Nhiều nơi ở ĐBSCL có nguy cơ ngập úng

Nhiều nơi ở ĐBSCL có nguy cơ ngập úng; Thể chế hóa hợp tác nhằm thúc đẩy các dự án trong tương lai; Nguy cơ thiếu hụt nguyên liệu gỗ sau bão số 3.

Quỳnh Anh  | 

Nhiều nơi ở ĐBSCL có nguy cơ ngập úng

Tự động

Nhiều nơi ở ĐBSCL có nguy cơ ngập úng trong vài ngày tới

Sapo: “Nông nghiệp 24H” của NongnghiepRadio ngày 17/9 sẽ có những nội dung chính sau: Thể chế hóa hợp tác nhằm thúc đẩy các dự án trong tương lai; Nhiều nới ở ĐBSCL có nguy cơ ngập úng trong vài ngày tới; Đối diện với nguy cơ thiếu hụt nguyên liệu gỗ sau bão số 3.

Phần này KO đọc. Đây là tít và sapo của Bài phát thanh)

Xin kính chào quý vị và bà con, chào mừng quý vị và bà con đến với bản tin “Nông nghiệp 24h” ngày 17/9/2024 của Kênh phát thanh Nông nghiệp Radio.

Logo Nong nghiệp 24h

Trước tiên sẽ là những tin vắn về hoạt động quản lý, chỉ đạo, điều hành và hoạt động sản xuất nông nghiệp, tiêu thụ nông sản đã diễn ra trong 24h qua.

  • Thể chế hóa hợp tác nhằm thúc đẩy các dự án trong tương lai

Thưa quý vị và bà con, tại buổi tiếp và làm việc với Ngân hàng Thế giới WB diễn ra hôm qua, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan đã chia sẻ về những khó khăn hiện tại mà Việt Nam đang đối mặt và kỳ vọng rằng, Ngân hàng Thế giới sẽ tổ chức thêm các sự kiện, hội thảo để nâng cao năng lực tổ chức các dự án quốc tế cho Việt Nam một cách đồng bộ. Cùng với đó, trở thành cầu nối giữa các Bộ, ngành, để các cơ quan nhà nước phối hợp thống nhất. Bộ trưởng cũng nhất trí và nhấn mạnh cần có những tác động kinh tế rõ ràng tại các khu vực dễ bị tổn thương trước biến đổi khí hậu, như miền núi phía Bắc, duyên hải miền Trung, và ĐBSCL. Đồng thời đề xuất việc thể chế hóa hợp tác giữa Ngân hàng Thế giới và Chính phủ Việt Nam nhằm thúc đẩy các dự án trong tương lai.

  • Nhiều nới ở ĐBSCL có nguy cơ ngập úng trong vài ngày tới

Theo Viện Quy hoạch Thủy lợi Miền Nam, số liệu dự báo triều thời kỳ nửa cuối tháng 9 năm nay cho thấy, nguy cơ cao sẽ xảy ra ngập úng do triều cường kết hợp mưa lũ trên các khu vực có địa hình thấp trũng thuộc vùng ĐBSCL vào các ngày từ 18-22/9, nhất là vùng giữa và ven biển ĐBSCL. Viện Quy hoạch Thủy lợi Miền Nam kiến nghị các địa phương có nguy cơ xảy ra ngập úng do triều cường kết hợp mưa lũ vào đợt triều cường này cần rà soát các tuyến bờ bao xung yếu, các tuyến mới đắp và xây dựng các giải pháp ứng phó kịp thời. Đối với các tiểu vùng thủy lợi có cao trình bờ đê bao thấp như trên địa bàn tỉnh Cà Mau, Bạc Liêu, Hậu Giang và Kiên Giang, cần theo dõi chặt chẽ dự báo mưa và diễn biến thủy triều để có phương án vận hành tiêu thoát nước kịp thời, chuẩn bị các phương án bơm tiêu nước khi xảy ra ngập úng.

