Nhiều diện tích cây trồng có nguy cơ mất trắng do nắng hạn

Nắng hạn kéo dài trong những ngày qua đã làm mực nước tại các sông suối, ao hồ, mạch nước ngầm ở Gia Lai giảm mạnh, khiến nhiều cánh đồng phải chịu cảnh thiếu nước.

Tuấn Anh  | 

Nhiều diện tích cây trồng có nguy cơ mất trắng do nắng hạn

Tự động

Nhiều diện tích cây trồng có nguy cơ mất trắng do nắng hạn

MC1: Thưa quý vị và bà con! Ảnh hưởng của nắng nóng kéo dài ở tỉnh Gia Lai trong những ngày qua đã làm cho mực nước tại các sông suối, ao hồ, mạch nước ngầm ở một số địa phương giảm mạnh. Điều này đã khiến nhiều cánh đồng đang phải chịu cảnh thiếu nước, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất nông nghiệp của người dân. Trong đó, tại huyện Phú Thiện gần 100ha cây trồng của hơn 34 hộ dân đang phải đối mặt với nguy cơ mất trắng do thiếu hụt nguồn nước tưới. Ghi nhận của phóng viên Tuấn Anh tại Gia Lai.

MC2: Cánh đồng thuộc thôn Đoàn Kết, xã AYun Hạ như đang chuyển sang mầu nâu úa, diện tích lớn cây trồng tại đây đều bị khô héo, không phát triển. Trong đó, một số diện tích lúa gần đến ngày thu hoạch cũng đã cháy khô, không còn khả năng cứu vãn. Do đây là khu vực không có nguồn nước thủy lợi, nên người dân nơi đây chủ yếu phụ thuộc nước trời. Vậy mà, năm nay mưa ít, lượng nước tại các sông suối đều cạn kiệt khiến nhiều hộ dân đang phải đối mặt với nguy cơ mất trắng. Ông Vũ Văn Khiểng người dân thị trấn Phú Thiện, huyện Phú Thiện cho biết:

Băng 1: Ông Vũ Văn Khiểng (thị trấn Phú Thiện, huyện Phú Thiện):

Diện tích nhà tôi là 12ha, trong đó thiệt hại lúa cháy vào khoảng 6ha rồi, là mất trắng. Do năm nay mùa mưa cắt sớm, so với mọi năm là hết sớm hơn 1 tháng nên mới dẫn đến tình trạng lúa cháy như thế này. 1ha lúa của chúng tôi đầu tư khoảng 35-40 triệu đồng, nếu như được thu, như diện tích của tôi đây đây thì nó được là khoảng 80 triệu một ha, nhưng sao bây giờ nắng hạn quá cho nên là mất cả vốn lẫn lời.

Sinh kế của ngươi dân thôn Đoàn Kết chủ yếu trông chờ vào cánh đồng với diện tích khoảng 300ha sản xuất nông nghiệp với các loại cây trồng như lúa nước, ngô, khoai lang… Nhưng giờ đây, diện tích sản xuất trực tiếp bị khô hạn, thiếu nước đã là hơn 88ha, chủ yếu là lúa nước. Còn lại hơn 200ha cũng bị bắt đầu chị ảnh hưởng của hạn hán. Anh Siu Thuyên ở xã Ia Ake, huyện Phú Thiện cũng đang đứng ngồi khôn yên khi có đến hơn một nửa diện tích lúa của gia đình anh đã bị hạn cháy:

Băng 2: Phỏng vấn anh Siu Thuyên (xã Ia Ake, huyện Phú Thiện):

Gia đình tôi có 4 ha lúa thì đã cháy hết 2,5 ha, còn lại bao nhiêu thì để lại, ngay cả diện tích lúa đang cắt đây cũng bị cháy. Năm nay làm mất mùa hơi bị nhiều, tính ra năm nay làm lúa lỗ nhiều. Như đất đây, năm ngoái làm 1 ha thu về 10 tấn lúa, còn năm nay dư trù được 7 tấn thôi, như vậy làm sao ăn được.

Theo ngành chức năng, năm nay, nắng hạn diễn ra sớm hơn những năm trước. Nhiều nguồn nước từ suối và các ao hồ tại đây, đã cạn kiệt từ giữa tháng 2. Hiện không còn đủ để cung cấp cho những diện tích cây trồng sắp đến ngày thu hoạch. Người dân nơi đây đã làm đủ mọi cách, chấp nhận bỏ ra chi phí cao để khoan giếng nhằm hy vọng tìm nguồn nước nhưng vẫn không có nước. Nhiều hộ chấp nhận gặt diện tích lúa cháy để tận dụng làm thức ăn cho gia súc.

