Những 'vòi rồng sắt' phun nước cứu hệ thống Bắc Hưng Hải

Đáp ứng sự mong mỏi của người dân, Bộ NN-PTNT đã đưa vào vận hành hệ thống bơm dã chiến Xuân Quan, góp phần làm giảm ô nhiễm sông Bắc Hưng Hải.

Huy Bình  | 17:59 31/03/2024

Những 'vòi rồng sắt' phun nước cứu hệ thống Bắc Hưng Hải

Tự động

Những 'vòi rồng sắt' phun nước cứu hệ thống Bắc Hưng Hải

MC 1:

Xin kính chào quý vị và bà con, cảm ơn quý vị và bà con đã quay trở lại với Nông nghiệp Radio trong chương trình thủy lợi và phát triển.

Thưa quý vị và bà con

Đại công trình thủy nông Bắc Hưng Hải từng là niềm tự hào của người dân miền Bắc là nơi cung cấp nước tưới chủ lực cho cả vùng sản xuất lúa các tỉnh Bắc Ninh, Hưng Yên, Hải Dương. Thế nhưng thời gian qua, Hệ thống thủy lợi này lại trở thành nỗi kinh hoàng của người nông dân, những hộ trồng lúa ở huyện Yên Mỹ, Hưng Yên, bởi chính nguồn nước tưới ô nhiễm nặng nhiều năm qua đã khiến nhiều vụ mùa của bà con rơi vào cảnh thất bát, nước sông ô nhiễm thậm chí tiềm ẩn nhiều nguy cơ bệnh tật cho người dân xung quanh.

MC 1:

Thưa quý vị, Câu chuyện của người trồng lúa ở Hưng Yên chịu ảnh hưởng nặng nề từ nguồn nước ô nhiễm chỉ là một trong nhiều vùng sản xuất bị thiệt hại từ hệ thống sông Bắc Hưng Hải. Bởi hiện nay, hệ thống kênh này cung cấp nước tưới cho 110.000 ha đất canh tác, nước phục vụ nuôi trồng thủy sản là 12.000 ha.

Tuy nhiên, thời gian qua, sự phát triển nhanh của nền kinh tế thị trường, đã khiến hai bên lưu vực của hệ thống Bắc Hưng Hải đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa, phát triển các khu công nghiệp, đô thị, làng nghề, chăn nuôi, trồng trọt. Cùng với đó là tình trạng lấn chiếm, vi phạm công trình, xả rác thải, nước thải gây ô nhiễm nước trong hệ thống. Chị Nguyễn Thị Hoa, người dân xã Trung Hưng, huyện Yên Mỹ cho biết:

Băng chị Hoa

MC 2:

Theo số liệu thống kê tính đến cuối năm 2023 có khoảng 3.589 nguồn thải xả vào hệ thống thủy lợi Bắc Hưng Hải với tổng lưu lượng ước tính hơn 502 nghìn m3/ngày đêm. Trong đó, nước thải sinh hoạt chiếm gần 60%; nước thải công nghiệp chiếm gần 25%; nước thải thủy sản chiếm trên 7%; nước thải chăn nuôi chiếm gần 6%, còn lại là nước thải từ các cơ sở sản xuất kinh doanh, y tế, làng nghề. Qua thực hiện quan trắc, có tới 75% số vị trí bị ô nhiễm nghiêm trọng. Diễn biến ô nhiễm nghiêm trọng cũng tăng mạnh hằng năm. Bên cạnh đó, mực nước sông Hồng xuống thấp, khiến lượng nước cấp vào hệ thống phải phụ thuộc theo đợt xả lũ của thủy điện. Tình trạng nêu trên xảy ra ngày càng nghiêm trọng, không thể kiểm soát, đã tác động lớn đến hiệu quả khai thác của công trình và sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi thủy sản của nhân dân. Anh Nguyễn Văn Khiêm, xã Trung Hưng, huyện Yên Mỹ cho biết:

Băng anh Khiêm

MC 2

Trong suốt thời gian qua, sự ô nhiễm của hệ thống Bắc Hưng Hải đã nhiều lần làm nóng Nghị trường Quốc Hội, thu hút sự quan tâm lớn của dư luận cả nước. Bởi đây hệ thống mang tính biểu tượng lịch sử. Nhiều giải pháp đã được đưa ra cùng sự vào cuộc quyết liệt của các địa phương nhưng để xử lý triệt để nguồn thải không phải là câu chuyện ngày một ngày 2 có thể thực hiện được.

