Nông nghiệp Bình Dương và dấu ấn của công tác thủy lợi

Thời gian qua, hệ thống thủy lợi tại Bình Dương đã đóng góp tích cực vào phát triển nông nghiệp của một tỉnh vốn được xem là 'thủ phủ' công nghiệp cả nước.

Trần Trung  | 

Nông nghiệp Bình Dương và dấu ấn của công tác thủy lợi

Tự động

Sứ mệnh thủy lợi trong phát triển nông nghiệp Bình Dương

Mc1/ Xin kính chào quý vị và bà con, cảm ơn quý vị và bà con đã quay trở lại với nông nghiệp Radio trong chương trình thủy lợi và phát triển

 Thưa quý vị và bà con, tỉnh Bình Dương hiện có 8 công trìnhhồ chứa thủy lợi, mỗi công trình có dung tích dưới 10 triệu mét khối. Không chỉ cấp nước sinh hoạt và sản xuất, các công trình này còn có vai trò quan trọng trong điều tiết nước, cắt giảm lũ cho vùng hạ du, tạo cảnh quan môi trường sinh thái và bảo vệ nguồn lợi thủy sản...qua đó, đóng góp tích cực vào kinh tế nông nghiệp của một tỉnh vốn được xem thủ phủ công nghiệp cả nước.

MC2/

Tọa lạc tại xã Đất Cuốc, với diện tích trên 100 ha, hồ Đá Bàn được xem là một trong những công trình thủy lợi có vai trò đặc biệt quan trọng trong điều tiết nước sản xuất, sinh hoạt, phục vụ dân sinh cho các xã thuộc huyện Bắc Tân Uyên, tỉnh Bình Dương.

Đến Bắc Tân Uyên những ngày này, trước mắt chúng tôi là những vườn bưởi, vườn cam, quýt trĩu quả, chạy dài tít tắp được tưới mát bởi những công trình thủy lợi. Dẫn chúng tôi tham quan công trình hồ thủy lợi Đá Bàn, chỉ tay về phía những vườn cây ăn quả xanh tốt bao quanh lòng hồ, ông Đặng Văn Lượng, Trưởng trạm Thủy nông huyện Bắc Tân Uyên cho biết, với diện tích trồng cây có múi gần 2.000 ha, Bắc Tân Uyên đang là một trong những địa phương dẫn đầu về năng suất, chất lượng cây ăn quả có múi của tỉnh. Bên cạnh công tác khuyến nông, ứng dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất, việc đầu tư cơ sở hạ tầng thủy lợi phục vụ cho phát triển nông nghiệp cũng được huyện quan tâm đầu tư.

---băng----

“Hiện tại trạm thủy nông là trực thuộc huyện Bắc Tân Uyên đang quản lý hai hồ chứa và sáu trạm bơm, thì hai hồ chứa với công suất tưới khoảng một vụ đông xuân của 170 hộ trên 475ha, còn 600 trạm bom thì cũng cung cấp cho các xã Tân Mỹ, Lạc An  khoảng là 352 ha. tình hình bơm tưới các công trình tự chảy cũng như là các công trình trong bom điện của trên địa bàn huyện Bắc Tân Uyên thì thì chỉ có ba xã Tân Mỹ, Thường Tân, Lạc An  là xã sản xuất chủ yếu là cây lúa là chính. Thứ thứ hai là phục vụ tiếp cây có múi và nuôi trồng thủy sản thì trong quá trình khai thác với công suất thiết kế ban đầu và cũng như  tình hình thay đổi cơ cấu của người dân thì tới đây thì cũng các công trình cũng tương đáp ứng tương đối là tạm ổn đối với những cái diện tích mà mà mà được quy định quy hoạch trong cái vùng trồng lúa cũng như là quy hoạch vùng cây có múi của địa bàn các xã chuyên về sản xuất các loại cây có múi”

MC 2:

Có hơn 2 ha trồng cam và quýt tại xã Đất Cuốc, cạnh công trình thủy lợi hồ Đá Bàn, cũng như nhiều nông dân tại đây, từ lâu anh Nguyễn Thanh Hải đã ứng dụng mô hình trồng cây có múi theo hướng VietGAP; hạn chế sử dụng phân hóa học, tăng cường bón phân hữu cơ, phân hữu cơ vi sinh, phân sinh học. Đặc biệt, để phát huy hiệu quả nguồn nước, được sự hỗ trợ của nhà nước, anh Nguyễn Thanh Hải còn đầu tư hệ thống tưới tiết kiệm, qua đó, góp phần làm giảm chi phí sản xuất, nâng cao năng suất, chất lượng, tăng khả năng cạnh tranh cho sản phẩm cây ăn quả có múi gia đình.

----Băng---

“Hệ thống tưới này huyện đầu tư 50%, dân 50%, hệ thống tưới này rất hiệu quả, rất tiết kiệm, nói chung tiết kiệm về thời gian, tiết kiệm về nguồn nước...rất tốt rất hiệu quả. Như ở đây hệ thống thông thường tưới phun ra nhiều nước nhưng không đều, còn cái này phun dạng sương, khi tưới rất đều rất tiết kiệm”

MC 2:

Nếu cách đây hàng chục năm, câu chuyện về hệ thống thủy lợi chủ yếu xoay quanh nhiệm vụ tưới tiêu, thoát úng thì ngày nay, sự khó lường của biến đổi khí hậu, nhu cầu gia tăng về nguồn nước sản xuất, sinh hoạt đã đặt sứ mệnh của thủy lợi vào một tình thế khác trước, không chỉ đơn thuần là “trị thủy”.

Nằm tại xã Thanh An, huyện Dầu Tiếng, hồ Cần Nôm là hồ nước lớn thứ hai của tỉnh Bình Dương chỉ sau hồ Dầu Tiếng. Hồ được xây dựng từ năm 1976, nằm trên thượng nguồn sông Thị Tính. Với diện tích mặt hồ lên đến 240 ha, hồ có năng lực thiết kế tưới cho khoảng 260 ha đất sản xuất nông nghiệp của nông dân huyện Dầu Tiếng và tiêu thoát nước cho gần 1000 ha đất tại vùng hạ du. Cùng với những công trình hồ chứa nước khác trên địa bàn tỉnh Bình Dương, thời gian qua, ngành nông nghiệp địa phương thường xuyên chú ý khả năng vận hành an toàn nhằm khai thác hiệu quả nguồn nước chứa trong hồ đảm bảo công năng thiết kế. Trưởng trạm thủy nông huyện Dầu Tiếng Phạm Thị Ngọc Loan chia sẻ:

--băng---

“Trong thời gian vừa qua, trên địa bàn huyện Dầu Tiếng xuất hiện những cơn mưa lớn khiến cho lượng nước về hồ cần Nơm vượt cao, đơn vị quản lý đã tiến hành xả lũ để đảm bảo an toàn cho công trình.  Đồng thời bố trí các cán bộ trong trạm trực theo dõi chống ngập úng khi mà vận hành xả lũ cũng theo dõi sát tình hình thời tiết, khí tượng thủy văn để có cái phương án dự báo và điều tiết nước hồ cho hợp lý”.

MC 2:

Những công trình thủy lợi đã và đang phát huy vai trò quan trọng đối với sản xuất nông nghiệp tại Bình Dương, và để đảm bảo an toàn công trình hồ chứa trên địa bàn tỉnh, thời gian qua, Chi cục Thủy lợi tỉnh Bình Dương đã tham mưu cho Sở NN-PTNT, UBND tỉnh chỉ đạo triển khai đến các sở, ban, ngành và các địa phương, đơn vị quản lý, khai thác hồ chứa thực hiện nhiều nội dung, phần việc có liên quan. Hằng năm, đơn vị còn tổ chức kiểm tra định kỳ trước và sau mùa mưa lũ, kiểm tra đột xuất ngay sau những đợt mưa lớn nhằm kịp thời phát hiện những hạng mục hư hỏng.  Đến nay, ngành chức năng đã cơ bản hoàn thành các nội dung theo quy định như 100 % hồ chứa đã hoàn thành kê khai đăng ký an toàn đập, lập quy trình vận hành được cấp thẩm quyền phê duyệt và tổ chức thực hiện kiểm định an toàn đập, cắm mốc chỉ giới phạm vi bảo vệ đập, hồ chứa nước lập và lưu trữ hồ sơ công trình rõ ràng, đầy đủ. Bà Nguyễn Thị Bảo Thúy Phó Trưởng phòng nghiệp vụ Thủy lợi thuộc Chi Cục Thủy Lợi tỉnh Bình Dương chia sẻ.

