Nơi gìn giữ 'bản giao hưởng thiên nhiên'

Được thành lập năm 1993, Trung tâm cứu hộ linh trưởng nguy cấp hiện đã trở thành ngôi nhà an toàn và tin cậy của hàng trăm cá thể linh trưởng. Để làm được điều đó, nhiều lớp chuyên gia, cán bộ và nhân viên nơi đây ngày ngày vẫn miệt mài gìn giữ tiếng hú của loài linh trưởng trong 'bản giao hưởng thiên nhiên'.

Xuân Hào  | 09:20 19/10/2023

Nơi gìn giữ 'bản giao hưởng thiên nhiên'

Tự động

Nơi gìn giữ 'bản giao hưởng thiên nhiên'

MC1:

  Thưa quý vị và bà con, được thành lập năm 1993, Trung tâm cứu hộ linh trưởng nguy cấp hiện đã trở thành một ngôi nhà an toàn và tin cậy của hàng trăm cá thể linh trưởng trong đó có nhiều loài và phân loài đang có nguy cơ tuyệt chủng cao như: voọc Cát Bà, voọc mông trắng, voọc chà vá chân xám…Để làm được điều đó, nhiều lớp chuyên gia, cán bộ và nhân viên nơi đây ngày ngày vẫn miệt mài gìn giữ tiếng hú của loài linh trưởng trong bản giao hưởng của thiên nhiên.

Tiếng chim hót...

MC2:

  Khu trại của Trung tâm cứu hộ linh trưởng nguy cấp nằm nép mình dưới bóng lá của rừng cây cổ thụ, nguyên sơ. Vườn Quốc gia Cúc Phương buổi sáng mùa thu thật đẹp. Ánh nắng ban mai vô tình đánh thức cả khu rừng và bản giao hưởng thiên nhiên bắt đầu. Tiếng hú gọi bạn trong hạnh phúc của những chú vọc, vượn... tại Khu trại cũng hòa quyện vào bản phối âm thanh thiên nhiên tuyệt vời này.

tiếng bẻ cành lá...

  Như bao ngày, khi sương sớm còn quấn quýt trên những tán cây rừng thì chị Tạ Thị Huê và các đồng nghiệp của mình tại Trung tâm cứu hộ linh trưởng nguy cấp đã tất bật với công việc chăm sóc cho những bạn vọc, bạn vượn... đang được cứu hộ ở Trung tâm.

  Dưới tán cây rừng, họ làm việc hăng say. Người thì chặt, bẻ cành lá chuẩn bị thức ăn, người thì quét dọn chuồng, người thì kiểm tra lại những vết thương của những cá thể mới được đưa vào cứu hộ. Công việc có tất bật nhưng trên gương mặt họ vẫn toát lên tình yêu với động vật linh trưởng, tình yêu với rừng:

Băng 1: Huê

  Những cá thể linh trưởng được đưa về Trung tâm cứu hộ linh trưởng nguy cấp thường đã trải qua hoàn cảnh khó khăn trong cuộc đời. Nên nhìn những chú linh trưởng vui vẻ gọi bầy, thoải mái đu lượn trong Khu trại thì hẳn các nhân viên cứu hộ đã cần hẳn một quá trình chữa lành không chỉ những vết thương trên cơ thể mà cả tâm hồn của loài động vật có tiến hóa gần với con người nhất này. Anh Đinh Ngọc Hiên, nhân viên chăm sóc của Trung tâm cứu hộ linh trưởng nguy cấp cho biết:

Băng: 2 Hiên

  Theo anh Đỗ Đăng Khoa, cán bộ điều phối viên của Dự án bảo tồn các loài linh trưởng quý hiếm tại Việt Nam thì các nhân viên được lựa chọn làm việc ở Trung tâm cơ bản là người dân bản địa. Những người đã lớn lên dưới tán rừng Cúc Phương, vì thế, họ hiểu rừng và qua những công việc tại đây, họ sẽ thêm yêu rừng, bảo vệ rừng như chính ngôi nhà của họ.

Băng: 3 Khoa

  Rời vườn thú Berlin, CHLB Đức sang Việt Nam từ năm 2002, bà Elke Schwierz lúc này đã nói tiếng Việt như tiếng mẹ đẻ. Gần 20 năm gắn bó với công việc bảo vệ động vật hoang dã tại Việt Nam, gắn bó với nhiều khu rừng nhưng Vườn Quốc gia Cúc Phương là nơi bà Elke Schwierz gắn bó lâu hơn cả. Bà Elke Schwierz chia sẻ:

Băng 4: bà Elke Schwierz

  Vâng thưa quý vị, xã hội phát triển, các khu rừng cứ hẹp dần, không gian sinh trưởng của động vật hoang dã cứ hẹp dần nhường chỗ cho không gian phát triển kinh tế. Điều này không thể khác. Điều muốn nói ở đây là mỗi người trong chúng ta cần trân trọng hơn những khu rừng nguyên sinh còn sót lại để một lúc nào đó khi chúng ta mệt mỏi vẫn có thể đắm mình trong không gian nguyên sơ và bản giao hương thiên nhiên, nơi gốc gác của loài người.

