Nông nghiệp tuần hoàn, phương pháp của nhiều nhà nông xuất sắc

Nhiều nông dân Việt Nam xuất sắc phát triển nông nghiệp tuần hoàn; Cắt giảm thông tin, tờ khai của 11/19 thủ tục hành chính trong nông nghiệp; Gieo cấy vụ đông xuân sớm để ứng phó hạn mặn.

Quỳnh Anh  | 

Nông nghiệp tuần hoàn, phương pháp của nhiều nhà nông xuất sắc

Tự động

  • Nhiều nông dân Việt Nam xuất sắc phát triển nông nghiệp tuần hoàn

Thưa quý vị và bà con, trong tuần qua, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam chủ trì, phối hợp Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ NN-PTNT, Bộ Công Thương tổ chức Lễ Tôn vinh và trao Danh hiệu 100 Nông dân Việt Nam xuất sắc và Biểu dương 63 HTX tiêu biểu năm 2023. Theo đó, 100 nông dân xuất sắc, được chọn từ danh sách đề cử 250 nông dân tiêu biểu trên cả nước. Họ hoạt động đa dạng trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt xuất hiện những nông dân xuất sắc làm du lịch sinh thái, phát triển mô hình kinh tế nông nghiệp tuần hoàn. Nhiều phát minh, sáng chế đóng góp hiệu quả cho quá trình sản xuất của nông dân. Nhiều nông dân có mô hình HTX, liên kết sản xuất hiệu quả, đóng góp tích cực cho phong trào xây dựng nông thôn mới, bảo vệ an ninh Tổ quốc. Cùng với 100 nông dân, chương trình tôn vinh 63 HTX tiêu biểu do Hội Nông dân Việt Nam tuyên truyền, vận động, hướng dẫn thành lập.

  • Cắt giảm thông tin, tờ khai của 11/19 thủ tục hành chính trong nông nghiệp

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, tháng 9 năm nay, Bộ đã thực hiện rà soát, đơn giản hóa thông tin mẫu đơn, tờ khai đối với 19 thủ tục hành chính đang thực hiện cung cấp dịch vụ công trực tuyến thuộc thẩm quyền của Bộ trên Cổng Dịch vụ công quốc gia. Theo đó, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã cắt giảm thông tin, tờ khai của 11/19 thủ tục hành chính, đạt tỷ lệ gần 58%. Chi phí được tiết giảm khi thực hiện khai báo các thông tin thủ tục hành chính sau khi đơn giản hóa là trên 270 triệu đồng/năm.

  • Gieo cấy vụ đông xuân sớm để ứng phó hạn mặn

Cục Thủy lợi, Bộ NN-PTNT dự báo, xâm nhập mặn mùa khô năm 2023 - 2024 ở Đồng bằng sông Cửu Long sẽ xuất hiện sớm và sâu hơn so với trung bình nhiều năm, một số thời điểm tương đương năm 2015 - 2016, 2019 - 2020. Bởi vậy, một số vùng cần rà soát xuống giống sớm vụ Đông Xuân 2023 - 2024, cơ bản hoàn thành trong năm 2023 để phù hợp với tình hình nguồn nước, xâm nhập mặn. Cơ quan chuyên môn khuyến cáo thời vụ xuống giống cho vùng ĐBSCl, cụ thể từ ngày 10 - 30/10/2023 những vùng có nguy cơ hạn cuối vụ, thiếu nước như vùng ven biển Nam Bộ gồm: các tỉnh Long An, Bến Tre, Tiền Giang, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu và Kiên Giang sẽ cần xuống giống sớm để né mặn với khoảng 375.000 ha, chiếm khoảng 26% diện tích vụ Đông Xuân.