----băng---

“Chi cục Thủy lợi đã tham mưu Sở NN-PTNT tổ chức kiểm tra công trình trước mùa mưa lũ để phát hiện kịp thời các hư hỏng và đề xuất sửa chữa các hạng mục công trình bị hư hỏng, xuống cấp. Ngoài ra, Chi cục Thủy lợi đã tham mưu Sở NN-PTNT họp Hội đồng tư vấn đánh giá an toàn đập, hồ chứa nước để đánh giá an toàn các công trình hồ chứa, từ đó đề xuất các phương án tích nước cho các hồ chứa trình UBND tỉnh phê duyệt. Trong năm 2023, hồ Cần Nôm này đã vừa mới được thi công, hoàn thành sửa chữa cống lấy nước dưới đập với gia cố cái hạ lưu của tràn xả lũ bị hư hỏng trong được phát hiện trong đợt kiểm tra, kiểm định an toàn đập, hồ chứa nước.

MC 1:

Vâng thưa quý vị và bà con, Bình Dương là tỉnh công nghiệp, tuy ngành nông nghiệp có tỷ trọng thấp, nhưng đóng góp không nhỏ vào kinh tế chung, trong đó, có vai trò của các công trình thủy lợi. Những năm qua, các công trình thủy lợi tại đây luôn hoạt động ổn định và phát huy tốt tác dụng, đáp ứng đủ nhu cầu dùng nước của cây hàng năm cần tưới, theo thiết kế mang lại hiệu quả cho sản xuất nông nghiệp. Bên cạnh sản xuất nông nghiệp, để phát huy hiệu quả của hạ tầng thủy lợi trong phòng chống thiên tai, tỉnh Bình Dương đã quán triệt quan điểm bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ với quy hoạch tỉnh, quy hoạch phòng chống thiên tai quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 trên địa bàn tỉnh; từng bước xây dựng tỉnh Bình Dương có khả năng quản lý rủi ro thiên tai; cộng đồng, xã hội an toàn trước thiên tai phấn đấu hoàn thành tốt sứ mệnh “Thủy lợi đến đâu, dân giàu đến đó” và hoàn thành nhiệm vụ phát triển hạ tầng thủy lợi trong giai đoạn tới.

MC 2: Bây giờ mời quý vị và bà con cùng đến với một số tin tức về lĩnh vực thủy lợi.

MC 1: tin 1

Thưa quý vị và bà con

Cục Thủy lợi, Bộ NN-PTNT vừa cung cấp thông tin tình hình nguồn nước và nhận định về hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn, công tác điều tiết nước từ các hồ chứa thủy điện phục vụ gieo cấy lúa vụ Đông Xuân 2023-2024. Theo ông Nguyễn Tùng Phong, Cục trưởng Cục Thủy lợi, do năm nay, tiết Lập Xuân cộng với việc lấy nước đợt 1 trước Tết Nguyên đán dài ngày nên việc lấy nước cũng như giữ nguồn nước lấy được là nhiệm vụ rất khó khăn với ngành. Về lịch lấy nước vụ Đông Xuân 2023-2024 khu vực Trung du và Đồng bằng Bắc Bộ, sẽ có tổng cộng 12 ngày với 2 đợt. Đợt 1: Từ ngày 23 đến ngày 30/1/2024 vàđợ t 2: Từ ngày 18 đến ngày 21/2/2024. Tổng lượng xả dự kiến khoảng 3,5 tỷ m3, thấp hơn vụ Đông Xuân 2022-2023 khoảng 0,12 tỷ m3.

