Nhiều hồ thủy lợi ở xứ Tuyên 'khát' nước
Hiện tượng El Nino dẫn đến hạn hán kéo dài, nhiều hồ thủy lợi 'khát khô' đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động sản xuất nông nghiệp. Tại Tuyên Quang, suốt từ tháng 4 đến tháng 6 vừa qua, mực nước các hồ chứa lớn trên địa bàn chỉ đạt từ 10 - 45% dung tích thiết kế, đòi hỏi những giải pháp cấp bách để bảo vệ mùa vụ.
Đào Thanh | 15:31 26/07/2023
Nhiều hồ thủy lợi ở xứ Tuyên “khát” nước
MC1:
Xin kính chào quý vị và bà con, cảm ơn quý vị và bà con đã quay trở lại với Nông nghiệp Radio trong chương trình Thủy lợi và phát triển.
Thưa quý vị và bà con, hiện tượng El Nino dẫn đến hạn hán kéo dài đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động sản xuất nông nghiệp, đe dọa năng suất cây trồng và hiệu quả kinh tế mang lại đối với người nông dân.
Tại tỉnh Tuyên Quang, nắng nóng và hạn hán kéo dài đã ảnh hưởng đến mực nước tại các hồ thủy lợi, cung cấp nguồn nước tưới tiêu phục vụ sản xuất. Ứng phó với tình trạng hạn hán, ngành chức năng cũng như người dân nơi đây đã đưa ra các giải pháp khắc phục nhằm hạn chế tối đa ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất nông nghiệp tại các địa phương. Song song với đó, công tác đảm bảo an toàn hồ đập khi mùa mưa bão đang đến gần cũng được đặt ra.
MC2: Suốt khoảng thời gian từ tháng 4 đến tháng 6, lượng mưa trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang rất ít, khiến ruộng đồng khô khốc, nhiều hoa màu bị chết héo. Chỉ tính riêng trong số 26 hồ thủy lợi lớn trên địa bàn tỉnh, các hồ chỉ đạt từ 10 đến 45% dung tích thiết kế. Đã có 3 hồ ở mực nước chết là hồ Khuổi Luồng, xã Khuôn Hà, huyện Lâm Bình; hồ Đèo Hoa, xã Chân Sơn, huyện Yên Sơn; hồ Khuôn Lù, xã Trung Trực, huyện Yên Sơn.
Đến giai đoạn cuối tháng 6 và đầu tháng 7, mực nước trên các hồ thủy lợi đã được cải thiện, mực nước đạt từ 30 đến 85% dung tích. Các hồ thủy lợi Khuổi Luồng; hồ Đèo Hoa; hồ Khuôn Lù ở mực nước chết trước đó đến nay đã đạt từ 30 đến 55% dung tích. Dù mực nước ở các hồ thủy lợi thời điểm hiện tại đã được cải thiện, nhưng so với những năm trước thì vẫn còn khá thấp, trong khi đó nhu cầu sử dụng nước phục vụ sản xuất vụ mùa là rất lớn. Ông Nguyễn Công Hàm, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Tuyên Quang cho biết.
Trích băng: Ông Nguyễn Công Hàm 1
MC 2: Song song với việc đối phó với tình hình hạn hán, thì công tác đảm bảo an toàn hồ đập khi mùa mưa bão đang đến gần cũng là vấn đề được ngành NN-PTNT tỉnh Tuyên Quang và các địa phương đề ra. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang có 2.887 đầu điểm công trình thủy lợi cấp nước phục vụ sản xuất nông nghiệp. Trong đó số công trình kiên cố là 1.600 công trình; số công trình tạm và bán kiên cố là hơn 1.270 công trình. Tổng chiều dài hệ thống kênh tưới gồm hơn 3.870km, trong đó kênh đã kiên cố là hơn 3.100km.
