Trồng rừng vững đất - viết nên bản giao hưởng rừng xanh

Phối hợp cùng Dự án Forest Symphony – Bản giao hưởng rừng xanh, thực hiện chiến dịch 'Trồng rừng vững đất' năm 2023, đến tháng 4, ngành Nông nghệp tỉnh Sóc Trăng đã cùng các đơn vị của dự án hoàn thành hơn 2,5km kè mềm xanh chắn sóng, hơn 81.400 cây mắm, bần được dự án trồng thành công tại tuyến đê biển TX Vĩnh Châu.

Kim Anh  | 15:00 25/06/2023

Trồng rừng vững đất - viết nên bản giao hưởng rừng xanh

Tự động

Trồng rừng vững đất - viết nên bản giao hưởng rừng xanh

MC 1: Xin kính chào quý vị và bà con, cảm ơn quý vị và bà con đã theo dõi chương trình Chiến lược Lâm nghiệp của Kênh Nông Nghiệp radio. Bây giờ sẽ là những nội dung chính sẽ có trong bản tin ngày hôm nay.

Headline (45 giây)

  • MC 1: Chính phủ phê duyệt chương trình phát triển Sâm Việt Nam đến năm 2030
  • MC 2: Quảng Trị: Giải quyết vướng mắc trong việc chuyển giao quỹ đất của các công ty lâm nghiệp về địa phương
  • MC 1: Hà Nội: Liên tiếp xảy ra 2 vụ cháy rừng ở Sóc Sơn

MC 2: Sau đây là nội dung chi tiết:

  • Chính phủ phê duyệt chương trình phát triển Sâm Việt Nam đến năm 2030

Mở đầu chương trình là thông tin Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang vừa ký Quyết định 611/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình phát triển Sâm Việt Nam đến năm 2030, định hướng đến năm 2045. Mục tiêu cụ thể đến năm 2030, bảo tồn nguồn gen Sâm Việt Nam ngoài tự nhiên gắn với bảo vệ, phát triển rừng, bảo tồn đa dạng sinh học trong hệ sinh thái rừng. Phấn đấu diện tích trồng Sâm đạt khoảng 21.000 ha vào năm 2030, 100% diện tích trồng Sâm Việt Nam được cấp mã số vùng trồng và chỉ dẫn địa lý. Sản lượng khai thác Sâm Việt Nam từ năm 2030 đạt khoảng 300 tấn/năm, đảm bảo đạt tiêu chuẩn GACP - WHO (thực hành tốt nuôi trồng và thu hái) hoặc tương đương.

Định hướng đến năm 2045 phát triển Sâm Việt Nam trở thành ngành hàng mang thương hiệu quốc tế, có giá trị xuất khẩu cao, tạo nguồn thu quan trọng cho các địa phương, phấn đấu đưa Việt Nam trở thành nước sản xuất Sâm lớn trên thế giới.

Kim Anh

MC 1:

  • Quảng Trị: Giải quyết vướng mắc trong việc chuyển giao quỹ đất của các công ty lâm nghiệp về địa phương

Thưa quý vị và bà con, thực hiện Nghị quyết của HĐND tỉnh Quảng Trị, các công ty TNHH MTV lâm nghiệp phối hợp với địa phương triển khai rà soát thực địa để thống nhất diện tích đất bàn giao về địa phương.

Tổng diện tích của các công ty TNHH MTV lâm nghiệp giao về địa phương cấp huyện theo lộ trình: 6.172 ha. UBND tỉnh Quảng Trị giao nhiệm vụ cho các công ty TNHH MTV lâm nghiệp (gồm Bến Hải, Triệu Hải, Đường 9) có trách nhiệm xử lý tài sản trên đất theo đúng quy định của pháp luật, bàn giao theo lộ trình khai thác đối với diện tích chuyển giao địa phương. Đồng thời, các địa phương nhận bàn giao đất chủ động tiếp nhận để quản lý đúng quy định, không để xảy ra tình trạng xâm lấn.