Trước tình hình trên, ngành huyện Phú Thiện đã tham mưu UBND huyện kiến nghị tỉnh các giải pháp. Trong đó, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động người dân, hộ dân, tổ dịch vụ chủ động nguồn nước từ các khe suối, ao, hồ để chống hạn. Về giải pháp lâu dài, huyện đề xuất đầu tư trạm bơm ở cánh đồng thôn Đoàn Kết, xã Ayun Hạ nhằm phục vụ việc sản xuất ở trên địa bàn một cách lâu dài. Ông Nguyễn Anh Tuấn, Phó Chủ tịch UBND huyện Phú Thiện cho biết:

Băng 3: Phỏng vấn ông Nguyễn Anh Tuấn, Phó Chủ tịch UBND huyện Phú Thiện:

Đối với tình hình hạn hán trên địa bàn thì chúng tôi đã chỉ đạo các cơ quan chuyên môn như là phòng Nông nghiệp, Trung tâm dịch vụ Nông nghiệp và các địa phương, các xã rà soát các diện tích có khả năng bị hạn và đã bị hạn. Để từ đó có những cái tuyên truyền vận động hướng dẫn cho người dân để khai thác các nguồn nước hiện có để làm sao đấy chống hạn cứu các diện tích hoa màu bị ảnh hưởng. Sau đó thì cũng đã chỉ đạo các địa phương rà soát thống kê những thiệt hại nếu có ở trên cơ sở đó thì sẽ căn cứ vào các quy định của pháp luật để có chính sách hỗ trợ đối với những thiệt hại do hạn hán gây ra đối với người dân.

MC1: Thưa quý vị và bà con! Trong khi chờ đợi giải pháp lâu dài từ các ngành chức năng, người dân ở đây vẫn phải tìm mọi cách đối phó với nắng hạn. Người dân đã phải bỏ ra chi phí nhiều hơn để bơm nước từ các trạm bơm điện dã chiến đưa nước vào đồng ruộng nhưng vẫn không thể cứu được cây trồng.

# MC2: Bây giờ, mời quý vị và bà con theo dõi một số tin vắn về hoạt động phòng chống thiên tai vừa diễn ra:

MC1: Thưa quý vị và bà con, vừa qua, Bộ đội Biên phòng đã tổ chức Hội nghị tổng kết công tác phòng thủ dân sự, ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2023, triển khai nhiệm vụ năm 2024 theo hình thức trực tiếp và kết nối trực tuyến đến điểm cầu trong toàn lực lượng. Phát biểu kết luận hội nghị, Thiếu tướng Hoàng Hữu Chiến, Phó tư lệnh, Tham mưu trưởng Bộ đội Biên phòng khẳng định, với tinh thần vượt khó, toàn lực lượng Bộ đội Biên phòng đã quyết tâm hoàn tốt công tác phòng thủ dân sự, ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2023. Thời gian tới, toàn lực lượng cần tiếp tục nêu cao trách nhiệm, xác định đây là nhiệm vụ chiến đấu trong thời bình của Quân đội nhân dân nói chung và Bộ đội Biên phòng nói riêng.

MC2: Văn phòng Thường trực Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Thái Nguyên vừa tổ chức Hội nghị tập huấn nâng cao kiến thức, kỹ năng cho trên 100 cán bộ làm công tác phòng, chống thiên tai trên địa bàn TP. Sông Công. Tham gia lớp tập huấn, các học viên được truyền đạt các nội dung cơ bản như: Công tác phòng, chống thiên tai ở Việt Nam và tỉnh Thái Nguyên; các loại hình thiên tai thường xảy ra trên địa bàn và biện pháp phòng ngừa; Luật Phòng, chống thiên tai… Thông qua Hội nghị tập huấn, góp phần nâng cao năng lực, trách nhiệm của lực lượng làm công tác phòng chống thiên tai; xây dựng cộng đồng an toàn và chuẩn bị ứng phó có hiệu quả với mọi tình huống thiên tai.

MC1: Trong cả tháng 1 và tháng 2 năm nay, Nam Bộ thiếu hụt lượng mưa nghiêm trọng. Phần lớn các khu vực ở Nam Bộ đều không mưa và có trạm thiếu hụt hơn 60 mm so với trung bình mọi năm. Chưa có đợt mưa trái mùa nào xuất hiện vào giai đoạn đầu mùa khô, đây là hiện tượng hiếm gặp ở Nam Bộ. Dự báo trong tháng 3 này, tình trạng thiếu hụt mưa sẽ tiếp tục diễn ra, mưa trái mùa rất ít đến không mưa. Nắng nóng thậm chí còn gay gắt hơn trong tháng 2, cao nhất phổ biến 34 - 37 độ C, miền Đông Nam Bộ có nơi lên tới 37 - 39 độ C.

# Nội dung vừa rồi cũng kết thúc chương trình Phòng chống thiên tai hôm nay, xin kính chào và hẹn gặp lại ở các nội dung sau:

Tự động

Nhiều diện tích cây trồng có nguy cơ mất trắng do nắng hạn

Nắng hạn kéo dài trong những ngày qua đã làm mực nước tại các sông suối, ao hồ, mạch nước ngầm ở Gia Lai giảm mạnh, khiến nhiều cánh đồng phải chịu cảnh thiếu nước.

Tuấn Anh

Tin liên quan

Các chương trình

Đắm chìm trong không gian tĩnh mịch của 'chợ ma' Định Yên
Phóng sự

Vào ngày 16 âm lịch hàng tháng, hơn 100 diễn viên không chuyên với nhiều lứa tuổi sẽ tề tụ về trước cửa Đình thần để tái hiện lại thực cảnh 'chợ ma' Định Yên.

Đắm chìm trong không gian tĩnh mịch của 'chợ ma' Định Yên
Linh thiêng Côn Đảo - Vang vọng bài ca yêu nước
Phóng sự

Dịp lễ 30/4 hàng năm, cũng là lúc bao thế hệ người Việt tìm về những 'địa chỉ đỏ' để ôn lại kỷ niệm hào hùng, cúi đầu, dâng hương những linh hồn bất tử.

Linh thiêng Côn Đảo - Vang vọng bài ca yêu nước