  • Thái Bình tổ chức Hội chợ Nông nghiệp quốc tế đồng bằng Bắc Bộ 2023

Trong khuôn khổ chương trình Giao lưu văn hóa - kết nối doanh nghiệp Việt Nam - Hàn Quốc “Thai Binh Homecoming Day”, từ ngày 30/11 đến ngày 6/12 tới đây, Trung tâm Hỗ trợ, xúc tiến đầu tư và Phát triển tỉnh Thái Bình sẽ tổ chức Hội chợ Nông nghiệp quốc tế đồng bằng Bắc Bộ 2023. Theo Ban tổ chức, Hội chợ Nông nghiệp quốc tế đồng bằng Bắc Bộ 2023 là hội chợ lớn của khu vực đồng bằng Bắc Bộ thuộc “Chương trình cấp Quốc gia về xúc tiến thương mại năm 2023”. Hội chợ dự kiến có gần 300 gian hàng với sự tham gia của gần 200 doanh nghiệp trong khu vực, trong nước và nước ngoài với nhiều doanh nghiệp có thương hiệu trong lĩnh vực nông nghiệp. Sản phẩm tham gia hội chợ là sản phẩm OCOP của các tỉnh, thành phố, các sản phẩm đặc trưng Hàn Quốc…

  • Hơn 32.000 hộ dân cần phải sơ tán khi có bão

Theo Sở NN-PTNT tỉnh Thanh Hóa, toàn tỉnh có hơn 6.000 nghìn hộ dân và hơn 27.000 nhân khẩu đang sinh sống ở khu vực có nguy cơ xảy ra sạt lở đất. Ngoài ra trên địa bàn tỉnh vẫn còn hơn 40.000 hộ sống tại khu vực ven biển, cửa sông, hơn 32.000 hộ sống tại khu vực ven sông cần phải sơ tán khi có bão. Hiện UBND tỉnh Thanh Hóa đã phê duyệt Đề án sắp xếp, ổn định dân cư khu vực có nguy cơ cao xảy ra lũ ống, lũ quét, sạt lở đất tại các huyện miền núi của tỉnh, giai đoạn 2021 - 2025. Tuy nhiên, người dân mong muốn về lâu dài, chính quyền địa phương cần có giải pháp di dời các hộ dân sống tại vùng nguy cơ lũ ống, lũ quét, sạt lở đất đến nơi an toàn, để ổn định cuộc sống lâu dài.

  • Phát hiện nhiều vi phạm về công tác bảo vệ môi trường trong chăn nuôi

UBND tỉnh Đồng Nai thông tin, từ tháng 5 đến đầu tháng 10 năm nay, các cơ quan chức năng trên địa bàn tỉnh đã kiểm tra công tác bảo vệ môi trường trong chăn nuôi với hơn 7.800 cơ sở, qua kiểm tra phát hiện nhiều vi phạm. Cụ thể, cơ quan chức năng đã phát hiện, xử phạt hơn 160 cơ sở, với số tiền hơn 6,1 tỷ đồng, yêu cầu tạm ngưng hoạt động đối với hơn 940 cơ sở. Kết quả kiểm tra cũng cho thấy nhiều cơ sở được cấp giấy phép xây dựng nhưng giấy phép không thể hiện các hạng mục công trình bảo vệ môi trường, nhiều cơ sở hoạt động nhưng chưa được cơ quan thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng chuồng trại và các hạng mục bảo vệ môi trường. Ngoài ra, còn trên 760 cơ sở quy mô cấp huyện chưa được cấp giấy phép/giấy đăng ký môi trường.

  • Diện tích khoai tây được bao tiêu của Tứ Kỳ giảm 25ha

Vụ đông năm nay, huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương dự kiến có 55 ha trồng khoai tây tham gia chuỗi liên kết gắn với bao tiêu sản phẩm, chiếm khoảng 36% tổng diện tích trồng khoai tây toàn huyện, giảm 25 ha so với năm trước. Đây là năm thứ 4 huyện có các mô hình trồng khoai tây tham gia chuỗi liên kết. Nguyên nhân diện tích được bao tiêu giảm là do một xã trên địa bàn đã hết thời hạn ký hợp đồng bao tiêu khoai tây với các doanh nghiệp, đồng thời người dân chuyển sang trồng cây vụ đông khác để thay thế.