Kim Anh

MC 2:

  • Hà Nội: Liên tiếp xảy ra 2 vụ cháy rừng ở Sóc Sơn

Thưa quý vị, theo thông tin từ Hạt Kiểm lâm số 4, huyện Sóc Sơn, TP Hà Nội, trên địa bàn các xã Minh Trí, Nam Sơn, Hiền Ninh vừa xảy ra 2 vụ cháy rừng, ước thiệt hại gần 3ha rừng phòng hộ, chủ yếu là cháy thảm thực bì dưới tán rừng keo.

Sau khi xảy ra cháy rừng, Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai huyện Sóc Sơn đã huy động lực lượng cùng phương tiện tham gia dập tắt đám cháy. TP Hà Nội hiện có hơn 27.100ha rừng và đất lâm nghiệp. Để bảo đảm công tác phòng, chống cháy rừng đạt hiệu quả, lực lượng kiểm lâm Hà Nội đã phối hợp với chủ rừng, chính quyền 7 huyện, thị xã có rừng triển khai nhiều biện pháp quản lý, bảo vệ rừng. Trong đó chú trọng công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về bảo vệ rừng đến chính quyền các xã có rừng, chủ rừng, hộ gia đình, người dân sống trong rừng, ven rừng theo hình thức phù hợp.

Kim Anh

Nhạc cắt

MC 1: Thưa quý vị và bà con, địa bàn tỉnh Sóc Trăng có gần 10.300 ha rừng, trong đó, rừng phòng hộ ven biển chiếm trên 6.800 ha, tập trung chủ yếu tại các địa phương ven biển, như: huyện Cù Lao Dung, Trần Đề và thị xã Vĩnh Châu.

MC 2: Đai rừng phòng hộ này đóng vai trò quan trọng chắn sóng biển, bảo vệ đời sống và sản xuất của người dân khu vực phía trong đê. Vì thế, nhiều năm qua công tác trồng và phát triển diện tích rừng, nhất là rừng phòng hộ ven biển được địa phương đặc biệt quan tâm.

Bên cạnh đó, nhằm năng cao năng lực ứng phó với biến đổi khí hậu, tạo sinh kế cho người dân dưới tán rừng để bà con nâng cao thu nhập, cải thiện cuộc sống cũng được ngành nông nghiệp tỉnh Sóc Trăng chú trọng.

Ngay bây giờ, mời quý vị và bà con cùng theo chân nhóm phóng viên Nông nghiệp radio khám phá những cánh rừng ở Sóc Trăng qua ghi nhận sau.

MC 2:

Trồng rừng vững đất – Viết nên bản giao hưởng rừng xanh

Cách TP Cần Thơ khoảng 47km theo tuyến Quốc lộ Nam sông Hậu, mất khoảng 10 phút qua phà, nhóm phóng viên chúng tôi đã đặt chân đến huyện Cù Lao Dung, địa phương nằm ở cực Đông tỉnh Sóc Trăng. Từ đây phóng tầm mắt ra sông Hậu là một cánh rừng xanh trải dài đến tận cửa biển. (Chèn ATHT 1)

Theo hướng dẫn của một cán bộ địa phương, chúng tôi ghé thăm điểm du lịch sinh thái của anh Trương Văn Dũng, nằm nép mình bên con đường đê, chỉ đi vài bước chân đã đến khu vực rừng phòng hộ ven biển thuộc ấp An Quới, xã An Thạnh 3.

Lời chào mời đầu tiên, anh Dũng dùng chiếc thuyền nhỏ đưa chúng tôi dạo một vòng trong khu rừng bần, ra đến tận cửa biển. (Chèn ATHT 2) Chỉ tay về cánh rừng bần ở phía xa, anh Dũng cho biết, rừng mỗi năm lại dày hơn và vươn ra biển, tạo thành tấm lá chắn, người dân sinh sống ở Cù Lao Dung cũng yên tâm hơn. Nơi đây còn là nơi trú ngụ của loài khỉ, các loại chim rừng, vừa sinh sống, phát triển kinh tế, bảo vệ rừng, bảo tồn đa dạng sinh học của rừng. Ngân nga vài câu vọng cổ hòa với thiên nhiên rừng vàng biển bạc, anh Trần Văn Dũng bộc bạch:

[BANG TRUONG VAN DUNG]: “Mình sống bám rừng bám biển năm nay 40 mấy năm rồi, cuộc sống ngày xưa đánh lưới, đi đăng, mình đặt đủ thứ hết, làm đủ nghề dưới biển. Từ ngày có chương trình làm cuộc sống cho người dân dưới tán rừng như nuôi vộp, ốc len để sinh kế dưới tán rừng, làm thêm tour du lịch giờ cuộc sống ổn định hơn nhiều”.