Qua đánh giá của ngành NN-PTNT tỉnh Tuyên Quang, các công trình thủy lợi trước mùa mưa lũ năm 2023 cho thấy, phần lớn các công trình hoạt động bình thường. Tuy nhiên vẫn còn 467 công trình thuỷ lợi bị hư hỏng, xuống cấp không đảm bảo an toàn công trình trong mùa mưa lũ và cấp nước phục vụ sản xuất nông nghiệp. Trong số này vẫn còn 417 công trình thủy lợi bị hư hỏng, xuống cấp, có nguy cơ mất an toàn chưa được bố trí kinh phí để sửa chữa nâng cấp. Ông Nguyễn Công Hàm, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Tuyên Quang cho biết thêm.
Trích băng Ông Nguyễn Công Hàm 2
MC2: Giữa những ngày nắng nóng oi ả, người dân ở huyện Sơn Dương vẫn hối hả ra đồng để kịp xuống đồng cấy lúa vụ mùa. Năm nay hạn hán, mực nước tại các công trình thủy lợi xuống thấp. Ngay cả những công trình thủy lợi lớn bậc nhất vùng đất này như hồ Hoàng Tân, xã Ninh Lai; hồ Hoa Lũng, xã Đại Phú; hồ Cao Ngỗi, xã Đông Lợi… cũng bất lực trước cái nắng nóng ròng rã kéo dài trong nhiều ngày.
Chị Lưu Thị Anh Đào, Phó trưởng Phòng Nông nghiệp huyện Sơn Dương cho biết, năm nay người sản xuất nông nghiệp ở Sơn Dương phải khắc phục khó khăn kép. Ngoài hạn hán gây ra, thì các địa phương cũng phải chủ động các phương án duy tu, bảo dưỡng các công trình thủy lợi để đảm bảo an toàn khi mùa mưa bão đang đến gần. Đặc biệt với công 101 công trình thủy lợi hư hỏng, xuống cấp cần đầu tư xây dựng, nâng cấp tại các địa phương.
Trích băng bà Lưu Thị Anh Đào
MC1: Thưa quý vị và bà con! Để công tác quản lý, khai thác và bảo vệ các công trình đập, hồ chứa nước thủy lợi trên địa bàn tỉnh đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ theo quy định hiện hành của Nhà nước, Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Tuyên Quang đã có văn bản triển khai thực hiện các nội dung theo quy định của pháp luật về quản lý an toàn đập, hồ chứa nước thủy lợi gửi các cơ quan, đơn vị liên quan.
Cùng với đó, để tổ chức thực hiện tốt công tác ứng phó, bảo vệ công trình thủy lợi trước, trong và sau mùa mưa lũ năm 2023, ngay từ đầu mùa mưa lũ UBND tỉnh Tuyên Quang đã chỉ đạo UBND các huyện, thành phố và các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức triển khai thực hiện công tác phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tại địa phương theo phương châm "bốn tại chỗ"; chuẩn bị đầy đủ lực lượng, vật tư, phương tiện dự phòng đảm bảo ứng phó ngay khi có sự cố xảy ra; tổ chức kiểm tra, đánh giá tổng thể thực trạng an toàn các công trình thủy lợi thuộc phạm vi trên địa bàn quản lý. Trên cơ sở đó, lập danh mục các công trình hư hỏng, xuống cấp có nguy cơ mất an toàn cho công trình và vùng hạ du.
MC 2:
Bây giờ, mời quý vị và bà con cũng điểm qua một số tin vắn liên quan tới lĩnh vực Thủy lợi vừa diễn ra trên cả nước.