MC 2: tin 2

Cũng theo Cục Thủy lợi, thời gian qua, được sự quan tâm đầu tư của Chính phủ cũng như nỗ lực của các địa phương, phần lớn các hồ chứa lớn có dung tích từ 3 triệu mét khối trở lên đã được sửa chữa bảo đảm an toàn. Tuy nhiên, qua báo cáo của địa phương và kiểm tra rà soát, cả nước còn 337 hồ chứa hư hỏng nặng chưa được bố trí nguồn vốn để sửa chữa, nâng cấp. Bên cạnh đó, nhiều vùng hạ du đang dần hình thành các khu đô thị, thành phố khiến hành lang thoát lũ của các hồ thủy lợi bị thu hẹp lại. Bình quân các công trình thủy lợi đã được đầu tư xây dựng mới phát huy được khoảng 80% năng lực theo thiết kế. Còn nhiều hệ thống công trình thủy lợi chưa được khép kín, hoàn thiện, thất thoát nước nhiều.

MC 1: tin 3

Không chỉ ở ĐBSCL, các tỉnh ven biển phía Bắc hiện nay cũng đang đối diện với ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, rõ ràng nhất là xâm nhập mặn. Tại Hải Phòng, hệ thống thủy lợi lớn nhất là Đa Độ, kéo dài hơn 50km, qua địa phận 5 quận, huyện. Tuy nhiên, từ năm 2019 đến nay, ảnh hưởng biến đổi khí hậu, nước mặn đã xâm nhập và bao phủ toàn bộ hệ thống thủy lợi, có những thời điểm mỗi con nước chỉ lấy được 1/3 thời gian và hằng năm chỉ lấy được lượng nước bằng 1/5 đến 1/6 so với nhu cầu. Trước thực trạng này, Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi Đa Độ đã thực hiện triển khai nhiều giải pháp vào đầu vụ đông xuân hằng năm, tiếp tục rà soát đánh giá lại toàn bộ công trình thủy lợi trong hệ thống. Tăng cường kiểm soát nguồn nước đầu vào, qua nồng độ mặn cũng như kiểm soát chất lượng nội vùng để đưa ra công tác điều phối nước một cách phù hợp nhất.

Nội dung vừa rồi cũng đã kết thúc chương trình thủy lợi và phát triển của Nông nghiệp Radio hôm nay, cảm ơn sự chú ý theo dõi của quý vị và bà con, xin chào và hẹn gặp lại.

Tự động

Nông nghiệp Bình Dương và dấu ấn của công tác thủy lợi

Thời gian qua, hệ thống thủy lợi tại Bình Dương đã đóng góp tích cực vào phát triển nông nghiệp của một tỉnh vốn được xem là 'thủ phủ' công nghiệp cả nước.

Trần Trung

Tin liên quan

Các chương trình

Xây dựng vùng lúa gắn kết tiêu thụ để gạo hữu cơ không bị đánh đồng
Phóng sự

Tỉnh Sóc Trăng xác định việc kêu gọi đầu tư, liên kết và xây dựng vùng nguyên liệu lúa gạo hữu cơ gắn với tiêu thụ sản phẩm là bước đi quan trọng.

Xây dựng vùng lúa gắn kết tiêu thụ để gạo hữu cơ không bị đánh đồng
Đắm chìm trong không gian tĩnh mịch của 'chợ ma' Định Yên
Phóng sự

Vào ngày 16 âm lịch hàng tháng, hơn 100 diễn viên không chuyên với nhiều lứa tuổi sẽ tề tụ về trước cửa Đình thần để tái hiện lại thực cảnh 'chợ ma' Định Yên.

Đắm chìm trong không gian tĩnh mịch của 'chợ ma' Định Yên