Những bài học rút ra từ cơn bão kỉ lục Yagi

Những bài học rút ra từ cơn bão kỉ lục Yagi; Chính quyền, nông dân ĐBSCL đồng lòng thực hiện Đề án 1 triệu ha lúa; Long An xóa nhà tạm, nhà dột nát.

Quỳnh Anh  | 

Những bài học rút ra từ cơn bão kỉ lục Yagi

Tự động

Những bài học rút ra từ cơn bão kỉ lục Yagi

  Xin kính chào quý vị và bà con, cảm ơn quý vị và bà con đã đến với bản tin Nông Nghiệp Tuần Qua của Kênh Nông Nghiệp radio. Bây giờ sẽ là những nội dung chính sẽ có trong bản tin ngày hôm nay.

Headline ( 45 giây)

  • Những bài học rút ra từ cơn bão kỉ lục Yagi
  • Chính quyền, nông dân ĐBSCL đồng lòng thực hiện Đề án 1 triệu ha lúa
  • Gần 18.800ha lúa bị sinh vật gây hại
  • Long An chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát
  • Giá tôm tăng cao, người nuôi lãi khá
  • Thái Nguyên hơn 10 năm chưa phải dùng ngân sách dập dịch hại cây trồng
  • Đồng Nai khai thác hơn 200.000 m3 gỗ trong 8 tháng
  • Bắc Giang đa dạng hóa cây trồng vụ đông

Sau đây là nội dung chi tiết:

  • Những bài học rút ra từ cơn bão Yagi

Thưa quý vị và bà con, trong tuần qua, cơn bão số 3, bão Yagi đổ bộ vào đất liền nước ta đã gây ảnh hưởng lớn tới đời sống, sản xuất, ghi nhận nhiều thiệt hại về tài sản và cả tính mạng con người. Đến chiều 8/9, bão Yagi và các hiệu ứng liên quan làm 21 người chết, 229 người bị thương, hơn 8.000 nhà ở hư hỏng. Về nông nghiệp, gần 128.000 ha lúa và hoa màu, gần 7.000 ha cây ăn quả bị ngập úng, hư hại; hơn 1.100 lồng bè bị cuốn trôi. Hàng loạt cây xanh đô thị bị ngã đổ, gây gián đoạn giao thông. Ngay sau khi cơn bão tàn phá, hôm qua, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã chủ trì Hội nghị đánh giá công tác chỉ đạo ứng phó, tình hình thiệt hại và triển khai các biện pháp cấp bách khắc phục hậu quả bão số 3. Thông tin thêm về nội dung này, Nông nghiệp Radio sẽ tiếp tục gửi tới quý vị trong phần sau của chương trình.

  • Chính quyền, nông dân ĐBSCL đồng lòng thực hiện Đề án 1 triệu ha lúa

Theo thông tin sơ kết 7 mô hình thí điểm Đề án Phát triển bền vững 1 triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL đến năm 2030, vụ hè thu 2024, 3 địa phương gồm TP Cần Thơ, Sóc Trăng và Trà Vinh đã thực hiện 4 mô hình với diện tích 196ha. Cục Trồng trọt ước tính, 4 mô hình đạt năng suất bình quân trên 6,4 tấn/ha, cao hơn năng suất ngoài mô hình trung bình gần 0,5 tấn/ha, sản lượng lúa giảm phát thải là 1.262 tấn. Trong vụ thu đông 2024, 3 mô hình tại tỉnh Đồng Tháp, Kiên Giang và TP Cần Thơ đã gieo sạ 140ha. Ước năng suất trung bình đạt hơn 6,3 tấn/ha và sản lượng đạt 157 tấn. Dự kiến các mô hình sẽ thu hoạch từ giữa tháng 9 đến cuối tháng 10/2024.

