Việc kiện toàn mạng lưới thú y cơ sở là rất quan trọng trong công cuộc phòng chống dịch bệnh, đảm bảo sự phát triển bền vững của ngành chăn nuôi và thú y tại ĐBSCL.
Thực trạng kiện toàn và phát triển mạng lưới thú y cơ sở ở ĐBSCL
Việc kiện toàn mạng lưới thú y cơ sở là rất quan trọng trong công cuộc phòng chống dịch bệnh, đảm bảo sự phát triển bền vững của ngành chăn nuôi và thú y.
MC: Từ những năm 1960, mô hình chăn nuôi tập thể ở Việt Nam hình thành, phát triển. Từ đây tạo được một mạng lưới thú y cơ sở có tổ chức rộng khắp các tỉnh, thành. Nhờ đó, tỷ lệ tiêm phòng cho đàn gia súc, gia cầm hàng năm của nước ta đều đạt trên 70 – 80 %. Nhiều dịch bệnh được khống chế do việc tiêm phòng, mua bán, giết mổ gia súc, vận chuyển gia súc, gia cầm được thú y kiểm soát.
Tuy nhiên, trong vòng 10 năm trở lại đây, ngoài những dịch bệnh thông thường, một số dịch bệnh quan trọng và nguy hiểm như cúm gia cầm H5N1, lở mồm long móng… bùng phát, nhiều gia súc, gia cầm phải tiêu huỷ, gây thiệt hại về kinh tế. Một phần nguyên nhân là do Mạng lưới thú y cơ sở chưa thành hệ thống, việc phát hiện và khai báo dịch bệnh chậm.
Theo Cục Thú y, thời gian qua, việc tổ chức triển khai thực hiện công tác phòng chống dịch bệnh tại tuyến cơ sở (cấp xã, huyện) gặp nhiều khó khăn. Trong đó, có nguyên nhân rất lớn do việc một số tỉnh, thành phố đã tiến hành sáp nhập các trạm (gồm Thú y, Khuyến nông, Bảo vệ thực vật...) để thành lập Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp cấp huyện. Khiến nhiều nơi không còn lực lượng thú y cơ sở tiếp nhận thông tin từ người chăn nuôi.
MC: Mến chào quý vị và các bạn đến với chương trình tọa đàm của Báo Nông nghiệp Việt Nam.
Cả nước hiện có trên 16.000 người tham gia công tác thú y tại các địa phương. Nguồn lực này đã tạo thành mạng lưới thú y cơ sở vô cùng hữu hiệu để phòng, khống chế, thanh toán các dịch bệnh nguy hiểm ở gia súc và gia cầm.
Thực tế việc củng cố, kiện toàn và phát triển mạnh lưới thú y cơ sở ở các địa phương vùng ĐBSCL thời gian qua như thế nào? Chương trình tọa đàm 2 vị khác mời sẽ cùng trao đổi xoay quanh vấn đề này.
Xin trân trọng giới thiệu:
+ Ông TIỀN NGỌC TIÊN, Chi cục trưởng Chi cục Thú y vùng VII
(khách mời chào)
+ Ông VÕ BÉ HIỀN, Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi, Thú y và Thủy sản tỉnh Đồng Tháp
(khách mời chào)
MC:
Thưa ông Tiền Ngọc Tiên, ngày 22/3/2021, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định phê duyệt Đề án tăng cường năng lực hệ thống cơ quan quản lý chuyên ngành thú y các cấp giai đoạn 2021 – 2030.Với mục tiêu kiện toàn, củng cố và tăng cường năng lực, bảo đảm tổ chức thực hiện các hoạt động thú y có hiệu quả, kiểm soát tốt dịch bệnh động vật, bảo vệ sức khỏe cộng đồng. Sau 3 năm triển khai Đề án những kết quả quan trọng đề án đạt được là gì?
Trả lời: Ông Tiền Ngọc Tiên, Chi cục trưởng Chi cục Thú y vùng VII
mc:Tỉnh Đồng Tháp có hơn 50km đường biên giới, giáp với một số tỉnh của Vương quốc Campuchia. Do đó, việc kiện toàn mạng lưới thú y cơ sở đóng vai trò quan trọng trong công tác kiểm soát tốt các loại dịch bệnh nguy hiểm trên động vật nuôi. Hiện nay hệ thống thú y cơ sở của tỉnh được xây dựng, phát triển như thế nào thưa ông Võ Bé Hiền?
Trả lời: Ông Võ Bé Hiền, Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi, Thú y và Thủy sản tỉnh Đồng Tháp
MC: Trước khi tiếp tục cuộc trao đổi ngày hôm nay, Kim Anh mời quý vị cùng theo dõi phóng sự ngắn sau đây.
Clip 2: Đồng Tháp đã có Quyết định thành lập Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp
Ngày 25/5/2018, UBND tỉnh Đồng Tháp đã có Quyết định thành lập Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện, thị xã, thành phố trên cơ sở sáp nhập 4 đơn vị là: Trạm Chăn nuôi - Thú y, Trạm Trồng trọt - Bảo vệ thực vật, Trạm Khuyến nông và Trạm Thủy sản.