  • Đối diện với nguy cơ thiếu hụt nguyên liệu gỗ sau bão số 3

Sau cơn bão kỷ lục vừa qua, cùng với thủy sản thì khu vực lâm nghiệp của tỉnh Quảng Ninh cũng bị thiệt hại rất lớn khi hầu hết các tuyến cây xanh đô thị đều bị bật gốc, gãy đổ và tình cảnh tương tự cũng xảy ra trên những cánh rừng. Thống kê sơ bộ từ các địa phương, tỉnh Quảng Ninh có khoảng 53.840 ha rừng trồng bị tàn phá trong đợt thiên tai này. Sở NN-PTNT Quảng Ninh nhận định con số diện tích rừng bị thiệt hại do bão số 3 sẽ tăng thêm khi các địa phương có con số thống kê chính xác. Cùng với đó, việc người dân trồng lại rừng sau thiệt hại của bão sẽ tăng suất đầu tư, do mất thêm chi phí thu dọn cây gãy đổ để chuẩn bị diện trồng rừng. Và điều quan trọng là trong vòng 4-5 năm tới, nguồn nguyên liệu gỗ phục vụ sản xuất sẽ bị thiếu hụt nghiêm trọng.

  • 115 công trình thủy lợi ở Đắk Lắk có nguy cơ mất an toàn

Sở NN-PTNT tỉnh Đắk Lắk đã kiểm tra đánh giá mức độ an toàn công trình thủy lợi trong mùa mưa, lũ năm 2024 đối với 532/604 đập,hồ chứa trên địa bàn toàn tỉnh. Theo thống kê, có 115 công trình có nguy cơ mất an toàn. Trong số này, có 108 công trình tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn và 7 công trình có nguy cơ mất an toàn. Tổng kinh phí dự trù đầu tư nâng cấp, sửa chữa 115 đập, hồ chứa nước hư hỏng là hơn 820 tỷ đồng. Trong đó, kinh phí đã được bố trí sửa chữa, nâng cấp cho 12 công trình trong năm 2024 gần 56 tỷ đồng; kinh phí dự kiến cần để đầu tư nâng cấp cho hơn 100 công trình nhưng chưa có nguồn vốn là hơn 760 tỷ đồng. Để đảm bảo an toàn trong thời gian này, các cơ quan chức năng đã yêu cầu hạn chế tích nước ở các công trình có nguy cơ mất an toàn cao.

  • HTX tại Đồng Nai liên kết hoạt động hiệu quả

Theo UBND tỉnh Đồng Nai, đến nay đã có 13 HTX trong tỉnh được cấp mã số vùng trồng đối với cây chuối, sầu riêng, chôm chôm, xoài vào thị trường Trung Quốc, Hoa Kỳ, Australia, Newzealand với tổng diện tích gần 700ha. Trong lĩnh vực nông nghiệp, Đồng Nai hiện có hơn 200 HTX và 1 liên hiệp HTX. Số lượng HTX tham gia liên kết hợp tác và tiêu thụ nông sản với doanh nghiệp ngày càng tăng. Đến nay có hơn 60 HTX nông nghiệp tham gia vào chuỗi liên kết tiêu thụ sản phẩm. Nhiều HTX hoạt động theo phương thức sản xuất gắn với chuỗi giá trị, ứng dụng công nghệ cao đã mang lại hiệu quả cao. Đây là đánh giá của UBND tỉnh Đồng Nai tại kế hoạch phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã trên địa bàn tỉnh Đồng Nai năm 2025 vừa được ban hành.

