Những bước chân quen trong mùa rừng khô lá

Trong mùa khô, Vườn quốc gia Yók Đôn thường xuyên phối hợp với các cộng đồng người dân được giao khoán, bảo vệ rừng tuần tra xử lý những khu vực có nguy cơ cháy.

Minh Quý  | 

Những bước chân quen trong mùa rừng khô lá

Tự động

Cộng đồng nhận giao khoán bảo vệ rừng góp phần giúp những cánh rừng không bị cháy

Thực hiện nội dung: Minh Quý

Nhạc hiệu

Nhạc nền

MC1:

Xin kính chào quý vị và bà con, cảm ơn quý vị và bà con đã quay trở lại với Nông nghiệp Radio trong chương trình Phát triển Lâm nghiệp.

Thưa quý vị và bà con! Hiện nay Tây Nguyên nói chung và Đắk Lắk nói riêng đang bước vào cao điểm mùa khô. Đây cũng là lúc nhiều diện tích rừng của địa phương này được cảnh báo có nguy cơ cháy rừng cao. Trong đó, khu vực trọng điểm có nguy cơ cháy rất cao là những địa bàn có diện tích lớn về rừng trồng, rừng khộp, rừng hỗn giao…

MC2: Mùa khô Tây Nguyên khốc liệt, nắng nóng như cháy da người. Giữa những cánh rừng biên giới thuộc Vườn quốc gia Yók Đôncó thời điểm nhiệt độ lên đến 37 độ. Các cánh rừng khộp trơ trụi, bên dưới là lớp lá khô dày khộp. Đây là tác nhân gây cháy rừng.

Giữa trưa, ông Nguyễn Văn Dũng và nhóm 6 người nhận giao khoán bảo vệ rừng thuộc buôn Jăng Bông, xã Ea Huar cùng các cán bộ kiểm lâm thuộc Vườn quốc gia Yók Đôn ngồi nghỉ mát dưới những bụm rậm còn lá, tranh thủ uống nước, lau mồ hôi. Hàng ngày những tổ được giao khoán và kiểm lâm vẫn miệt mài tuần tra tại những khu vực có nguy cơ cháy rừng cao. Theo ông Dũng gia đình tham gia nhận giao khoán bảo vệ rừng của vườn. Hằng tuần, hằng tháng tham gia tuần tra bảo vệ rừng. Đặc biệt trong mùa khô việc tuần tra diễn ra nhiều hơn nhằm phát hiện, ngăn chặn việc cháy rừng.

PV1: Đi cùng với các trạm, các tổ nhận được về trạm quản lý bảo vệ rừng để quản lý phòng cháy chữa cháy. Bên vườn cũng tạo công ăn việc làm cho bà con hộ nghèo. Tức là cũng kiếm một nguồn thu nhập cho hộ nghèo. Mỗi một năm được thêm một tí, những ngày không đi tuần tra rừng thì mình phải đi làm thuê làm mước để mưu sinh kiếm sống. (Ông Nguyễn Văn Dũng, ngụ buôn Jăng Bông, xã Ea Huar).

MC: Ông Đoàn Văn Đức, Bí thư, Buôn trưởng buôn Jăng Bông, xã Ea Huar cho biết, buôn được giao khoán 700ha rừng cho 117 hộ. Khi được vườn quốc gia giao khoán, buôn xây dựng các kế hoạch phối hợp với trạm kiểm lâm thường xuyên tuần tra, bảo vệ rừng. Đặc biệt trong mùa khô, công tác tuần tra được thực hiện 24/24h và chốt tại những khu vực có nguy cơ cháy rừng cao để kịp thời xử lý.

PV2: Hiện buôn Jăng Bông có 117 hộ được giao khoán bảo vệ rừng và được chia làm 7 tổ với diện tích được giao khoán là trên 700ha. Vào mùa khô cao điểm này buôn sẽ phối hợp với trạm của vườn phát đường ranh cản lửa để phục vụ cho việc phòng chống cháy rừng. Buôn cũng thường xuyên phối hợp với trạm xây dựng kế hoạch cũng như trực chốt một số điểm có khả năng gây cháy cao. Thường chia các tổ để phân trực vì mùa khô tình trạng cháy rừng hay xảy ra và thường trực 24/24h. (Ông Đoàn Văn Đức, Bí thư, Buôn trưởng buôn Jăng Bông, xã Ea Huar).