  • Gần 18.800ha lúa bị sinh vật gây hại

Theo Sở NN-PTNT Ninh Bình, vụ Mùa 2024, toàn tỉnh gieo cấy trên 31 nghìn ha lúa. Tuy nhiên, do ảnh hưởng bởi đợt mưa lớn kéo dài vào giữa tháng 7, nhiều diện tích lúa mới gieo cấy đã bị ngập úng, phải dặm tỉa, gieo cấy lại. Vì vậy đến ngày 5/8 toàn tỉnh mới cơ bản kết thúc gieo cấy và muộn hơn so với vụ Mùa 2023 từ 10-15 ngày. Đến thời điểm này, đa phần các diện tích lúa trên địa bàn tỉnh đều đang sinh trưởng, phát triển tốt, đã có khoảng 5.000 ha lúa trỗ bông. Về tình hình sâu bệnh, vụ này, thời gian phát sinh các đối tượng sinh vật gây hại muộn hơn trung bình nhiều năm và muộn hơn so với vụ Mùa năm 2023 từ 5-7 ngày. Tổng diện tích nhiễm các đối tượng sinh vật gây hại trên toàn tỉnh đến cuối tháng 8 là gần 18.800 ha, trong đó diện tích nhiễm nặng là trên 4.000 ha. Diện tích đã phòng trừ là gần 5.500 ha.

  • Long An chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát

Hiện nay, tỉnh Long An đang triển khai kế hoạch thực hiện phong trào thi đua “Chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn tỉnh”. Thời gian thực hiện từ tháng 9 năm nay, mục tiêu đề ra là hoàn thành xóa nhà tạm, nhà dột nát trong năm 2025. Để thực hiện phong trào thi đua, UBND tỉnh đã chỉ đạo các cấp, các ngành rà soát số lượng hộ dân đang có nhà tạm, dột nát để từ đó có kế hoạch triển khai, thực hiện công bằng, công khai, minh bạch. Đồng thời, huy động các nguồn lực cùng chung tay thực hiện. Qua rà soát, hiện tại toàn tỉnh Long An có hơn 200 hộ nghèo, hộ cận nghèo có nhà dột nát, tạm bợ.

  • Giá tôm tăng cao, người nuôi lãi khá

Thông tin từ Sở NN-PTNT tỉnh Trà Vinh, tính đến cuối tháng 8, nông dân vùng ven biển trong tỉnh đã thả nuôi hơn 1 tỷ con tôm sú, diện tích gần 23.200 ha và gần 4,5 tỷ con tôm thẻ chân trắng, diện tích trên 6.500 ha. Tổng sản lượng tôm nuôi đã thu hoạch đến nay được hơn 73.300 tấn đạt trên 80 % kế hoạch năm. Từ cuối tháng 8 đến nay, giá tôm thẻ chân trắng thương phẩm được mua tại ao đã tăng thêm từ 14.000 – 19.000 đồng/kg, đạt mức tăng cao nhất trong vòng 3 tháng qua. Với giá tôm này, nông dân nuôi tôm vùng nước mặn, lợ có lãi từ 20.000 - 31.000 đồng/kg tùy loại.

  • Thái Nguyên hơn 10 năm chưa phải dùng ngân sách dập dịch hại cây trồng

Những năm gần đây, ngành nông nghiệp tỉnh Thái Nguyên đã có chuyển biến rất tích cực theo hướng sản xuất bền vững, sản xuất theo tiêu chuẩn, lan tỏa nhiều mô hình nông nghiệp theo hướng hữu cơ, tuần hoàn, sinh thái, giảm lệ thuộc và lạm dụng phân bón, thuốc BVTV hóa học... Qua đó hướng đến việc bảo vệ sức khỏe người sản xuất, người tiêu dùng, môi trường sinh thái, hướng tới việc phát triển nền nông nghiệp xanh, bền vững tại Thái Nguyên. Nhờ thực hiện tốt các nội dung này, Chi cục trồng trọt và BVTV tỉnh cho biết, khoảng 10 - 15 năm nay, lĩnh vực trồng trọt và BVTV tại tỉnh Thái Nguyên đã không cần phải sử dụng đến ngân sách nhà nước vào việc phòng trừ cũng như dập dịch hại.