Theo Sở NN-PTNT tỉnh, việc thành lập Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp nhằm tinh gọn bộ máy, đầu mối quản lý, nâng cao tính chủ động cũng như năng lực, hiệu quả thực hiện nhiệm vụ của mạng lưới kỹ thuật nông nghiệp cấp huyện.
Nhiều viên chức đã có các sáng kiến mới, nâng cao hiệu quả hoạt động. Các chương trình tập huấn, tư vấn kỹ thuật cũng thường xuyên được tổ chức, qua đó hỗ trợ ngày càng nhiều hơn cho bà con nông dân.
Tuy nhiên, hoạt động của các Trung tâm đang tồn tại một số vướng mắc liên quan đến công tác chuyên môn và chức năng quản lý nhà nước.
MC: Vâng qua phóng sự vừa rồi chúng ta vừa theo dõi, thưa ông Võ Bé Hiền, riêng đối với ngành chăn nuôi và thú y việc thành lập Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp, tạo thuận lợi hoặc khó khăn gì trong công tác quản lý, kiểm soát dịch bệnh động vật địa phương?
Trả lời:Ông Võ Bé Hiền, Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi, Thú y và Thủy sản tỉnh Đồng Tháp
MC: Với mục tiêu tinh gọn bộ máy, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động, việc thành lập các Trung tâm dịch vụ nông nghiệp đang được triển khai ở nhiều địa phương. Tuy nhiên quá trình thực hiện đã gây một số khó khăn trong việc thực hiện nhiệm vụ chuyên môn, gây lúng túng trong việc xây dựng và thực hiện cơ chế. Nhất là chính sách hoạt động đối với mạng lưới thú y cơ sở. Ông Tiền Ngọc Tiên phân tích vấn đề này tại các địa phương vùng ĐBSCL như thế nào?
MC: Trả lời: Ông Võ Bé Hiền, Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi, Thú y và Thủy sản tỉnh Đồng Tháp
Phải nhìn nhận, thời gian trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp tình hình dịch bệnh trên động vật vẫn còn diễn biến phức tạp. Như vậy hiện nay, mạng lưới thú y cơ sở của tỉnh có đáp ứng được nhu cầu thực hiện nhiệm vụ kiểm dịch động vật, kiểm soát giết mổ và kiểm tra vệ sinh thú y hay không thưa ông Võ Bé Hiền?
Trả lời:Ông Võ Bé Hiền, Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi, Thú y và Thủy sản tỉnh Đồng Tháp
MC: Hiện nay nhiều địa phương bằng các giải pháp đang khôi phục phát triển hệ thống thú y, để có thể thực hiện hiệu quả, theo ông Tiền Ngọc Tiền cần phải giải quyết những vấn đề gì?
Trả lời: Ông TIỀN NGỌC TIÊN, Chi cục trưởng Chi cục Thú y vùng VII
MC: Để nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của hệ thống thú y cơ sở, tỉnh Đồng Tháp đã có những cơ chế, chế độ chính sách như thế nào cho đội ngũ này, góp phần phòng chống dịch bệnh, an toàn thực phẩm trong thời gian tới thưa ông Võ Bé Hiền?
Trả lời:Ông Võ Bé Hiền, Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi, Thú y và Thủy sản tỉnh Đồng Tháp
MC: Câu hỏi bổ sung hậu kỳ:
- Hiện nay hầu hết các địa phương đều xây dựng Kế hoạch phòng chống dịch bệnh trên địa bàn; tổ chức tiêm phòng, xây dựng vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh; kiểm dịch, kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y… từ đó một số dịch bệnh nguy hiểm trên động vật đã được thanh toán. Ông Tiền Ngọc Tiên đánh giá như thế nào về vai trò của thú y cơ sở đối với thành quả chung này?
- Việc đầu tư trang thiết bị cũng như nâng cao năng lực về chẩn đoán, xét nghiệm nhanh, dự báo dịch bệnh mới của tỉnh Đồng Tháp được thực hiện như thế nào?
Xin cảm ơn phần chia sẻ của hai vị khách mời. Thưa quý vị và các bạn!
Có thể khẳng định thú y cơ sở đang đảm nhận nhiệm vụ nặng nề từ Tham gia xây dựng các chương trình, kế hoạch, đề án khuyến khích phát triển và chuyển đổi cơ cấu vật nuôi. Đến thực hiện các biện pháp kỹ thuật về chăn nuôi, thú y; theo dõi, nắm bắt và báo cáo kịp thời tình hình chăn nuôi, dịch bệnh động vật.
Do đó, cần có những chính sách đầu tư phát triển mạng lưới thú y cơ sở. Đây sẽ là lực lượng xung kích, quan trọng trong công cuộc phòng chống dịch bệnh, đảm bảo sự phát triển bền vững của ngành chăn nuôi.
Một lần nữa trân trọng cảm ơn 2 vị khách mời đã nhận lời tham dự buổi Tọa đàm ngày hôm nay của Báo Nông nghiệp Việt Nam.