” của đất nước. Đau đáu nỗi lo về chất lượng cuộc sống của lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng, nhiều năm qua, Chính phủ, các Bộ, ngành và địa phương cũng đã nghiên cứu, thực hiện nhiều chính sách hỗ trợ cho các đơn vị Kiểm lâm cũng như những hộ dân tham gia bảo vệ rừng, sống dưới tán rừng. May mắn thay, những chính sách này đã dần đem tới hiệu quả, đặc biệt là chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng, từ khi ra đời đã huy động các nguồn lực xã hội, góp phần cải thiện sinh kế những người làm công tác giữ rừng giúp cho đại ngàn mãi xanh.

 Ghi nhận PV Trần Trung tại cánh rừng nơi huyện biên giới Bù Đốp, tỉnh Bình Phước.

MC 2:

Mây đen kéo đến che lấp ánh sáng mặt trời, những cơn gió lướt qua da mang theo mùi ẩm ướt, báo hiệu mùa mưa đến, những người sản xuất nông nghiệp vui mừng vì ruộng lúa, nương khoai, vườn cây ăn quả của họ được tưới mát sau những ngày nắng hạn kéo dài, nhưng đối với những người làm công tác giữ rừng thì công việc thường nhật lại tăng lên gấp bội. Bởi, đây là thời điểm các đối tượng phá rừng hoạt động mạnh nhất, để bảo vệ từng mầm xanh đại ngàn, họ phải trèo đèo, lội suối, len lỏi vào sâu vào từng cánh rừng. Trên mặt đất, những dấu chân hằn in lên ngọn cỏ, những giọt máu đỏ thắm do bị muỗi, vắt rừng cắn rơi trên từng lá cây… Và có lẽ điều khiến những đôi chân ấy bớt nhọc nhằn là bản hòa ca giao mùa đầy sôi động, tiếng côn trùng sinh sôi nảy nở, tiếng lá cây đón nhận dòng nước mát đâm chồi nảy lộc, tiếng chim ca, vượn hú rủ nhau tìm kiếm thức ăn…

Chúng tôi có dịp theo chân những người bản địa trong tổ cộng đồng nhận khoán bảo vệ rừng thuộc Ban quản lý rừng phòng hộ huyện biên giới Bù Đốp, để tuần tra kiểm soát bảo vệ cánh rừng nơi địa đầu của của tổ quốc. Chỉ với hơn 20 người, hiện tổ nhận khoán bảo vệ hơn 500 ha rừng phòng hộ đầu nguồn, loại rừng đặc biệt quan trọng trong việc điều tiết lũ mùa mưa, và giữ nước cho mùa khô của hồ thủy diện Cần Đơn.

Chia sẻ công tác giữ rừng, ông Điểu Ngót tổ trưởng tổ cộng đồng nhận khoán bảo rừng cho biết, mình đã không nhớ nổi đây là mùa mùa mưa thứ bao nhiêu cùng ăn, cùng ngủ với rừng. Theo ông Ngót, những năm trước, người dân chưa có ý thức cao trong bảo vệ rừng, bà con thường vào rừng săn bắt, lấy măng, dược liệu, đốt rừng làm rẫy... Song, khó khăn nhất vẫn là cuộc chiến bảo vệ rừng nguyên sinh, nơi có nhiều lâm sản quý - “miếng mồi ngon” của lâm tặc. Quyết không để rừng bị “chảy máu”, ông Ngót cùng tổ công tác bảo vệ rừng đưa ra phương án giữ rừng hiệu quả. Ngoài ra, ông còn tìm hiểu các phong tục tập quán của người dân địa phương rồi tuyên truyền, vận động bà con tham gia bảo vệ rừng.

---băng----Ông Điểu Ngót tổ trưởng tổ cộng đồng nhận khoán chia sẻ

MC 2:

Là người vừa là quản lý, vừa là người bạn đồng hành với các tổ cộng đồng nhận khoán, hơn ai hết, anh Nguyễn Thành Vinh, Phó giám đốc Ban QLRPH Bù Đốp  thấu hiểu khó khăn của các tổ cộng đồng nhận khoán bảo vệ rừng.