  • Đồng Nai khai thác hơn 200.000 m3 gỗ

Trong 8 tháng của năm nay, sản lượng khai thác gỗ của Đồng Nai được trên 200 nghìn m3, tăng hơn 2,5% so với cùng kỳ năm 2023. Số lượng gỗ này chủ yếu được các chủ rừng khai thác từ rừng trồng, tận thu, tỉa thưa các cây gỗ lớn để đảm bảo mật độ cây rừng. Theo Sở NN-PTNT Đồng Nai, việc quản lý, bảo vệ rừng tại địa phương khá tốt, việc khai thác gỗ được thực hiện từ kế hoạch đề án sản xuất, chế biến lâm sản bền vững, gắn khai thác lâm sản với quản lý chất lượng nguồn cung cấp. Từ đó, tỉnh liên kết phát triển ngành sản xuất, chế biến và thương mại lâm sản theo chuỗi. Việc tổ chức khai thác theo kế hoạch, phương án thiết kế đảm bảo duy trì và phát triển rừng bền vững.

  • Bắc Giang đa dạng hóa cây trồng vụ đông

Để nâng cao giá trị trên đơn vị diện tích đất nông nghiệp, tăng thu nhập cho nông dân, năm nay Bắc Giang đề ra mục tiêu gieo trồng 22 nghìn ha cây vụ đông, tăng 300 ha so với vụ đông năm trước. Được biết, một trong những giải pháp mà ngành Nông nghiệp tỉnh quan tâm chỉ đạo thực hiện trong sản xuất vụ đông năm nay là đa dạng hóa nhóm cây trồng, rải vụ thu hoạch; bố trí hợp lý cơ cấu cây ưa ấm, cây ưa lạnh và nhóm trung tính, các cây có giá trị kinh tế cao, gắn sản xuất với thị trường tiêu thụ. Khuyến khích các hình thức tích tụ ruộng đất, sản xuất thành vùng tập trung quy mô lớn, áp dụng đồng bộ cơ giới hóa vào sản xuất gắn với hợp đồng liên kết sản xuất và bao tiêu sản phẩm sau thu hoạch.

Nhạc cắt

Đối thoại

Thưa quý vị và bà con, bão số 3, cơn bão mạnh nhất trong vòng 30 năm qua trên khu vực Biển Đông đã hoành hành trên đất liền nước ta hơn 1 ngày, gây hậu quả nghiêm trọng. Hoàn lưu bão Yagi sẽ tiếp tục gây mưa lũ với phạm vi ảnh hưởng rộng khắp khu vực Bắc Bộ đến Thanh Hóa, nhất là khu vực miền núi phía Bắc đã bị tổn thất rất nặng nề do các đợt mưa lũ, lũ quét, sạt lở đất dồn dập trong tháng 7 – 8 vừa qua. Tại Hội nghị đánh giá công tác chỉ đạo ứng phó, tình hình thiệt hại và triển khai các biện pháp cấp bách khắc phục hậu quả bão số 3 diễn ra hôm qua, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan đề xuất các phương án khắc phục thiệt hại trước mắt và giải pháp lâu dài để ứng phó với thiên tai trong thời gian tới.

Băng

Tiến Thành

Nhạc

Nội dung vừa rồi cũng kết thúc bản tin Nông nghiệp hôm nay. Xin kính chào quý vị và bà con, hẹn gặp lại quý vị và bà con ở bản tin sau!

Tự động

Những bài học rút ra từ cơn bão kỉ lục Yagi

Những bài học rút ra từ cơn bão kỉ lục Yagi; Chính quyền, nông dân ĐBSCL đồng lòng thực hiện Đề án 1 triệu ha lúa; Long An xóa nhà tạm, nhà dột nát.

Quỳnh Anh

Tin liên quan

Các chương trình

Bảo vệ sức khỏe đàn vật nuôi ngay khi lũ rút
Thời sự

Bảo vệ sức khỏe đàn vật nuôi ngay khi lũ rút; Xử lý kịp thời 70 sự cố hệ thống đê điều; Hà Giang triển khai hơn 400 mô hình giảm nghèo.

Bảo vệ sức khỏe đàn vật nuôi ngay khi lũ rút
Thời tiết nông vụ ngày 13/9/2024: Miền Bắc nắng ráo, nước lũ đang rút dần
Thời sự

Trong những giờ tới, hầu hết mực nước trên các sông có xu thế xuống. Tuy nhiên, mực nước nhiều trạm hạ lưu hệ thống sông Hồng - Thái Bình biến đổi chậm.

Thời tiết nông vụ ngày 13/9/2024: Miền Bắc nắng ráo, nước lũ đang rút dần