Thông điệp1

Thông điệp 2

Thông điệp 3

MC1:

  Thưa quý vị và bà con, cũng đứng chân trong khuân viên của rừng già Cúc Phương là Trung tâm Cứu hộ, Bảo tồn và Phát triển sinh vật, Vườn Quốc gia Cúc Phương. Thời gian qua, với nỗ lực trong công tác giáo dục môi trường thiên nhiên, nhận thức và hành vi ứng xử của cộng đồng đang từng bước thay đổi theo hướng tích cực góp phần làm thay đổi nhận thức của xã hội, cứu nhiều loại động vật hoang dã, quý hiếm thoát khỏi nguy cơ tuyệt chủng, giữ được sự đa dạng sinh học và cân bằng sinh thái tự nhiên. Nông nghiệp Radio đã có cuộc trao đổi với ông Lê Phương Triều, Giám đốc Trung tâm Cứu hộ, Bảo tồn và Phát triển sinh vật, Vườn Quốc gia Cúc Phương:

 Câu hỏi 1:

- Với chức năng, cứu hộ, bảo tồn và phát triển các loài động thực vật hoang dã quý hiếm đang bị đe dọa nguy cấp ở Việt Nam, ông có thể cho biết một số hoạt động nổi bật của Trung tâm trong thời gian qua?

Câu hỏi 2:

- Trung tâm được đặt tại nội vi của Vườn QG Cúc Phương, đây có phải là điều kiện tốt cho các hoạt động của Trung tâm? ông có thể cho biết rõ hơn về lợi thế này?

Câu hỏi 3:

- Từ những điều kiện thuận lợi như vậy, sự kết hợp giữa Trung tâm và Vườn QG Cúc Phương trong việc giáo dục, tuyên truyền bảo vệ hệ sinh thái của rừng cho du khách và người dân sở tại như thế nào thưa ông?

Câu hỏi 4

- Tôi thấy có khá nhiều người nước ngoài đang làm việc tại Trung tâm, phải chăng công việc bảo tồn và phát triển sinh vật chưa thu hút nhiều người trong nước tham gia, đặc biệt là các bạn trẻ? ông có thể lý giải điều này.

MC2:

Tiếp nối chương trình sẽ là một số tin vắn về hoạt động lâm nghiệp trên địa bàn cả nước vừa diễn ra:

Tin 1: MC1

Thưa quý vị và bà con, Sở NN-PTNT tỉnh Kon Tum và Sở Nông Lâm tỉnh Attapeu (Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào) vừa ký kết Bản Ghi nhớ về Cơ chế Hợp tác Ngăn chặn Vi phạm trong lĩnh vực Lâm nghiệp, giai đoạn 2024-2025. Theo đó, giai đoạn 2024-2025, Sở NN-PTNT tỉnh Kon Tum và Sở Nông Lâm tỉnh Attapeu tăng cường hợp tác, phối hợp trao đổi thông tin, kiến thức, kinh nghiệm để kiểm soát, ngăn chặn các hành vi vi phạm trong lĩnh vực lâm nghiệp và hợp tác về phòng cháy, chữa cháy rừng trên phạm vi dọc theo biên giới thuộc hai tỉnh. Trong trường hợp nghi vấn và trên cơ sở thông tin nắm bắt được về tình hình quản lý bảo vệ rừng, lâm sản và phòng cháy, chữa cháy rừng tại khu vực biên giới, hai bên thông báo cho nhau, phối hợp giải quyết kịp thời. Mỗi bên tiếp tục tăng cường kiểm tra, theo dõi những trường hợp xuất nhập khẩu lâm sản và các loài hoang dã, trao đổi thông tin và phối hợp giải quyết trên cơ sở tuân thủ luật pháp của mỗi nước và thông lệ quốc tế.