Theo anh Vinh, hiện đơn vị đảm nhiệm quản lý và bảo vệ gần 8.500 ha rừng trong đó, 6.500 là rừng tự nhiên. Tuy diện tích rừng không lớn bằng các địa phương khác nhưng trải dài, phần lớn tiếp giáp với biên giới phía Nam Campuchia và lòng hồ thủy điện Cần Đơn. Từng mùa trong năm, lực lượng bảo vệ rừng có những khó khăn khác nhau nhưng vất vả nhất là mùa mưa vì đây là thời điểm nhạy cảm nhất trong công tác quản lý, bảo vệ rừng nên các đơn vị giữ rừng vẫn phải đảm bảo duy trì 100% quân số, chưa kể bình quân mỗi ngày một người phải tuần tra hàng trăm km trên những cung đường rừng trơn trợt lại phái đối mặt thú dữ và thậm chí chạm mặt bọn lâm tặc đang lâm le phá rừng. Tuy nhiên, với bản lĩnh, gan dạ của người thực thi nhiệm vụ, tất cả anh em không ngại khó, không ngại khổ bảo vệ tốt từng cụm rừng được giao.

--Băng--- Phó giám đốc Ban QLRPH Bù Đốp Nguyễn Thành Vinh cho biết thêm.

MC 2

Chia sẻ rõ hơn về nội dung này, ông Nguyễn Văn Thành - Giám đốc Ban quản lý rừng phòng hộ Bù Đốp cho biết, hiện đơn vị có 4 cộng đồng dân cư tham gia nhận khoán bảo vệ rừng, mỗi cộng đồng có từ 30-40 thành viên, mỗi thành viên nhận khoán 30 ha rừng, từ nhận khoán đã nâng cao ý thức cho họ bảo vệ rừng và cộng đồng. Đến thời điểm này toàn bộ diện tích rừng đơn vị quản lý đều an toàn, giữ vững, không bị xâm hại. Hằng năm đơn vị và địa phương chi trả phí dịch vụ bảo vệ rừng kịp thời, đúng quy định giúp họ ổn định cuộc sống.

---băng--- Giám đốc Ban quản lý rừng phòng hộ Bù Đốp Nguyễn Văn Thành -nhấn mạnh.

MC 1:

Thưa quý vị và bà con, từ câu chuyện ở Bù Đốp, có thể thấy, gian khổ lẫn hiểm nguy là vậy nhưng đối với những người làm công tác giữ rừng, đặc biệt là các tổ cộng đồng nhận khoán ở huyện biên giới này, đó là niềm vui, là hạnh phúc. Những mầm xanh đang đâm chồi, nảy lộc, từng bước chân của lực lượng bảo vệ rừng, của những người dân được giao khoán bảo vệ rừng vẫn bền bỉ nơi hiểm nguy, giữ gìn từng phần đất, từng tán cây của đất nước.

  Đối thoại

MC 1:

Thưa quý vị, phóng sự vừa rồi đã cho ta thấy vai trò không nhỏ của các tổ cộng đồng nhận khoán bảo vệ rừng. Qua đó có thể khẳng định chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng ra đời là chủ trương đúng đắn, kịp thời, mang lại hiệu quả rõ rệt trên các khía cạnh kinh tế, môi trường và xã hội. Tuy nhiên, từ khi ban hành đến nay, chính sách này đã được vận hành qua hàng chục năm, kinh phí chi trả cho các chủ rừng và tổ cộng đồng nhận khoán có điều chỉnh tăng thêm nhưng vẫn còn ở mức khá thấp. Đòi hỏi cần có sự quan tâm hơn nữa từ các cấp, các ngành, các địa phương.

Chương trình đối thoại hôm nay chúng tôi có cuộc trò chuyện với ông Nguyễn Văn Long, hiện là Phó Giám đốc Quỹ bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Bình Phước để nhìn nhận, phân tích, đánh giá và tìm ra giải pháp để chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng sát với tình hình thực tế, phù hợp với trách nhiệm, công sức của những người giữ rừng đang từng ngày, từng giờ phải đối mặt.