  • Nhiều trang trại chăn nuôi gặp khó do thiếu vốn đầu tư công nghệ cao

Thời gian qua, do thiếu vốn đầu tư vào chăn nuôi công nghệ cao, nhiều trang trại chăn nuôi trên địa bàn TP. Cần Thơ gặp khó khăn, do không thể đầu tư các thiết bị hiện đại vào sản xuất. Ông Phạm Trường Yên, Phó giám đốc Sở NN&PTNT thành phố Cần Thơ cho biết, hiện toàn thành phố hiện có trên 288 trang trại chăn nuôi gia súc, gia cầm nhưng chỉ có 6 trang trại quy mô lớn, còn lại là trang trại quy mô vừa và nhỏ. Hiện các trang trại chỉ nuôi theo cách truyền thống còn việc ứng dụng công nghệ cao vẫn rất hạn chế. Thời gian tới ngành nông nghiệp TP. Cần Thơ sẽ thúc đẩy phát triển các vùng chăn nuôi ứng dụng công nghệ xanh và bảo vệ môi trường sinh thái, đáp ứng được yêu cầu của các thị trường, và hướng đến thị trường xuất khẩu.

Nhạc cắt

Đối thoại

Thưa quý vị và bà con, trong tuần qua tại TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh, Bộ NN-PTNT Việt Nam đã chủ trì tổ chức thành công  Hội nghị Bộ trưởng ASEAN về Quản lý thiên tai lần thứ 11 và các hoạt động liên quan nhân kỷ niệm ngày ASEAN Quản lý thiên tai và Ngày Quốc tế giảm nhẹ rủi ro thiên tai năm 2023. Tại hội nghị lần này, Việt Nam đã thể hiện rõ vai trò trong việc kết nối, chia sẻ kinh nghiệm cũng như đưa ra những sáng kiến được cộng đồng các nước ASEAN đánh giá cao, khẳng vai trò, vị thế khi đảm nhận vị trí Chủ tịch Ủy ban ASEAN về Quản lý thiên tai trong năm 2023. Tại Hội nghị lần này, trước sự chứng kiến của các quốc gia ASEAN cùng các đối tác, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan đã chia sẻ về chủ đề năm chủ tịch 2023 của Việt Nam “Từ ứng phó đến hành động sớm và Tăng cường chống chịu:  ASEAN tiến tới mục tiêu Lãnh đạo toàn cầu trong quản lý thiên tai” và kêu gọi cộng đồng ASEAN tiếp tục hành động vì mục tiêu này.

Quang Dũng

Băng

Nhạc

Nội dung vừa rồi cũng kết thúc bản tin Nông nghiệp hôm nay. Chương trình do BTV Xuân Hào biên soạn,  Quý vị và bà con có thể liên hệ với chương trình qua số hotline:   0912.145.266                               

 Xin kính chào quý vị và bà con, hẹn gặp lại quý vị và bà con ở bản tin sau!

Tự động

Nông nghiệp tuần hoàn, phương pháp của nhiều nhà nông xuất sắc

Nhiều nông dân Việt Nam xuất sắc phát triển nông nghiệp tuần hoàn; Cắt giảm thông tin, tờ khai của 11/19 thủ tục hành chính trong nông nghiệp; Gieo cấy vụ đông xuân sớm để ứng phó hạn mặn.

Quỳnh Anh

Tin liên quan

Các chương trình

Thời tiết nông vụ ngày 29/4/2024: Nóng như rang trên toàn quốc
Thời sự

Các chuyên gia về thời tiết nhận định, trong giai đoạn 10 năm qua, chưa năm nào cả 3 miền cùng xảy ra nắng nóng trong đợt lễ 30/4 - 1/5 như năm nay.

Thời tiết nông vụ ngày 29/4/2024: Nóng như rang trên toàn quốc
Bản tin Lâm nghiệp ngày 26/4/2024: Vốn xã hội hóa bảo vệ rừng chiếm hơn 40%
Thời sự

Nguồn vốn xã hội hóa để bảo vệ, trồng mới rừng chiếm hơn 40%; Quảng Bình lan tỏa mô hình trồng rừng gỗ lớn; Kiểm định chất lượng giống cây lâm nghiệp đạt 100%.

Bản tin Lâm nghiệp ngày 26/4/2024: Vốn xã hội hóa bảo vệ rừng chiếm hơn 40%