Những thay đổi dưới tán rừng U Minh

Vốn là một huyện khó khăn với bốn bề lau sậy, nước nhiễm phèn nặng nhưng những năm gần đây, nhờ sự quan tâm của các cấp chính quyền và sự đồng lòng của bà con trong việc triển khai nhiều mô mình phát triển lâm nghiệp bền vững, đời sống của người dân sống dưới tán rừng U Minh, tỉnh Cà Mau đang ngày càng khởi sắc.

Trọng Linh  | 

Những thay đổi dưới tán rừng U Minh

Tự động

Những thay đổi dưới tán rừng U Minh

MC 1:

Xin kính chào quý vị và bà con, cảm ơn quý vị và bà con đã quay trở lại với Nông nghiệp Radio trong chương trình Phát triển Lâm nghiệp.

Thưa quý vị và bà con, được gọi là “lá phổi xanh của trái đất” rừng là một trong những yếu tố then chốt tạo sự cân bằng hệ sinh thái, điều hòa khí hậu và bảo vệ sức khỏe con người. Không những vậy, rừng còn đóng vai trò quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế của mọi quốc gia. Tại Việt Nam ta những năm gần đây, lợi ích từ rừng ngày càng được khai thác một cách hiệu quả với những đề án, chính sách gắn liền khai thác với bảo vệ và phát triển rừng, đồng thời tạo sinh kế, nâng cao đời sống cho người dân, nhất là cộng đồng bà con sống ven rừng, dựa vào kinh tế lâm nghiệp. Trong số phát sóng này, Nông nghiệp Radio mời quý vị và bà con cùng về với vùng đất mũi Cà Mau, tìm hiểu sinh kế đa dạng từ rừng của người dân nơi đây quý vị nhé.

MC 2:

Thưa quý vị và bà con, U Minh, là một trong những huyện khó khăn của tỉnh Cà Mau, bốn bề là lau sậy mọc um tùm, nước nhiễm phèn nặng nên thời gian dài đời sống của người dân dưới tán rừng gặp rất nhiều khó khăn, có người vì không chịu nổi cực khổ phải rời đi nơi khác lập nghiệp.

Tuy nhiên những năm gần đây, với sự quan tâm của các cấp, các ngành trong việc đầu tư các công trình phục vụ cho phát triển kinh tế lâm nghiệp, cộng với việc người dân và các chủ rừng mạnh dạn đầu tư những mô hình trồng rừng mới, tích cực chuyển đổi giống cây trồng, vật nuôi, kết hợp khai thác tốt các sản vật dưới tán rừng nên đời sống của người dân dang ngày càng được cải thiện.

Gia đình ông Nguyễn Văn Nhanh, ở ấp 12, xã Khánh Lâm, huyện U Minh, hiện có hơn 42ha rừng gồm cây tràm úc và keo lai, bên cạnh cánh rừng, các bờ bao còn được gia đình ông tận dụng trồng chuối để tăng thêm thu nhập. Những ngày qua, gia đình ông Nhanh vừa khai thác xong 10ha cây tràm, thu về hơn 600 triệu đồng nên rất phấn khởi.

Băng 11: “Gia đình tôi sau khi thu hoạch tiếp tục trồng nối đuôi cứ 4 - 5 năm thu hoạch một lần. Đối với cây tràm Úc, gia đinh trồng được 10ha, mỗi ha gia đình thu hoạch từ 80 - 85 triệu đồng, 10ha tràm cũng đem về cho gia đình hơn 800 triệu đồng”.

MC 2:

Tương tự, gia đình ông Võ Minh Giàu ở ấp 12, xã Khánh Lâm cũng vừa khai thác 16/22ha rừng tràm của gia đình, thu về lợi nhuận hàng tỷ đồng. Đó là thành quả mà gia đình ông Giàu đã nỗ lực, phấn đấu xuyên suốt hàng chục năm qua. Song, không chỉ thu lợi từ việc thu hoạch rừng trồng, ông giàu còn có thêm nguồn thu nhập phụ dưới tán rừng như cá đồng, mật ong… nhờ đó mà cuộc sống ngày càng khấm khá.

Băng 2: về hiệu quả kinh tế rừng trong những năm gần đây cuộc sống người dân sống ở vùng U Minh Hạ rất đói khổ, tuy nhiên từ khi Nhà nước đầu tư nhiều chính sách phát triển rừng, đã tạo cuộc sống sinh kế cho người dân ổn định trả hết nợ ngân hàng, xây dựng nhà cửa khang trang.

