Những nỗ lực để ‘vua’ trái cây của Việt Nam phát triển bền vững

'Cơn sốt' sầu riêng, tình trạng nông dân mở rộng diện tích nhưng chưa đi đôi với chất lượng đang đặt ra thách thức lớn cho việc phát triển bền vững loại trái cây này.

Quỳnh Anh - Minh Quý  | 

Những nỗ lực để ‘vua’ trái cây của Việt Nam phát triển bền vững

Tự động

Những nỗ lực để ‘vua’ trái cây của Việt Nam phát triển bền vững

MC 1:

Xin kính chào quý vị và bà con, cảm ơn quý vị và bà con đã quay trở lại với nông nghiệp radio.

Thưa quý vị và bà con, sầu riêng là một trong những cây trồng chủ lực của nước ta, có đóng góp to lớn vào những kết quả xuất khẩu ấn tượng của ngành nông nghiệp. Đặc biệt, từ khi nghị định thư về xuất khẩu sầu riêng chính ngạch giữa Việt Nam và Trung Quốc được kí kết, ngành hàng này đã liên tục mang về những con số kỷ lục, tạo dấu ấn đậm nét trong bức tranh sản xuất, xuất khẩu nông lâm thủy sản, mang tới cuộc sống ấm no cho nhiều hộ dân, góp phần thay đổi bộ mặt nông thôn của nhiều địa phương. Thế nhưng, thuận lợi luôn đi kèm thách thức, ngành hàng sầu riêng Việt Nam cũng đang đứng trước mối lo về tình trạng phát triển nhanh chóng diện tích, giả mạo mã số vùng trồng, vấn đề truy xuất nguồn gốc…

MC 2:

Là địa phương có diện tích và sản lượng sầu riêng lớn, Đắk Lắk hiện có 35.000ha loại cây trồng này, trong đó diện tích cho thu hoạch khoảng 18.000ha, sản lượng dự kiến ước đạt trên 300.000 tấn. Đến nay, Đắk Lắk đã cấp 266 mã số vùng trồng với tổng diện tích gần 7.300ha sầu riêng. Trong đó có 68 mã số vùng trồng với diện tích hơn 2.500ha được Tổng cục Hải quan Trung Quốc phê duyệt và 198 vùng trồng với diện tích gần 4.800ha đang chờ phía Tổng cục Hải quan Trung Quốc phê duyệt.

Từ khi được xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc, giá sầu riêng tại đại phương này đã liên tục tăng cao, mang lại thu nhập tốt cho nhà nông. Tuy nhiên, “cơn sốt” sầu riêng, tình trạng nông dân ồ ạt mở rộng diện tích, số lượng chưa đi đôi với chất lượng, đang đặt ra yêu cầu phải có giải pháp để phát triển bền vững ngành hàng sầu riêng, một trong những loại trái cây có giá trị lớn nhất hiện nay tại Đắk Lắk.

Để mùa sầu riêng được ổn định, thời gian qua, Sở NN-PTNT Đắk Lắk đã tham mưu cho UBND tỉnh ban hành nhiều văn bản chỉ đạo trong việc phối hợp kiểm tra, nâng cao chất lượng nhằm phục vụ xuất khẩu. Sở NN-PTNT tỉnh Đắk Lắk cũng thành lập các đoàn để kiểm tra dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, chất lượng sầu riêng đồng thời khuyến cáo các tổ chức, doanh nghiệp người dân phải tuân thủ các quy định mà phía nhập khẩu đưa ra. Ông Nguyễn Văn Hà, Phó giám đốc Sở NN-PTNT Đắk Lắk chia sẻ:     

Băng địa phương: Ông Nguyễn Văn Hà, Phó giám đốc Sở NN-PTNT Đắk Lắk

MC 2:

Thực trạng về việc người dân tự ý mở rộng diện tích sầu riêng không chỉ là câu chuyện của Đăk Lăk mà còn là nỗi lo chung ở nhiều địa phương khác. Theo số liệu của Cục Trồng trọt, Bộ NN-PTNT, từ năm 2015 đến 2023: Tổng diện tích sầu riêng cả nước tăng từ 32 nghìn ha lên hơn 150 nghìn ha, Bình quân tăng 19,5%/năm, tương ứng trên 13 nghìn ha/năm; năng suất sầu riêng nhìn chung có xu hướng tăng, biến động nhẹ qua các năm từ 14,7 - 15,7 tấn/ha; sản lượng sầu riêng tăng cao, từ 366 nghìn tấn lên gần 1,2 triệu tấn, Bình quân tăng 14,7%/năm, tương ứng hơn 92 nghìn tấn/năm.