Mặc dù vậy, đáp ứng sự mong mỏi của người dân, thực hiện chỉ đảo quyết liệt của Chính phủ, ngày 27/3 Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã đưa vào vận hành hệ thống bơm dã chiến Xuân Quan với nhiệm vụ làm giảm ô nhiễm cho hệ thống sông Bắc Hưng Hải.  Công trình được đầu tư xây dựng với tổng vốn lên đến 61,3 tỷ đồng, được thiết kế bởi Viện Kỹ thuật tài nguyên nước – Đại học Thủy lợi. Hoàn thành xong chỉ vỏn vẹn 2 tháng thi công. 8 máy bơm chìm với công suất lên đến 16m3/s, vận hành liên tục, bổ sung một lượng lớn nước cho hệ thống sông Bắc Hưng Hải, qua đó tạo một dòng chảy, làm giảm lượng nước ô nhiễm cho hệ thống này theo cơ chế tự làm sạch sông. Đây là trạm bơm đầu tiên có công suất trên 10m3/s được đặt chìm.  Đánh giá về trạm bơm, Giáo sư Dương Thanh Lượng nguyên giảng viên trường đại học thủy lợi cho biết:

Băng Giáo sư Lượng

Ông Nguyễn Văn Kình – Phó Giám đốc sở NN-PTNT Hưng Yên phụ trách thủy lợi cũng đánh giá:

Băng anh Kình

Chỉ vỏn vẹn sau vài ngày vận hành, trạm bơm dã chiến Xuân Quan đã thu được những hiệu quả rõ rệt mà những người dân sinh sống đôi bờ sông Bắc Hưng Hải đoạn qua Hưng Yên đã nhìn thấy rõ rệt.

Anh Luyện Văn Đố, thôn Đạo Khê cầu Lực Điền, huyện Yên Mỹ tỉnh Hưng Yên cho biết,

Băng anh Đố

MC 1:

Vâng thưa quý vị và bà con, việc vận hành trạm bơm dã chiến Xuân Quan đã giúp đưa nước sông Hồng tiếp tục chảy vào hệ thống Bắc Hưng Hải khi mực nước xuống thấp hơn mực nước thiết kế. Trạm bơm đã vận dụng khả năng tự làm sạch của nguồn nước. Qua đó giúp phục hồi lại trạng thái chất lượng ban đầu nhờ các quá trình thuỷ động học, vật lý, hoá học, sinh hoá,…diễn ra trong môi trường nước. Trạm bơm, không chỉ giảm ô nhiễm cho hệ thống thủy lợi Bắc Hưng Hải, mà còn là giải pháp khẩn cấp góp phần điều tiết nước phục vụ tưới tiêu mùa khô hạn, góp phần phát triển kinh tế - xã hội tại các địa phương nằm trong vùng hưởng lợi. Dự kiến Trạm bơm Xuân Quan sẽ được vận hành tối đa, liên tục đến hết tháng 4/2025.  Dù mang lại nhiều hiệu quả, song đây vẫn chỉ là giải pháp tạm thời, việc xử lý nguồn thải một cách triệt để mới là giải pháp hồi sinh một dòng sông.

MC 2: Bây giờ, mời quý vị và bà con cùng điểm qua một số tin vắn về lĩnh vực thủy lợi.