Thưa quý vị và bà con, thời gian qua, tỉnh Trà Vinh đã ban hành nhiều nghị quyết nhằm hỗ trợ tổ chức và cá nhân áp dụng công nghệ sản xuất tưới tiên tiến, tiết kiệm nước. Theo đó, việc hỗ trợ bao gồm chi phí vật liệu, máy thi công, thiết bị để xây dựng hệ thống tưới tiên tiến, kinh phí mua phân bón thông minh, kinh phí đường ống nhựa phục vụ cho việc tưới tiêu với mức hỗ trợ cao nhất không quá 100 triệu đồng/cơ sở. Trà Vinh đặt mục tiêu đến năm 2030, diện tích tưới tiên tiến sẽ đạt 30%, và đến năm 2050, số này sẽ được nâng lên 60% theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
MC 2:
Theo Sở NN-PTNT tỉnh Quảng Nam, Quảng Nam đã triển khai gieo sạ 41.500ha lúa từ ngày 20/5 và kết thúc vào 5/6. Nhưng vụ hè thu này đáng lo nhất là tình trạng khô hạn và xâm nhập mặn đang diễn biến hết sức phức tạp. Trong khi đó, hầu hết hồ chứa thủy điện trên địa bàn tỉnh thiếu hụt trầm trọng nguồn nước. Hiện dung tích của 17 hồ chứa thủy lợi vừa và lớn do Công ty TNHH MTV Khai thác thủy lợi Quảng Nam quản lý cũng chỉ cơ bản đảm bảo, còn với 48 hồ chứa nhỏ do các địa phương quản lý thì chỉ có 9 hồ tích đầy nước. Nếu tiếp tục nắng hạn kéo dài thì không thể lường hết hậu quả. Do đó, ngành nông nghiệp và chính quyền các địa phương trong tỉnh đang chủ động triển khai các biện pháp ứng phó khẩn cấp để sử dụng hiệu quả nguồn nước tưới, chống hạn, mặn.
MC 1
Nhằm đảm bảo nguồn nước tưới tiêu phục vụ sản xuất, thời gian qua, huyện Mường Chà, tỉnh Điện Biên đã huy động nhiều nguồn lực đầu tư xây dựng, nâng cấp, sửa chữa hệ thống kênh mương, thủy lợi. Các công trình sau khi được đầu tư, sửa chữa, nâng cấp, bàn giao, đưa vào sử dụng cơ bản hoạt động có hiệu quả, đảm bảo cung cấp đủ nước tưới, giúp người dân yên tâm sản xuất. Từ nhiều nguồn vốn khác nhau, huyện Mường Chà được đầu tư, xây dựng trên 70 công trình thủy lợi vừa và nhỏ, đảm bảo phục vụ tưới tiêu cho gần 1.500ha lúa ruộng. Hiện, cơ quan chức năng địa phương đang tiếp tục rà soát, lập danh sách xin chủ trương đầu tư mới một số công trình, đồng thời nâng cấp, sửa chữa các công trình thủy lợi đã xuống cấp.
Nội dung vừa rồi cũng đã kết thúc chương trình Thủy lợi và phát triển của Nông nghiệp Radio hôm nay, cảm ơn sự chú ý theo dõi của quý vị và bà con, xin kính chào và hẹn gặp lại.
Nhiều hồ thủy lợi ở xứ Tuyên 'khát' nước
Hiện tượng El Nino dẫn đến hạn hán kéo dài, nhiều hồ thủy lợi 'khát khô' đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động sản xuất nông nghiệp. Tại Tuyên Quang, suốt từ tháng 4 đến tháng 6 vừa qua, mực nước các hồ chứa lớn trên địa bàn chỉ đạt từ 10 - 45% dung tích thiết kế, đòi hỏi những giải pháp cấp bách để bảo vệ mùa vụ.
Đào Thanh
Tin liên quan
Các chương trình
Từng giọt mồ hôi trên cánh đồng, từng câu chuyện chúng ta kể với nông dân, từng bước đi của hệ thống khuyến nông đều góp phần làm nên một nền nông nghiệp bền vững.
Nhiều nghề truyền thống được khôi phục và phát triển; Hơn 40 vụ ngộ độc thực phẩm liên quan tới độc tố tự nhiên; Giá dừa khô nguyên liệu tăng gấp đôi năm ngoái.