Tuấn anh

Tin 2: MC2

Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện Kông Chro, tỉnh Gia Lai vừa khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam 3 tháng với một đối tượng để điều tra về hành vi hủy hoại rừng. Theo đó, vào đầu tháng 9 vừa qua, qua công tác tuần tra, quản lý bảo vệ rừng, lực lượng chức năng huyện Kông Chro phát hiện tại lô 1, khoảnh 6, tiểu khu 793 thuộc lâm phần quản lý của Công ty TNHH một thành viên Lâm nghiệp Kon H’de có 2,5 ha rừng có cây gỗ bị chặt hạ với số lượng trên 500 cây, chủng loại gồm căm xe, bằng lăng, bình linh, SP6. Sau quá trình xác minh, điều tra, thu nhập chứng cứ, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện Kông Chro đã xác định được đối tượng chặt phá 2,5 ha rừng này để lấy đất làm rẫy.

Trần Đăng Lâm

Tin 3: MC1

Khoảng vài năm về trước, ở Yên Bái, ván bóc được phơi la liệt ven đường hoặc ở bất cứ nơi nào rộng rãi có ánh nắng mặt trời. Nhiều chủ xưởng ăn nên làm ra, có thu nhập vài trăm triệu đồng đến cả tỷ đồng mỗi năm. Thấy vậy, những xưởng mới lại tiếp tục mọc lên ồ ạt, thiếu quy hoạch, thiếu kiểm soát. Tuy nhiên, thời gian gần đây, do khó khăn của thị trường tiêu thụ, cùng với giá các loại gỗ đã qua chế biến xuống thấp khiến cho phần lớn cơ sở chế biến gỗ rừng trồng tại địa phương này hoạt động cầm chừng, nhiều cơ sở phải dừng hoạt động, kéo theo nhiều hệ lụy. Tính đến hết tháng 6 năm nay, đã có trên 230 cơ sở chế biến gỗ rừng trồng của toàn tỉnh Yên Bái không còn hoạt động do không bán được hàng. Giá thu mua gỗ rừng trồng hiện cũng giảm, chỉ bằng 2/3 so với giá lúc cao điểm.

Quỳnh Anh

Tin 4: MC2

UBND tỉnh Quảng Nam vừa có quyết định về việc phân bổ hơn 1,7 tỷ đồng cho các địa phương thực hiện kế hoạch hỗ trợ trồng rừng gỗ lớn năm 2020. Trước đó, trong năm 2020, dự án trồng rừng gỗ lớn tại các địa phương trong tỉnh này có tổng mức hỗ trợ đầu tư gần 9,5 tỷ đồng. Lũy kế vốn cấp và giải ngân đến ngày 31/1/2023 đạt hơn 5,2 tỷ đồng. Nguồn vốn bổ sung lần này để thanh toán kinh phí thực hiện các dự án trồng rừng gỗ lớn năm 2020 theo hình thức hỗ trợ sau đầu tư. UBND tỉnh yêu cầu UBND các huyện được phân bổ kinh phí lần này quản lý, sử dụng kế hoạch vốn được giao đúng mục đích, hiệu quả, giải ngân kế hoạch vốn theo đúng thời hạn và thực hiện thanh quyết toán theo quy định, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở NN-PTNT chịu trách nhiệm theo dõi, giám sát, đôn đốc các địa phương triển khai thực hiện đảm bảo tiến độ.

Lê Khánh

  Nội dung vừa rồi cũng kết thúc chương trình Lâm nghiệp và phát triển hôm nay. Cảm ơn sự chú ý theo dõi của quý vị và bà con, xin kính chào và hẹn gặp lại.

   

Tự động

Nơi gìn giữ 'bản giao hưởng thiên nhiên'

Được thành lập năm 1993, Trung tâm cứu hộ linh trưởng nguy cấp hiện đã trở thành ngôi nhà an toàn và tin cậy của hàng trăm cá thể linh trưởng. Để làm được điều đó, nhiều lớp chuyên gia, cán bộ và nhân viên nơi đây ngày ngày vẫn miệt mài gìn giữ tiếng hú của loài linh trưởng trong 'bản giao hưởng thiên nhiên'.

Xuân Hào

Tin liên quan

Các chương trình

Bảo vệ sự hài hòa giữa con người với thiên nhiên
Thời sự

Bảo vệ sự hài hòa giữa con người với thiên nhiên; Sâu, bệnh gây hại gần 230ha cây ăn quả có múi; Bắc Giang có thêm 6 sản phẩm OCOP 4 sao.

Bảo vệ sự hài hòa giữa con người với thiên nhiên
Thời tiết nông vụ ngày 22/11/2024: Mưa lớn tại Trung Trung bộ
Thời sự

Khu vực từ Quảng Trị đến Bình Định trong có mưa vừa, mưa to, cục bộ có nơi mưa rất to với lượng mưa phổ biến từ 80-180mm, cục bộ có nơi trên 300mm.

Thời tiết nông vụ ngày 22/11/2024: Mưa lớn tại Trung Trung bộ