| Hotline: 0983.970.780

Gói đầu tư toàn diện triển khai 1 triệu ha lúa chất lượng cao

Thứ Ba 19/03/2024 , 18:46 (GMT+7)

CẦN THƠ Bộ NN-PTNT sẽ triển khai dự án hỗ trợ hạ tầng kỹ thuật toàn diện, thông minh cho ĐBSCL trồng lúa carbon thấp, phát triển chuỗi giá trị lúa gạo chất lượng cao.

Lực lượng khuyến nông cộng đồng sẽ là đội ngũ nòng cốt

Ngày 19/3 tại TP Cần Thơ, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Trần Thanh Nam chủ trì cuộc họp bàn đề xuất Dự án hỗ trợ hạ tầng kỹ thuật cho lúa carbon thấp vùng ĐBSCL (gọi tắt là Dự án PDO).

Dự án nhằm mục tiêu thúc đẩy sản xuất gạo carbon thấp, chất lượng cao tại 12 tỉnh, thành vùng ĐBSCL tham gia trong Đề án phát triển bền vững 1 triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với với tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL đến năm 2030 (Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao).

Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Trần Thanh Nam chủ trì hội nghị nghe góp ý Đề xuất Dự án hỗ trợ hạ tầng kỹ thuật cho lúa các bon thấp vùng ĐBSCL (PDO). Ảnh: Kim Anh.

Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Trần Thanh Nam chủ trì hội nghị nghe góp ý Đề xuất Dự án hỗ trợ hạ tầng kỹ thuật cho lúa các bon thấp vùng ĐBSCL (PDO). Ảnh: Kim Anh.

Thứ trưởng Trần Thanh Nam xác định, lực lượng khuyến nông sẽ là đội ngũ nòng cốt ở cơ sở trong Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao. Lực lượng này đảm nhận vai trò quan trọng là phối hợp cùng với các HTX thực hiện giám sát, đo đếm và báo cáo các chỉ tiêu, kỹ thuật giảm phát thải.

Do đó, Thứ trưởng đề nghị các địa phương cần củng cố ngay lực lượng khuyến nông ở địa bàn. Bên cạnh đó, ưu tiên đề xuất đầu tư 4 lĩnh vực trọng tâm là hệ thống thủy lợi, giao thông liên vùng, logistics và cơ giới hóa đồng bộ.

Thứ trưởng đề xuất lựa chọn 5 tỉnh, thành đại diện cho 5 đặc trưng về thổ nhưỡng đất đai ở vùng ĐBSCL để triển khai mô hình thí điểm từ quy trình canh tác cho đến khi đo đếm được tín chỉ carbon gồm TP Cần Thơ, Sóc Trăng, Kiên Giang, Đồng Tháp và Trà Vinh. Trải qua 3 vụ thí điểm, các cơ quan chuyên môn của Bộ NN-PTNT sẽ điều chỉnh, từ đó có văn bản chính thức công nhận quy trình đo đếm mức độ giảm phát thải và mở rộng ra các địa phương khác.

Lực lượng khuyến nông sẽ là đội ngũ nòng cốt ở cơ sở trong Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao. Ảnh: Kim Anh.

Lực lượng khuyến nông sẽ là đội ngũ nòng cốt ở cơ sở trong Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao. Ảnh: Kim Anh.

Là địa phương trồng lúa trọng điểm, Kiên Giang hiện có 12/15 huyện, với 102 HTX đăng ký tham gia Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao. Chuẩn bị từ sớm, địa phương đã thành lập Ban chỉ đạo Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao của tỉnh do 01 Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang làm trưởng ban, đồng thời cơ cấu tất cả các sở ban ngành, địa phương cùng tham gia.

Trong Dự án PDO, tỉnh Kiên Giang đề xuất ưu tiên hợp phần đầu tư cơ sở hạ tầng (thủy lợi, trạm bơm) để giải quyết những khó khăn trong vấn đề canh tác của địa phương. Mặt khác, quan tâm hỗ trợ hạ tầng logistics để kết nối trong, ngoài HTX và liên tỉnh.

Ông Lê Hữu Toàn, Giám đốc Sở NN-PTNT Kiên Giang nhấn mạnh, khuyến nông sẽ là lực lượng nòng cốt. Dự án PDO cần quan tâm sâu, nâng cao năng lực cho hệ thống khuyến nông cấp cơ sở.

Đối với tỉnh Sóc Trăng, ông Huỳnh Ngọc Nhã, Giám đốc Sở NN-PTNT Sóc Trăng xác định, khuyến nông là nguồn lực quan trọng trong phát triển nông nghiệp. Tại địa phương, hệ thống khuyến nông của tỉnh đã phủ đến cấp xã. Hiện nay, địa phương đang tìm giải pháp để có cơ chế chính sách khuyến khích phát triển lực lượng này.

