Nơi níu Tết xưa của người Hà Thành

Hình thành từ đầu thế kỷ XX, chợ hoa Hàng Lược được coi là chợ hoa lâu đời nhất Hà Nội, thể hiện nét văn hóa của người dân mảnh đất nghìn năm văn hiến.

Quỳnh Anh  | 

Nơi níu Tết xưa của người Hà Thành

Tự động

Nơi níu Tết xưa của người Hà Thành

Thưa quý vị và bà con, hình thành từ những năm đầu thế kỷ XX, Chợ hoa Tết Hàng Lược được coi là chợ hoa lâu đời nhất Hà Nội, thể hiện đậm nét văn hóa của người dân mảnh đất Nghìn năm văn hiến. Hàng năm cứ vào dịp Tết đến xuân về, người Hà Nội lại đổ về khu chợ này để ngắm hoa, chụp ảnh và mua hoa, cây cảnh về trưng tết. Điều này đã trở thành một thói quen đặc trưng truyền thống, tạo nên vẻ đẹp riêng của Hà Nội.

Ngày 23 tháng Chạp, trời Hà Nội hôm nay nhiều sương mù lắm, người người, nhà nhà sắm sửa mâm cúng tươm tất, chuẩn bị tiễn ông công ông táo về trời. Và đến với chợ hoa Hàng Lược vào ngày hôm nay, không khí cũng trở nên nhộn nhịp hơn bao giờ hết. Sau lễ cúng ông công ông táo, người dân khắp các phố phường thường đổ về đây thưởng hoa, sắm Tết. Dòng người đông đúc nhưng lại mang tới cảm giác thong dong lạ thường, ai nấy đều chậm rãi để có thể cảm nhận rõ hơn hương sắc của mùa xuân. Trong tiết trời se se lạnh của những ngày giáp Tết và trong làn sương vẫn chưa kịp tan là những nụ hoa mai, hoa đào chúm chím, lại có bông đã nở rộ vì vội vàng đón không khí mùa xuân… Cùng với sắc mai, đào, cúc còn có cả những tà áo dài thướt tha, tạo nên một Hà Nội đầy hoài niệm giữa nhịp sống vội vã.

Là một bạn trẻ lớn lên ở thành phố hiện đại nhưng lại yêu thích nét truyền thống, cổ kính của Thủ đô, vừa dạo quanh Chợ hoa TếtHàng Lược, bạn Đỗ Vũ Hùng vừa chia sẻ, năm nào cũng vậy, chợ hoa Hàng Lược mang tới những cảm xúc rất riêng về mùa xuân, về ngày Tết xưa và không gian chợ hoa đang ngày một đổi thay với nhiều điều mới lạ.

Băng 1

Có thể nói, Chợ hoa Tết Hàng Lược đã đi vào tiềm thức, nỗi nhớ của mỗi người dân Thủ đô, trở thành nét sinh hoạt văn hóa độc đáo của người dân phố cổ nói riêng, cũng như người dân Hà Nội nói chung. Tại phiên chợ này, mọi người có thể dạo chơi, ngắm nhìn, chụp ảnh với tất cả các hàng hoa và coi đó như một thú vui. Thế nên, có lẽ chỉ có người Hà Nội mới nói “đi chơi chợ hoa” chứ không phải là “đi chợ mua hoa”. Giờ đây, mọi người có thể mua mai, đào, quất cảnh,... và cảm nhận không khí tết ở nhiều nơi khác nhau, nhưng không ít gia đình ở Hà Nội vẫn giữ thói quen tới chợ hoa Hàng Lược trong những ngày giáp Tết để mua sắm và và cảm nhận hương vị Tết xưa tại phiên chợ hoa độc đáo chốn Hà thành.

Không ít các thế hệ người Hà Nội đã tìm thấy một phần ký ức tuổi thơ của mình khi theo bà, theo mẹ dạo chơi chợ hoa. Và thế hệ sau nối tiếp thế hệ trước, cho tới nay, người Hà Nội vẫn giữ thói quen đưa con cháu của mình tới Hàng Lược thưởng hoa vào những ngày giáp Tết, các bạn nhỏ đến đây, có thêm nhiều trải nghiệm mới mẻ, cảm nhận nét độc đáo của văn hóa truyền thống và cũng là dịp để các con biết, gìn giữ nét đẹp này.