Tham gia mô hình sinh kế dưới tán rừng do Dự án Chống chịu khí hậu tổng hợp và sinh kế bền vững ĐBSCL (MD-ICRSL) hỗ trợ từ cuối năm 2019, anh Dũng thả nuôi vọp, ốc len, đặt thêm vèo nuôi cá thòi lòi, thả nuôi cua, cá trong ao… thủy sản được phát triển tự nhiên, đỡ công chăm sóc, tiết kiệm chi phí nhờ tận dụng nguồn thức ăn có trong tự nhiên. Ngoài ra, anh Dũng kết hợp với nhiều điểm tham quan khác trong vùng tạo thành cụm du lịch cộng đồng, vào cao điểm, lượng du khách lên đến hàng nghìn khách một tháng.

Rời Cù Lao Dung chúng tôi tiếp tục hành trình đến tuyến đê biển TX Vĩnh Châu. Đây là khu vực trọng yếu, đảm bảo che chắn cho người dân trong vùng.

Tham gia Tổ quản lý, bảo vệ rừng gần 20 năm, ông Lâm Đa Rít ở ấp Prey Chóp B, xã Lai Hòa, không ít lần chứng kiến tình trạng song đánh gây sạt lở, nước tràn đê. Nếu không có những cánh rừng phòng hộ được trồng dọc “ôm” trọn thân đê, tuyến đê biển Vĩnh Châu khó đủ sức chống chịu. Ông Lâm Đa Rít kể lại:

[BANG LAM DA RIT]: “Có rừng mới bảo vệ đê điều được, ngoài ra không có rừng cái bờ này chịu không nổi, đánh sạt lở dữ lắm. Nước thường xuyên lên hoài không bao giờ xuống, khí hậu khác với những năm trước. Hồi trước cha mình đã tham gia tổ này rồi, đời con mình phải theo bảo vệ cho nhân dân lợi ích hơn. Bên hạt tổ chức anh em mình gom lại mình tập trung chỗ nào chết thì mình trồng, cây nào yếu thì mình sửa cho nó thẳng lại”.

Trên 50% người dân ở TX Vĩnh Châu là hộ đồng bào dân tộc Khmer, sống quanh tuyến đê biển. Hơn ai hết họ chịu bám rừng và hiểu được giá trị của việc trồng và giữ rừng. Từ năm 2021, Ngành nông nghiệp tỉnh Sóc Trăng phối hợp cùng Dự án Forest Symphony – Bản giao hưởng rừng xanh, thuộc chương trình Hạnh phúc Xanh do Quỹ Sống bền vững triển khai, thực hiện chiến dịch “Trồng rừng vững đất” năm 2023. Với thông điệp “một cây khỏe, triệu người vui”, kêu gọi cộng đồng chung tay trồng thêm 10ha rừng mới trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng, hướng đến mục tiêu phủ xanh 50ha rừng ngập mặn trong 5 năm.

Tính đến tháng 4/2023, dự án đã hoàn thành hơn 2,5km kè mềm xanh chắn sóng, hơn 81.400 cây mắm, bần được dự án trồng thành công tại tuyến đê biển TX Vĩnh Châu.

Anh Nguyễn Trung Quốc, nhân viên Hạt kiểm lâm TX Vĩnh Châu chia sẻ về giá trị của việc trồng rừng đối với địa phương:

[BANG NGUYEN TRUNG QUOC]: “Thường xuyên tham gia cùng các dự án, đặc biệt là các dự án trồng rừng ven biển để vừa bảo vệ đê biển cũng như tài sản, tính mạng của bà con. Ngoài việc trồng rừng cũng tạo các sinh kế cho bà con từ các mô hình của dự án như trồng nông sản sạch trong nhà lưới, nuôi cua dưới tán rừng, nuôi ốc len, vọp… từ đó nâng cao được ý thức của bà con về vai trò của rừng trong bối cảnh biến đổi khí hậu, từ đó người dân có sự gắn kết trong trồng rừng ven biển”.