Nhạc

Thưa quý vị và bà con, những năm qua, ngành nông nghiệp nói chung và lĩnh vực trồng trọt nói riêng của nước ta đã tạo được nhiều dấu ấn nổi bật, theo đúng định hướng phát triển bền vững, nâng cao chất lượng, giá trị gia tăng và khả năng cạnh tranh nông sản. Đồng thời, tập trung khai thác và tận dụng tốt lợi thế của nền nông nghiệp nhiệt đới, xây dựng các vùng chuyên canh quy mô lớn, hoàn thiện thể chế cho phát triển nông nghiệp theo định hướng thị trường. Từ những thành quả bước đầu, Kế hoạch cơ cấu lại ngành nông nghiệp giai đoạn 2021 - 2025 đã được Chính phủ phê duyệt tiếp tục chỉ rõ, ngành nông nghiệp cần tập trung đẩy mạnh phát triển nền sản xuất hiện đại, thích ứng với biến đổi khí hậu và kết nối bền vững với chuỗi giá trị nông sản toàn cầu. Thực hiện kế hoạch này, lĩnh vực trồng trọt được định hướng tổ chức sản xuất trong tình hình mới với 3 nhóm chính, Ông Nguyễn Như Cường, Cục trưởng Cục Trồng trọt cho biết:

Băng:

Bảo Thắng

Bây giờ sẽ là những thông tin hoạt động chỉ đạo, điều hành về nông nghiệp sẽ diễn ra trong ngày hôm nay, 17/9/2024.

Hôm nay, Bộ trưởng Lê Minh hoan Dự Hội nghị giữa Đảng đoàn Quốc hội với Ban cán ự đảng Chính phủ

Thứ trưởng Phùng Đức Tiến Nghe báo cáo hoàn thiện chức năng nhiệm vụ của các Trung tâm thuộc Cục Thú y. Họp Hội đồng Học viện Nông nghiệp Việt Nam. Sau đó, họp Hỗ trợ phục hồi sau lũ tại Tuyên Quang.

Thứ trưởng Trần Thanh Nam Tiếp tập đoàn nông nghiệp FUHOA. Tiếp tập đoàn Andros, Pháp. Sau đó, Họp triển khai các văn kiện ký kết của Ủy ban Liên chính phủ Việt Nam - Liên bang Nga.

Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp Họp về tiến độ các dự án: Xây dựng Hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu nền tảng nông nghiệp; Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số của Bộ. Sau đó, Họp Ban Thường vụ đảng Bộ tháng 9/2024.

Trong khi đó, Thứ trưởng Nguyễn Quốc Trị Họp Giao ban các đơn vị trong lĩnh vực Lâm nghiệp. Sau đó, Họp Ban chỉ đạo các công trình dự án trọng điểm quốc gia ngành giao thông vận tải theo lịch của lãnh đạo Chính phủ.

Quỳnh Anh

$ Nội dung vừa rồi cũng kết thúc Bản tin Nông nghiệp 24h của kênh phát thanh Nông nghiệp Radio hôm nay, xin kính chào quý vị và bà con, hẹn gặp lại quý vị và bà con ở bản tin sau.

Tự động

Nhiều nơi ở ĐBSCL có nguy cơ ngập úng

Nhiều nơi ở ĐBSCL có nguy cơ ngập úng; Thể chế hóa hợp tác nhằm thúc đẩy các dự án trong tương lai; Nguy cơ thiếu hụt nguyên liệu gỗ sau bão số 3.

Quỳnh Anh

Tin liên quan

Các chương trình

Thời tiết nông vụ ngày 19/9/2024: Miền Trung mưa lớn, đề phòng lũ lụt
Thời sự

Do tác động của Bão số 4, từ nay đến đêm mai, khu vực từ Hà Tĩnh đến Đà Nẵng có mưa to đến rất to với lượng mưa từ 100-300mm, có nơi trên 500mm.

Thời tiết nông vụ ngày 19/9/2024: Miền Trung mưa lớn, đề phòng lũ lụt
Ngành nông nghiệp quyết tâm khôi phục sản xuất, đảm bảo mục tiêu xuất khẩu
Thời sự

Ngành nông nghiệp quyết tâm khôi phục sản xuất, đảm bảo mục tiêu xuất khẩu; Đóng hết cửa xả đáy thủy điện Tuyên Quang; Nấm bệnh đẩy mô hình trồng thanh long vào ngõ cụt.

Ngành nông nghiệp quyết tâm khôi phục sản xuất, đảm bảo mục tiêu xuất khẩu