Về xuất khẩu, nếu như năm 2021, kim ngạch xuất khẩu sầu riêng là 177 triệu USD thì đến năm 2023 đã đạt 2,2 tỷ USD. Quả sầu riêng tươi đã có thể xuất đi 22 nước và sầu riêng đông lạnh đã xuất đi được 23 nước trên thế giới.

Như vậy, có thể thấy giá trị xuất khẩu sầu riêng là rất lớn và có nhiều tiềm năng phát triển. Tuy nhiên, tình trạng “tăng trưởng nóng” cây sầu riêng cả về diện tích lẫn sản lượng đang có nguy cơ ảnh hưởng đến kế hoạch sản xuất, cơ cấu cây trồng theo đề án tái cơ cấu nông nghiệp của địa phương, thậm chí đã xuất hiện hiện tượng nông dân chặt bỏ cây trồng lâu năm khác để chuyển sang trồng sầu riêng. Qua đó gây khó khăn cho việc tiêu thụ và ảnh hưởng đến thu nhập của nông dân khi có biến động phát sinh từ thị trường.,

Cùng với đó, ngành hàng sầu riêng hiện đang đứng trước nhiều thách thức lớn khác như: Biến đổi khí hậu ảnh hưởng tới năng suất, chất lượng; yêu cầu về chất lượng, an toàn thực phẩm và truy xuất nguồn gốc từ thị trường quốc tế; cạnh tranh uy tín, thương hiệu và thị phần xuất khẩu…. Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Hoàng Trung chia sẻ:

Băng Thứ trưởng Hoàng Trung

Trước tính cấp thiết của vấn đề, Bộ NN-PTNT đang xây dựng kế hoạch Phát triển bền vững ngành hàng sầu riêng đến năm 2030 để ngành hàng này được phát triển bền vững sau nhiều năm nỗ lực mở của thị trường xuất khẩu.

Kế hoạch đặt ra mục tiêu chung phát triển bền vững sầu riêng thành ngành hàng có sức cạnh tranh cao trên cơ sở phát huy tối đa lợi thế về sản xuất, điều kiện sinh thái. Trong đó tập trung củng cố các giải pháp kỹ thuật theo chuỗi từ giống tới thu hoạch, đảm bảo chất lượng, truy xuất nguồn gốc; tuân thủ nghiêm chỉnh các quy định của nước nhập khẩu, thúc đẩy liên kết bền vững trong sản xuất và tiêu thụ; từ đó nâng cao giá trị gia tăng, củng cố và phát triển thương hiệu, vị thế của sầu riêng Việt Nam, thực hiện hiệu quả chiến lược, đề án của ngành nông nghiệp.

Ông Nguyễn Quốc Mạnh Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt, đơn vị được Bộ giao xây dựng dự thảo kế hoạch chia sẻ về định hướng chỉ đạo, tổ chức sản xuất trong dự thảo:

Băng Cục trồng trọt

MC 1:

Thưa quý vị và bà con, được mệnh danh là loại trái cây "Vua" khi dẫn đầu kim ngạch trong nhóm rau quả xuất khẩu, hiện kim ngạch xuất khẩu của sầu riêng đã gấp 3,5 lần so với thanh long - loại quả từng giữ vị trí top đầu trong xuất khẩu rau quả của Việt Nam. Song, với nhịp độ tăng trưởng nóng cả về diện tích và sản lượng như hiện nay, bên cạnh việc cây sầu riêng đang mang về thu nhập cao cho nông dân thì cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro trong trường hợp thị trường tiêu thụ, xuất khẩu phát sinh biến động. Do vậy, thực hiện kế hoạch phát triển bền vững là điều kiện tiên quyết để ngành hàng sầu riêng đi theo lộ trình, phù hợp với điều kiện sản xuất và nhu cầu thị trường, bảo vệ ngành hàng xuất khẩu tỷ đô của nông nghiệp Việt Nam.

MC 2: Bây giờ, mời quý vị và bà con cùng điểm qua một số tin vắn về hoạt động sản xuất, xuất khẩu nông lâm thủy sản trên cả nước.