---PV----Thưa ông, từ khi chính sách chi trả dịch vụ môi từ rừng ra đời đã huy động được các nguồn lực xã hội để thực hiện tốt công tác quản lý và bảo vệ, phát triển rừng, đã qua 10 năm thì ông cho biết việc triển khai thực hiện chính sách này của địa phương, qua đó đã đạt được những cái kết quả như thế nào?

Băng ---Long---

---PV----Thưa ông, ông cho biết là với việc thực hiện chính sách này thì ý thức của người dân, đặc biệt cộng đồng nhận khoán góp phần đẩy lùi cái vấn đề xâm hại rừng tại địa phương ra sao?

Băng ---Long---

---PV----Thưa ông, bên cạnh những cái kết quả đạt thì theo ông còn những tồn tại, khó khăn gì và có những kế hoạch hay giải pháp như thế nào trong thời gian tới?

Băng ---Long---

MC 1:

Khảo sát của Sở NN-PTNT tỉnh Bình Phước cho thấy, năm 2022, diện tích rừng trên địa bàn tỉnh khoảng 171.642 ha. Độ che phủ rừng của địa phương hiện trên 22,6%, cao hơn nhiều so với các tỉnh, thành trong khu vực Đông Nam Bộ. Từ năm 2018 đến nay, trung bình mỗi năm tỉnh thu được khoảng 32 tỷ đồng tiền dịch vụ môi trường rừng từ các đơn vị sử dụng dịch vụ rừng. Nguồn thu này đã giúp huy động được nguồn lực hỗ trợ cho công tác quản lý, bảo vệ, phát triển rừng. Qua đó, góp phần bảo tồn đa dạng sinh học và tăng cường chức năng bảo vệ đất, nguồn nước, không khí. Bên cạnh hiệu quả thiết thực của chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng đã, đang mang lại, với những đề xuất kiến nghị được đưa ra, tin rằng nguồn lợi từ rừng của Bình Phước sẽ được phát triển tốt hơn nữa, góp phần bảo vệ môi trường sinh thái, nâng cao tỷ lệ che phủ rừng trên địa bàn tỉnh.

Nhạc

MC 2

Nội dung đối thoại vừa rồi cũng kết thúc chương trình phát thanh Chiến lược Lâm nghiệp phát sóng trên Nông nghiệp Radio hôm nay, cảm ơn  sự chú ý theo dõi của quý vị và bà con, xin kính chào và hẹn gặp lại.

Tự động

Nhân văn từ chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng

Những năm qua, nhiều chính sách hỗ trợ lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng cũng như các hộ dân sống dưới tán rừng đã được nghiên cứu, đưa vào thực hiện. Trong đó, nổi bật có chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng, từ khi ra đời đã huy động sự chung tay của các nguồn lực xã hội, góp phần cải thiện sinh kế những người làm công tác giữ rừng, giúp cho đại ngàn xanh mãi.

Trần Trung

Tin liên quan

Các chương trình

Kết nối chuỗi giá trị, phát triển nông nghiệp xanh tại AgroViet 2024
Thời sự

Kết nối chuỗi giá trị, phát triển nông nghiệp xanh tại AgroViet 2024; Kiến nghị dừng dự án trồng và phục hồi rạn san hô ngoài biển Thừa Thiên - Huế.

Kết nối chuỗi giá trị, phát triển nông nghiệp xanh tại AgroViet 2024
Thời tiết nông vụ ngày 21/11/2024: Miền Trung mưa lớn kéo dài, đề phòng ngập lụt
Thời sự

Từ Thừa Thiên - Huế đến Bình Định có khả năng xảy ra một đợt mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to với lượng mưa phổ biến 100 - 250mm, có nơi cao hơn 350mm.

Thời tiết nông vụ ngày 21/11/2024: Miền Trung mưa lớn kéo dài, đề phòng ngập lụt