MC: Theo ông Phan Thanh Hòa, Phó hạt trưởng Hạt kiểm lâm Vườn quốc gia Yók Đôn, Vườn có diện tích 115.545 ha rừng đặc dụng nằm trên địa bàn 3 huyện thuộc 2 tỉnh Đắk Lắk và Đắk Nông. Đây là đơn vị có diện tích rừng lớn nhất Đắk Lắk. Để chủ động phòng chống cháy rừng, vườn luôn xây dựng các phương án và phân công cho từng đơn vị. Vườn cũng thường xuyên phối hợp với các cộng đồng người dân được giao khoán, bảo vệ rừng tuần tra xử lý các khu vực có nguy cơ cháy để phòng ngừa. Theo ông Hòa, có thể nói các cộng đồng nhận giao khoán bảo vệ rừng đã góp phần quan trọng trong việc phòng chống cháy rừng của đơn vị, giúp vườn không để xảy ra cháy lớn trong nhiều năm qua.

PV3: Hàng năm vườn tiến hành giao khoán bảo vệ rừng cho các cộng đồng thôn buôn. Sau khi nhận khoán các cộng đồng xây dựng kế hoạch, phân công lực lượng hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng phối hợp với lực lượng kiểm lâm của vườn kiểm tra tổ chức tuần tra để kịp thời phát hiện các hành vi xâm hại đến rừng. Đặc biệt vào những ngày nắng nóng kéo dài các tổ nhận khoán quản lý bảo vệ rừng thường trực 24/24h để canh gác, xử lý trước những địa điểm dễ cháy. Phân công lực lượng ở những nơi trọng điểm có nguy cơ cháy rừng cao thường xảy ra. Cho thấy việc giao khoán bảo vệ rừng cho cộng đồng không những giúp vườn giải quyết được những khó khăn trong công tác quản lý bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng do thiếu nguồn nhân lực mà còn huy động được sức mạnh tập thể trong công tác phòng cháy, Huy động lực lượng kịp thời tham gia chữa cháy khi có cháy rừng xảy ra từ đó góp phần quan trọng giúp vườn thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý bảo vệ rừng và phóng chống cháy rừng. (Ông Phan Thanh Hòa, Phó hạt trưởng Hạt kiểm lâm Vườn quốc gia Yók Đôn).

MC 1: Thưa quý vị và bà con, toàn tỉnh Đắk Lắk có hơn 413.000 ha rừng tự nhiên và hơn 83.000 ha rừng trồng. Địa phương này đang bước vào cao điểm mùa khô nên việc cháy rừng luôn thường trực. Tuy nhiên địa phương này đã có nhiều biện pháp để ngăn chặn cháy rừng. Và tiêu biểu là như Vườn quốc gia Yók Đôn đã dựa vào những cộng đồng được giao khoán bảo vệ rừng. Điều này đã góp phần quan trọng trong việc giữ những cánh rừng tại Đắk Lắk không bị “bà hỏa ghé thăm”.

MC 2: Bây giờ, mời quý vị và bà con cùng điểm qua một số tin tức liên quan tới lĩnh vự Lâm nghiệp.