MC 1: tin 1

Thưa quý vị và bà con, Theo thống kê, từ năm 2018 đến nay, bằng các chính sách hỗ trợ của Nhà nước, huyện Mường Lát, tỉnh Thanh Hóa đã triển khai hơn 100 dự án, mô hình sản xuất, trong đó bao gồm dự án chăn nuôi, trồng trọt, lâm nghiệp. Các dự án đã hỗ trợ hàng nghìn con giống gia súc, gia cầm và các loại giống cây trồng cho người dân. Huyện Mường Lát cũng ban hành kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh giai đoạn 2021-2025. Theo đó, huyện xây dựng mô hình sản xuất theo hướng liên kết giữa kinh tế hộ với doanh nghiệp, gắn với tiêu thụ sản phẩm trên cơ sở hài hòa lợi ích “5 nhà” (nhà nông, Nhà nước, nhà khoa học, nhà đầu tư, nhà doanh nghiệp); cơ cấu diện tích cây trồng phù hợp với điều kiện của địa phương; khuyến khích, hỗ trợ Nhân dân chăn nuôi theo hướng trang trại, gia trại…

MC 2 tin 2

Từ đầu năm đến nay, ngành Nông nghiệp và PTNT tỉnh Thái Nguyên cấp mới 14 mã số vùng trồng cho các tổ chức, cá nhân. Như vậy, trên địa bàn tỉnh hiện có 74 mã vùng trồng gồm 41 mã nội tiêu, 33 mã xuất khẩu với tổng diện tích gần 1.000ha, tập trung chủ yếu vào chè, lúa và cây ăn quả. Số mã vùng trồng được cấp hiện nay đã tăng gấp đôi so với cùng kỳ năm ngoái. Các tổ chức, cá nhân được cấp mã vùng trồng tiếp tục duy trì và tuân thủ quy định. Việc cấp mã vùng trồng đã góp phần nâng cao nhận thức, trách nhiệm của người sản xuất trong bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm và sức khỏe người tiêu dùng.

MC 1: tin 3

Với nhiều tiềm năng, thế mạnh, sau 30 năm tái lập huyện, sản xuất nông nghiệp của Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình đã đạt được những thành tựu vượt bậc, khẳng định vai trò là "trụ đỡ" và góp phần quan trọng trong việc duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế của địa phương. Thời gian qua, cùng với áp dụng cơ giới hóa ở hầu hết các khâu trong sản xuất, huyện tiếp tục lãnh đạo xây dựng, nhân rộng các mô hình sản xuất có giá trị kinh tế cao. Toàn huyện hiện có 277 mô hình sản xuất nông nghiệp hiệu quả, trong đó có 16 mô hình cho thu nhập hơn 500 triệu đồng/năm. Sản xuất vụ đông chuyển dịch theo hướng mở rộng diện tích cây có giá trị kinh tế cao, hình thành vùng sản xuất cây hàng hóa rau, củ, quả, giá trị sản xuất đạt 168 triệu đồng/ha. Nhiều giống lúa mới được đưa vào sản xuất giúp tăng năng suất và chất lượng lúa gạo. Hình thành nhiều vùng sản xuất sản phẩm an toàn theo quy trình VietGAP.

Nội dung vừa rồi cũng đã kết thúc chương trình của Nông nghiệp Radio hôm nay, cảm ơn sự chú ý theo dõi của quý vị và bà con, xin chào và hẹn gặp lại.

Tự động

Những nỗ lực để ‘vua’ trái cây của Việt Nam phát triển bền vững

'Cơn sốt' sầu riêng, tình trạng nông dân mở rộng diện tích nhưng chưa đi đôi với chất lượng đang đặt ra thách thức lớn cho việc phát triển bền vững loại trái cây này.

Quỳnh Anh - Minh Quý

Tin liên quan

Các chương trình

Khơi thông các nguồn lực quốc tế cho 1 triệu ha lúa chất lượng cao
Phóng sự

Dù nhận được sự ủng hộ lớn nhưng Đề án phát triển 1 triệu ha lúa chất lượng cao vùng ĐBSCL đang gặp phải một số vướng mắc trong quá trình huy động nguồn lực.

Khơi thông các nguồn lực quốc tế cho 1 triệu ha lúa chất lượng cao
Có thủy lợi tốt giúp nông dân Tam Nông cải thiện năng suất cây trồng
Phóng sự

Các công trình thủy lợi không chỉ giúp cải thiện năng suất cây trồng mà còn đảm bảo an toàn lương thực và sinh kế cho người dân địa phương.

Có thủy lợi tốt giúp nông dân Tam Nông cải thiện năng suất cây trồng