Theo bà nội đến chợ hoa Hàng Lược ngày 23 Tết, bé Nguyễn Thục Minh Khuê, 10 tuổi chia sẻ:

Băng 2:

Ngược dòng lịch sử thì Chợ hoa Hàng Lược xưa là khu vực được thừa hưởng cảnh trên bến dưới thuyền khi có dòngsông Tô Lịch. Có lẽ vì thế mà nơi đây nhộn nhịp mua bán hoa xuân mỗi dịp Tết về. Khu chợ này nổi tiếng xưa nay bởi sắc hoa tươi thắm lạ thường, được tuyển chọn hơn hẳn những chợ hoa khác. Từ đầu tháng Chạp, người dân khắp các vùng trồng hoa lại mang đào, quất và đủ các chủng loại hoa Tết về họp chợ, tạo nên một không gian náo nhiệt mang đậm không khí Tết của Hà thành. Những bông hoa tươi nhất, đẹp nhất đều góp mặt tại đây. Chợ hoa Hàng Lược thường họp kéo dài suốt từ sáng sớm cho tới tận đêm khuya, thậm chí sát lúc Giao thừa chợ mới tan.

Không chỉ có các loại hoa đặc trưng cho ngày Tết, Chợ hoa Hàng Lược giờ đây còn có những quầy hàng bán đồ cổ, đồ giả cổ, từ bình hoa, tượng đồng, đèn dầu, hương nến…những vật dụng đã từng thân thuộc một thời đối với mỗi gia đình cho tới các vật dụng trang trí theo xu hướng hiện nay.

Biết tới chợ hoa Hàng Lược từ khi bắt đầu có kí ức, từ những ngày chợ hoa chỉ tập trung trên con phố Hàng Lược tới khi không gian đã mở rộng sang cả Hàng Mã, Hàng Khoai, Hàng Rươi, tiếp nối truyền thống gia đình, ông Bùi Kim Sơn đã có mấy chục năm bày hoa, cây cảnh và sạp hàng trang trí phục vụ thị trường Tết tại khu phố này:

Băng 3:

Chợ Hoa những ngày giáp Tết đông đúc là thế nhưng dòng người tấp nập lại không hề chen lấn, xô đẩy mà cứ thong dong thả bộ. Ai nấy đều vui vẻ tận hưởng không khí của một mùa xuân mới, thỉnh thoảng suýt xoa vì một nụ hoa, chiếc lá, ghé lại những quầy hàng đủ màu sắc đỏ, hồng để lưu lại chiếc ảnh kỉ niệm… Đi chợ hoa Tết thư thái ngắm nghía, chụp ảnh lưu lại những khoảnh khắc đẹp khi xuân về đã trở thành thú vui, là nét đẹp văn hóa của người Hà thành trước khi đón giao thừa năm mới.

Tự động

Nơi níu Tết xưa của người Hà Thành

Hình thành từ đầu thế kỷ XX, chợ hoa Hàng Lược được coi là chợ hoa lâu đời nhất Hà Nội, thể hiện nét văn hóa của người dân mảnh đất nghìn năm văn hiến.

Quỳnh Anh

Tin liên quan

Các chương trình

Vườn quốc gia Cúc Phương - nôi bảo tồn đa dạng sinh học
Phóng sự

Với hệ giá trị đặc biệt, từ năm 2019 - 2023, Cúc Phương đã 5 năm liên tiếp được bầu chọn và vinh danh là Vườn quốc gia hàng đầu châu Á.

Vườn quốc gia Cúc Phương - nôi bảo tồn đa dạng sinh học
Băng rừng tuần tra 24/24 trong mùa khô để phòng chống cháy
Phóng sự

Đang là cao điểm của mùa khô, nắng nóng kéo dài, độ ẩm thấp, nhiều cánh rừng trên địa bàn tỉnh An Giang có nguy cơ cháy rất cao.

Băng rừng tuần tra 24/24 trong mùa khô để phòng chống cháy