Một cánh rừng khỏe sẽ nâng cao năng lực ứng phó trước thiên tại, tạo sinh kế bền vững cho bà con sống dưới tán rừng, bảo vệ môi trường. Trồng rừng đã khó, việc bảo vệ rừng lại càng khó khăn hơn, đòi hỏi sự chung tay của nhiều tổ chức đặc biệt là người dân sống ven cánh rừng cùng chính quyền địa phương “trồng rừng vững đất”.

Văn Vũ

Đối thoại

Nhạc chuyên mục:

MC 1: Thưa quý vị, để thực hiện hiệu quả công tác bảo vệ và phát triển rừng, tỉnh Sóc Trăng đã thành lập Ban Quản lý các dự án Lâm nghiệp kết hợp với Chi cục Kiểm lâm vừa thực hiện công tác bảo vệ rừng, vừa thực hiện các dự án trồng rừng. Đồng thời, Ban Quản lý cũng phối hợp với các tổ chức quốc tế triển khai hàng loạt dự án trồng rừng ngập mặn ở những địa phương ven biển như: huyện Cù Lao Dung, huyện Trần Đề và TX. Vĩnh Châu.

MC 2: Toàn tỉnh cũng đã thành lập 19 tổ quản lý, bảo vệ rừng với trên 200 thành viên, là cánh tay nối dài của lực lượng kiểm lâm trong công tác bảo vệ và phát triển rừng phòng hộ ven biển. Qua đó hạn chế đáng kể tình trạng phá hoặc lấn chiếm đất rừng.

MC 1: Từ cách làm đó, công tác phát triển rừng, bảo tồn hệ sinh thái thiên nhiên và ứng phó với thiên tai ở Sóc Trăng có bước chuyển mình ra sao. Mời quý vị và bà con cùng nghe cuộc trao đổi giữa Biên tập viên Xuân Hào và bà Phan Thị Trúc Giang, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm Lâm tỉnh Sóc Trăng.

[BANG PHAN THI TRUC GIANG]

Kim Anh

Nhạc

Nội dung đối thoại vừa rồi cũng kết thúc chương trình phát thanh Chiến lược Lâm nghiệp hôm nay. Chương trình do BTV Kim Anh – Xuân Hào biên soạn.                       

Cám ơn quý vị và bà con đã lắng nghe, Nông nghiệp radio mến chào và hẹn gặp lại trong các chương trình sau!

Tự động

Trồng rừng vững đất - viết nên bản giao hưởng rừng xanh

Phối hợp cùng Dự án Forest Symphony – Bản giao hưởng rừng xanh, thực hiện chiến dịch 'Trồng rừng vững đất' năm 2023, đến tháng 4, ngành Nông nghệp tỉnh Sóc Trăng đã cùng các đơn vị của dự án hoàn thành hơn 2,5km kè mềm xanh chắn sóng, hơn 81.400 cây mắm, bần được dự án trồng thành công tại tuyến đê biển TX Vĩnh Châu.

Kim Anh

Tin liên quan

Các chương trình

Tăng cường kiểm tra đột xuất về an toàn thực phẩm
Thời sự

Tăng cường kiểm tra đột xuất về an toàn thực phẩm; Hơn 2 ngày khống chế cháy rừng ở Sin Suối Hồ; Hồ chứa 'no nước' khi bước vào mùa khô.

Tăng cường kiểm tra đột xuất về an toàn thực phẩm
Thời tiết nông vụ ngày 21/01/2025: Bắc bộ mờ sương, nền nhiệt tăng nhẹ
Thời sự

Trước khi đợt rét đậm, rét hại quay trở lại, miền Bắc chịu ảnh hưởng bởi gió Đông Nam mang nhiều hơi ẩm, gây nên hiện tượng sương mù vào sáng sớm.

Thời tiết nông vụ ngày 21/01/2025: Bắc bộ mờ sương, nền nhiệt tăng nhẹ