Ông Huỳnh Ngọc Nhã, Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Sóc Trăng cho biết, địa phương đã phát triển hệ thống khuyến nông phủ đến cấp xã. Ảnh: Kim Anh.

Ông Huỳnh Ngọc Nhã, Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Sóc Trăng cho biết, địa phương đã phát triển hệ thống khuyến nông phủ đến cấp xã. Ảnh: Kim Anh.

Đối với tổ khuyến nông cộng đồng, bước đầu, tỉnh Sóc Trăng mời gọi lãnh đạo cấp xã hoặc những cá nhân tình nguyện tham gia tổ, hoạt động trên tình thần trách nhiệm chung. Tiến đến, địa phương sẽ có các cơ chế chính sách để hỗ trợ cho tổ.

Gói đầu tư toàn diện và thông minh cho các địa phương

Theo ý tưởng đề xuất của Ban quản lý các dự án nông nghiệp (Bộ NN-PTNT), Dự án PDO sẽ có 3 hợp phần nhằm cung cấp một gói đầu tư toàn diện và thông minh cho bà con nông dân bao gồm: Hỗ trợ sản xuất bằng cách phát triển và củng cố các tổ chức nông dân, HTX; tạo khung chính sách và kỹ thuật thuận lợi để hỗ trợ sản xuất lúa gạo giảm phát thải; đầu tư cơ sở hạ tầng và các hoạt động phi công trình.

Hợp phần 1 sẽ phát triển chuỗi giá trị lúa gạo chất lượng cao, carbon thấp cho khoảng 500.000ha sản xuất lúa tại các địa phương tham gia Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao với hoạt động chính là nâng cấp hệ thống thủy lợi; hỗ trợ nông nghiệp kỹ thuật số; cơ sở hạ tầng chuỗi giá trị lúa gạo; hạ tầng năng lượng xanh; cải thiện hệ thống giao thông; phát triển các nền tảng trực tuyến và thương mại điện tử.

Dự án PDO sẽ cung cấp một gói đầu tư toàn diện và thông minh phát triển chuỗi giá trị lúa gạo chất lượng cao. Ảnh: Kim Anh.

Dự án PDO sẽ cung cấp một gói đầu tư toàn diện và thông minh phát triển chuỗi giá trị lúa gạo chất lượng cao. Ảnh: Kim Anh.

Hợp phần 2 thực hiện việc phát triển và chuyển giao kỹ thuật. Hợp phần này bao gồm nhiều lĩnh vực hỗ trợ. Cụ thể là nghiên cứu, phát triển, chuyển giao các hạt giống mới, thích ứng với biến đổi khí hậu và các bon thấp; cải tiến công nghệ; khuyến nông điện tử; tổ chức lại sản xuất của nông dân; hỗ trợ sản xuất nông nghiệp tuần hoàn để quản lý phụ phẩm và giảm chất thải.

Cuối cùng là nội dung quản lý dự án nằm ở hợp phần 3. Hợp phần này sẽ cung cấp, hỗ trợ điều phối, giám sát và đánh giá dự án.

Dự kiến, kinh phí đầu tư của Dự án PDO là 375 triệu USD. Trong đó, 360 triệu USD từ khoản vay của Ngân hàng Thế giới và 15 triệu USD vốn đối ứng từ đóng góp của Chính phủ và địa phương.

Bộ NN-PTNT sẽ là cơ quan chủ quản và điều phối chung hoạt động toàn dự án. UBND các tỉnh là cơ quan chủ quản hợp phần của tỉnh và thực hiện các hoạt động đầu tư cấp tỉnh.

Xem thêm
Kỷ luật ông Vương Đình Huệ, chưa xem xét kỷ luật ông Võ Văn Thưởng

Bộ Chính trị quyết định thi hành kỷ luật Cảnh cáo ông Vương Đình Huệ, chưa xem xét, xử lý kỷ luật ông Võ Văn Thưởng do đang điều trị bệnh.

Nhận quà khủng, chủ xe VF 6 chốt cọc với mức giá từ 579 triệu đồng

VF 6 đang là mẫu xe đáng mua nhất phân khúc khi chi phí bỏ ra cho chiếc xe chưa đến 600 triệu đồng nhưng giá trị nhận được thì vượt xa con số này.

Hải Phòng khai trương dự án Chính quyền số

HẢI PHÒNG Chiều 21/11, UBND thành phố Hải Phòng tổ chức lễ khai trương Dự án ‘Chính quyền số’ để chào mừng ngày chuyển đổi số quốc gia 2024.

Ghi ở 'thủ phủ' phế liệu Hà Nội [Bài 3]: Cân bằng là thách thức!

Mặc dù có thể giảm thiểu nhưng việc loại bỏ hoàn toàn ô nhiễm song song với phát triển kinh tế tại các làng nghề hiện vẫn là thách thức lớn.