MC 2:

Vâng thưa quý vị, gia đình ông Nhanh, ông Giàu là hai minh chứng sinh động trong việc nỗ lực vượt khó vươn lên làm giàu từ đất rừng của bà con huyện U Minh, tỉnh Cà Mau. Tuy nhiên, hiện nay giá cây tràm có phần thấp hơn so với trước đây, lợi nhuận của người dân có giảm. Chính vì thế, để bù đắp cho việc giảm thu nhập từ cây tràm, nhiều hộ dân địa phương đã mạnh dạn đầu tư phát triển thêm cây keo lai, nhằm mang lại giá trị cao hơn trong sản xuất. 

Song song đó, bà con cũng tích cực, sáng tạo, đầu tư phát triển thêm nhiều mô hình kinh tế kết hợp dưới tán rừng như: tận dụng bờ bao trồng rau màu, trồng chuối hay thuê hẳn bờ bao lâm phần của vườn Quốc gia U Minh Hạ để trồng chuối lấy lá… Bà Nguyễn Hải Vân, ở ấp 13, xã Khánh An, một trong những hộ thuê bờ bao Vườn quốc gia U Minh Hạ trồng chuối cho biết:

Băng 3: Một ngày hai vợ chồng bà rọc lá chuối thu nhập cũng được 1 triệu đồng, ngoài chưa kể tiền bán chuối, tổng thu nhập mỗi tháng của hai vợ chồng khoảng 50 triệu đồng/tháng.

MC 2:

Chưa dừng lại ở đó, người dân sống dưới tán rừng U Minh còn mạnh dạn chuyển đổi mô hình sản xuất để thích ứng với biến đổi khí hậu, nếu như trước đây, phần lớn diện tích sản xuất nông nghiệp gắn liền với phần đất rừng, chủ yếu là sản xuất lúa thì sau nhiều năm thực hiện không hiệu quả, hiện nay, bà con đã mạnh dạn đầu tư phát triển các mô hình như trồng bồn bồn, bông súng và nuôi cá đồng, từ đó, mang về nguồn thu nhập khá, giúp người dân lấy ngắn nuôi dài để chờ ngày rừng đủ tuổi khai thác.

Và đáp lại sự nỗ lực của bà con, rừng cũng ban tặng cho mảnh đất này nhiều sản vật quý khác như nguồn lợi cá đồng tự nhiên, lươn, rùa, rắn, đặc biệt là ong mật, mỗi năm một gia đình dưới tán rừng thực hiện nghề gác kèo ong có thể thu về hàng trăm lít mật. Hiện nay, mật ong cũng đã trở thành một sản phẩm quà tặng đặc trưng của xứ rừng U Minh và nằm trong top 100 đặc sản quà tặng của Việt Nam với giá trị cao.

Ông Lê Hồng Thịnh, Phó Chủ tịch UBND huyện U Minh, chia sẻ, với tổng diện tích tự nhiên là hơn 77.000ha, trong đó diện tích đất lâm nghiệp là gần 44.000 ha, diện tích đất có rừng sản xuất hơn 38.600ha. Thời gian qua, huyện U Minh không ngừng đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức, ý thức, trách nhiệm đối với công tác bảo vệ và phát triển rừng.

Băng 4:

MC 1:

Thưa quý vị và bà con, có thể thấy bằng sự quan tâm của các cấp chính quyền, sự nỗ lực và sáng tạo không ngừng của bà con nông dân, vùng đất khó khăn ngày nào giờ đang dần thay da đổi thịt, ngày càng có nhiều loại cây, con được nuôi trồng, phát triển và mở ra những sinh kế mới cho bà con nâng cao thu nhập, ổn định đời sống. Cũng từ đó mà công tác quản lý bảo vệ rừng ngày càng được bà con chú trọng, người dân yên tâm sống dựa vào rừng, phát triển kinh tế.

MC 2: Bây giờ mời quý vị và bà con cùng điểm qua một số tin vắn về lĩnh vực Lâm nghiệp trên cả nước.

MC 1 – tin 1

Thưa quý vị và bà con,

Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, đến nay, các bộ, ngành, địa phương có rừng đang đẩy mạnh hoạt động liên quan nhằm xây dựng chính sách, quy định, hợp tác phát triển thị trường carbon rừng, góp phần quản lý, bảo vệ rừng hiệu quả, thúc đẩy kinh tế lâm nghiệp phát triển… Tại tỉnh Tuyên Quang, địa phương này hiện có gần 426.000ha rừng, trong đó, diện tích rừng tự nhiên 233.000ha, diện tích rừng trồng hơn 193.000ha. Tuyên Quang là tỉnh có diện tích rừng trồng được cấp chứng chỉ rừng FSC lớn nhất cả nước. Giá trị sản xuất lâm nghiệp tăng trưởng bình quân 7,5%/năm. Đây cũng là tỉnh có tiềm năng rất lớn về thương mại carbon rừng.