MC 1: tin 1

Thưa quý vị và bà con, Bộ NN-PTNT vừa có văn bản gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đề nghị tăng cường xử lý vi phạm phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi. Theo Bộ NN-PTNT, từ năm 2018 đến hết năm 2023 đã phát hiện gần 62.300 vụ vi phạm phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi. Do đó, Bộ NN-PTNT đề nghị UBND các tỉnh, thành phố tăng cường chỉ đạo triển khai các giải pháp để xử lý hiệu quả đối với vi phạm về nội dung này, cắm mốc phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi. Tiếp tục tổ chức thống kê, phân loại các vi phạm phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi. Các đơn vị liên ngành phối hợp xây dựng, trình UBND cấp tỉnh ban hành Quy chế phối hợp, xử lý vi phạm công trình thủy lợi trên địa bàn. Trong đó, quy định cụ thể nội dung về quy trình xử lý, trách nhiệm xử lý của Sở, ngành, UBND các cấp, đơn vị khai thác công trình thủy lợi.

MC 2: tin 2

Theo thông tin từ Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam, từ năm 2013 - 2023, liên quan đến nguồn nước, nhiều giải pháp khoa học công nghệ đã được triển khai. Các công nghệ ngăn sông như đập trụ đỡ, đập sà lan, cống lắp ghép đã được nghiên cứu và ngày càng hoàn thiện, được ứng dụng xây dựng nhiều công trình ngăn sông lớn, nhỏ. Việc ứng dụng khoa học, công nghệ trong lĩnh vực này giúp tiết kiệm 20% lượng nước tưới, tăng năng suất từ 5 đến 11%, giảm thiểu phát thải khí nhà kính trên ruộng đồng. Các dạng cửa van lớn, thiết bị, máy bơm đặc thù cho từng vùng phục vụ chống úng, hạn, cấp nước sinh hoạt, sản xuất cho vùng cao, khan hiếm nguồn nước… cũng được áp dụng.

MC 1: tin 3

Sở NN&PTNT tỉnh Bình Thuận cho biết, từ đầu năm đến nay, toàn tỉnh có 41 xã, phường, thị trấn bị thiếu nước sinh hoạt cục bộ, ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt của gần 76.000 người. Nguyên nhân chính là do tại các xã khu vực nông thôn có hơn 79.000 hộ gia đình với trên 300.000 người, chưa được đầu tư công trình cấp nước và sử dụng nước sinh hoạt từ các giếng đào, giếng khoan, bể chứa nước mưa. Một số công trình cấp nước sử dụng nguồn nước ngầm và nước mặt trên sông, suối để hoạt động sản xuất nước sạch nhưng từ đầu năm đến nay, nguồn nước bị cạn kệt do khô hạn. Để khắc phục, Sở NN&PTNT đã chỉ đạo đơn vị khai thác công trình thủy lợi tổ chức kiểm kê nguồn nước; tính toán cân bằng để tổ chức vận hành, phân phối nước từng công trình bảo đảm tiết kiệm, hợp lý. Trong đó trước hết ưu tiên nguồn nước phục vụ sinh hoạt cho nhân dân đến 30/6/2024.

Nội dung vừa rồi cũng đã kết thúc chương trình Thủy lợi và phát triển hôm nay, cảm ơn sự chú ý theo dõi của quý vị và bà con, xin chào và hẹn gặp lại.

Tự động

Những 'vòi rồng sắt' phun nước cứu hệ thống Bắc Hưng Hải

Đáp ứng sự mong mỏi của người dân, Bộ NN-PTNT đã đưa vào vận hành hệ thống bơm dã chiến Xuân Quan, góp phần làm giảm ô nhiễm sông Bắc Hưng Hải.

Huy Bình

Tin liên quan

Các chương trình

Linh hoạt các biện pháp để bảo vệ bờ biển trước xâm thực, xói lở
Phóng sự

Trước diễn biến xâm thực và xói lở, Bà Rịa - Vũng Tàu cần thực hiện đồng bộ các giải pháp để bảo vệ tuyến bờ biển mà không ảnh hưởng đến hoạt động khác.

Linh hoạt các biện pháp để bảo vệ bờ biển trước xâm thực, xói lở
Người Mông ở Suối Bu cải tạo đất, trồng rau sạch trong vụ đông
Phóng sự

Những mảnh đất từng bỏ hoang vào mùa đông giờ đây sẽ tạo ra nguồn thu nhập ổn định, giúp bà con có thêm hy vọng về một cuộc sống bền vững hơn.

Người Mông ở Suối Bu cải tạo đất, trồng rau sạch trong vụ đông