Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn thiên nhiên (WWF) đã hỗ trợ, triển khai thí điểm một số giải pháp thuận thiên tại khu vực đồng bằng sông Cửu Long, như: mô hình lúa-cá, lúa-tôm, lúa-sen, tôm-rừng, tôm-lúa
Giải pháp nông nghiệp thuận thiên tại đồng bằng sông Cửu Long
Ngày 21/3 tại Cà Mau, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp Ủy ban nhân dân tỉnh Cà Mau tổ chức Hội nghị quốc gia về huy động nguồn lực thực hiện các giải pháp nông nghiệp thuận thiên tại đồng bằng sông Cửu Long.
Hội nghị lần này là hành động cụ thể của Việt Nam nhằm triển khai cam kết Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP26 và COP28), gắn với Nghị quyết 120/NQ-CP về Phát triển bền vững đồng bằng sông Cửu Long thích ứng với biến đổi khí hậu.
Đây cũng là dịp để các tỉnh khu vực đồng bằng sông Cửu Long cùng ngồi lại để bàn bạc, thống nhất kích hoạt các giải pháp nhằm triển khai, nhân rộng các mô hình canh tác thuận thiên có hiệu quả, từ đó tạo nên những sản phẩm nông nghiệp đặc thù chất lượng cao phục vụ xuất khẩu và xu hướng tiêu dùng nông sản sạch của thế giới.
Phát biểu Ông LÊ VĂN SỬ - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau: “”
Phát biểu Ông LÊ MINH HOAN – Bộ trưởng Bộ NN-PTNT: “”
Để ứng phó hữu hiệu với các nguy cơ có thể xảy ra trong tương lai, thời gian gần đây, nhiều tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long đã triển khai một số chương trình hành động về nông nghiệp thông minh, sản xuất nông nghiệp theo hướng thuận thiên… để nông dân địa phương áp dụng.
Phát biểu Chị PHẠM THỊ CẨM NHUNG – Quản lý Chương trình Khí hậu và Năng lượng WWF Việt Nam: “”
Song hành đó, một số đối tác như đại diện Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn thiên nhiên (WWF) cũng hỗ trợ, triển khai thí điểm một số giải pháp thuận thiên tại khu vực đồng bằng sông Cửu Long, như: mô hình lúa-cá, lúa-tôm, lúa-sen, tôm-rừng, tôm-lúa… Những mô hình này cho kết quả khả quan về mặt kinh tế nhưng vẫn bảo tồn được đa dạng sinh học và môi trường sinh thái, góp phần phát triển nông nghiệp bền vững, bảo đảm sức khỏe cho con người và thiên nhiên.