MC 2: Tin 2

Do đặc thù điều kiện thời tiết, mùa khô tại huyện Mường Ảng, tỉnh Điện Biên thường kéo dài từ tháng 10 năm trước đến hết tháng 5 năm sau, nhiều ngày không có mưa cộng với gió Lào khô nóng nên nguy cơ xảy ra cháy rừng rất cao. Ðể hạn chế thiệt hại tài nguyên rừng, bước vào đầu mùa khô, các cấp, các chủ rừng và dân bản có rừng trên địa bàn huyện Mường Ảng đã tăng cường biện pháp quản lý, bảo vệ và phòng chống cháy rừng. Còn giai đoạn 9 tháng đầu năm, lực lượng kiểm lâm địa bàn cũng phối hợp với các đơn vị tổ chức tuyên truyền về Luật Lâm nghiệp và các văn bản liên quan đến 50/118 bản với gần 2.800 người tham gia, phối hợp với chủ rừng tiến hành tuần tra, bảo vệ rừng được trên 300 lượt, số người tham gia tuần tra rừng hơn 1.500 lượt người. Qua đó, đã nâng cao nhận thức, trách nhiệm của người dân trong việc bảo vệ và phát triển rừng.

MC 1: tin 3

Từ đầu năm đến nay, Hạt Kiểm lâm huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai đã phối hợp với các địa phương đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến Luật Lâm nghiệp, các văn bản của Nhà nước về công tác bảo vệ, phát triển rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng tới Nhân dân. Theo đó, Hạt Kiểm lâm huyện đã tổ chức 6 hội nghị tập huấn cấp xã cho cán bộ phụ trách nông lâm nghiệp các xã, thị trấn và thành viên Tổ bảo vệ rừng các thôn, tổ dân phố trên địa bàn, với 420 lượt người tham gia, đồng thời tổ chức 188 buổi tuyên truyền cho người dân tại các thôn sống gần rừng, thôn biên giới, với hơn 10.500 lượt người tham gia. Qua đó trang bị kiến thức, kỹ năng, nâng cao ý thức trách nhiệm của cán bộ, người dân trong bảo vệ và phát triển rừng, chủ động phòng ngừa, phát hiện và xử lý kịp thời các tình huống gây hại đến tài nguyên rừng tại địa phương.

Nội dung vừa rồi cũng đã kết thúc chương trình Phát triển Lâm nghiệp của Nông nghiệp Radio hôm nay, cảm ơn sự chú ý theo dõi của quý vị và bà con, xin chào và hẹn gặp lại.

Tự động

Những thay đổi dưới tán rừng U Minh

Vốn là một huyện khó khăn với bốn bề lau sậy, nước nhiễm phèn nặng nhưng những năm gần đây, nhờ sự quan tâm của các cấp chính quyền và sự đồng lòng của bà con trong việc triển khai nhiều mô mình phát triển lâm nghiệp bền vững, đời sống của người dân sống dưới tán rừng U Minh, tỉnh Cà Mau đang ngày càng khởi sắc.

Trọng Linh

Tin liên quan

Các chương trình

Bản tin Lâm nghiệp ngày 21/5/2024: Nhiều mô hình trồng rừng gỗ lớn hiệu quả
Thời sự

Nhiều mô hình trồng rừng gỗ lớn hiệu quả; Kiểm lâm Sơn La sau 50 năm phát triển; Đề án ‘Trồng một tỷ cây xanh’ tại Lâm Đồng đạt hơn 50%.

Bản tin Lâm nghiệp ngày 21/5/2024: Nhiều mô hình trồng rừng gỗ lớn hiệu quả
Bản tin Thủy sản ngày 21/5/2024: Hơn 91 tấn tôm hùm, cá biển chết bất thường
Thời sự

Hơn 91 tấn tôm hùm, cá biển chết bất thường; Rào cản thuế quan khiến xuất khẩu thủy sản sang Mỹ chưa phát huy hết tiềm năng; Giải cứu đồi mồi dứa nặng 6,2kg.

Bản tin Thủy sản ngày 21/5/2024: Hơn 91 tấn tôm hùm, cá biển chết bất thường