MC 1 – tin 1:

Thưa quý vị và bà con, tại Hội nghị triển khai các văn bản quy phạm pháp luật mới ban hành trong lĩnh vực lâm nghiệp mới đây, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Quốc Trị nhấn mạnh, để các quy định pháp luật thực sự đi vào cuộc sống, giải quyết những tồn tại mà thực tiễn đang đặt ra, các cơ quan quản lý nhà nước về lâm nghiệp, nhất là các địa phương phải thống nhất nguyên tắc: muốn triển khai văn bản quy phạm pháp luật hiệu quả trước hết phải hiểu thật kỹ lưỡng, thấu đáo văn bản, quy định đó. Chỉ triển khai khi có quy định của pháp luật, theo đúng thẩm quyền, không nóng vội, chủ quan. Thứ trưởng yêu cầu những địa phương thời gian qua xảy ra tình trạng cháy rừng, phá rừng cần khẩn trương rà soát, chủ động xây dựng phương án cụ thể để tình trạng này không tái diễn.

MC 2: tin 2

Theo thông tin tại Hội thảo “Giải pháp thực hiện Chiến lược phát triển Lâm nghiệp Việt Nam trong bối cảnh mới”, sau 3 năm triển khai Chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050, tốc độ tăng giá trị gia tăng lĩnh vực lâm nghiệp giai đoạn 2021 - 2023 đạt bình quân 4,6%/năm, đạt 92% kế hoạch đề ra. Kim ngạch xuất khẩu gỗ và lâm sản giai đoạn này đạt bình quân 15,8 tỷ USD/năm, đạt 88% kế hoạch. Sản lượng khai thác gỗ giai đoạn 2021 - 2023 đạt bình quân khoảng 32 triệu m3 đạt 91% so với kế hoạch đến năm 2025. Sản lượng khai thác gỗ đã đáp ứng cơ bản nhu cầu nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến gỗ và thị trường lâm sản.

MC 1: tin 3

Là tỉnh miền núi, Lào Cai có hơn 391.100 ha diện tích có rừng, chiếm hơn 60% diện tích tự nhiên. Những năm qua, tư duy về phát triển lâm nghiệp tại Lào Cai đã thay đổi mạnh mẽ từ trồng rừng nâng cao tỷ lệ che phủ rừng gắn với bảo vệ môi trường sinh thái sang phát triển kinh tế lâm nghiệp gắn với nâng cao tỷ lệ che phủ rừng và bảo tồn đa dạng sinh học. Tỉnh đã triển khai hiệu quả việc rà soát, quy hoạch 3 loại rừng thống nhất với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Lào Cai cũng đã phê duyệt phương án quản lý rừng bền vững của 12 chủ rừng gồm Vườn Quốc gia Hoàng Liên, Khu Bảo tồn thiên nhiên Hoàng Liên - Văn Bàn, Khu Bảo tồn thiên nhiên Bát Xát, 9 ban quản lý rừng phòng hộ các huyện, thị xã, thành phố với diện tích hơn 200.000 ha.

Nội dung vừa rồi cũng đã kết thúc chương trình phát triển lâm nghiệp của Nông nghiệp Radio hôm nay, cảm ơn sự chú ý theo dõi của quý vị và bà con, xin chào và hẹn gặp lại.

Nhạc

 

Tự động

Những bước chân quen trong mùa rừng khô lá

Trong mùa khô, Vườn quốc gia Yók Đôn thường xuyên phối hợp với các cộng đồng người dân được giao khoán, bảo vệ rừng tuần tra xử lý những khu vực có nguy cơ cháy.

Minh Quý

Tin liên quan

Các chương trình

Cải thiện chất lượng con giống để nâng tầm ngành chăn nuôi
Phóng sự

Đề án phát triển công nghiệp sản xuất giống vật nuôi đến năm 2030 là cơ sở quan trọng để thúc đẩy công tác quản lý, đầu tư, phát triển lĩnh vực chăn nuôi.

Cải thiện chất lượng con giống để nâng tầm ngành chăn nuôi
Ngã ba Cò Nòi - ‘Tọa độ lửa’ trong chiến dịch Điện Biên Phủ
Phóng sự

Là giao điểm của các tuyến tiếp vận cho chiến trường Điện Biên Phủ, Ngã ba Cò Nòi là nút giao thông trọng điểm, được ví như 'yết hầu' trên tuyến lửa.

Ngã ba Cò Nòi - ‘Tọa độ lửa’ trong chiến dịch Điện Biên Phủ