Nông sản sinh thái từ kinh tế dưới tán rừng

Phát triển kinh tế dưới tán rừng để xây dựng nền nông nghiệp sinh thái được tỉnh Cà Mau hướng tới trong những năm gần đây.

Xuân Hào - Trọng Linh  | 

Nông sản sinh thái từ kinh tế dưới tán rừng

Tự động

Nông sản sinh thái từ kinh tế dưới tán rừng

MC1: Chào đầu….

Thưa quý vị, những năm gần đây, tỉnh Cà Mau đang nỗ lực tập trung nguồn lực cơ cấu lại ngành nông nghiệp gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế. Trong đó trú trọng đến phát triển nông nghiệp. Bên cạnh phát triển nông nghiệp hiện đại, thông minh, ứng dụng mạnh mẽ khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo thì phát huy những thế mạnh được thiên nhiên ưu đãi để phát triển nông nghiệp sinh thái cũng được tỉnh này hướng đến. Với đích đến là sản xuất nông nghiệp đáp ứng yêu cầu thị trường trong nước, thị trường xuất khẩu là mục tiêu trọng tâm các sản phẩm nông sản chủ lực của tỉnh.

Nông nghiệp radio đã có cuộc trao đổi với ông Phan Hoàng Vũ – Giám đốc Sở NN và PTNT tỉnh Cà Mau để tìm hiểu về câu chuyện thu hút đầu tư vào nông nghiệp trên địa bàn tỉnh.

1/ Cảm ơn ông Phan Hoàng Vũ đã tham gia cuộc trao đổi này, thưa ông, ông có thể cho biết câu chuyện đầu tư vào nông nghiệp tại Cà Mau đang diễn ra như thế nào ạ?

2/ Với điều kiện tự nhiên đặc thù của mình, những năm qua Cà Mau nổi lên là một vựa tôm chất lượng cao với mô hình nuôi tôm sinh thái dưới tán rừng, ông có thể chia sẻ thêm về hoạt động kinh tế này?

3/ Vậy Cà Mau có chính sách riêng cho hoạt động kinh tế dưới tán rừng không thưa ông?

4/ Có thể nhận thấy rằng, mặc dù Cà Mau có điều kiện tự nhiên có nhiều lợi thế để sản xuất nông sản sinh thái nhưng Cà Mau cũng đang chịu nhiều tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu. Vậy để nông nghiệp Cà Mau phát triển bền vững thì ông có kiến nghị, đề xuất gì không?

Cảm ơn ông  Phan Hoàng Vũ – Giám đốc Sở NN và PTNT tỉnh Cà Mau đã trả lời phỏng vấn của Nông nghiệp radio.

Nhạc cắt:

Bây giờ sẽ là những tin vắn về hoạt động đầu tư nông nghiệp diễn ra trên cả nước.

1/  Hợp tác xã Dịch vụ Nông nghiệp Bến Lức (tỉnh Long An) đã hợp tác liên kết sản xuất và tiêu thụ chanh không hạt với Công ty TNHH Đầu tư Xuất nhập khẩu Âu Á. Theo nội dung ký kết, HTX Bến Lức và các hộ trồng chanh không hạt trên địa bàn huyện sẽ ký kết hợp đồng liên kết tiêu thụ sản phẩm chanh sạch để xuất khẩu sang thị trường các nước châu Âu và châu Á trong thời gian 10 năm. Giá thu mua sẽ thay đổi theo mỗi năm. Hiện tại, Cty ký hợp đồng với giá 15.000 đồng/kg (mùa mưa); 20.000 đồng/kg (mùa nắng). Đến nay, đã có 56 hộ dân tham gia ký kết với diện tích 120ha chanh không hạt, phấn đấu đến cuối năm nay, diện tích này tăng lên 500ha.

2/ Phát huy lợi thế về điều kiện tự nhiên và cây trồng, vật nuôi có thế mạnh, ngành nông nghiệp Thanh Hóa đang tích cực hỗ trợ người dân, doanh nghiệp, hợp tác xã chuyển đổi từ sản xuất truyền thống sang sản xuất hữu cơ nhằm nâng cao chất lượng, giá trị sản phẩm, hướng đến mục tiêu phát triển nông nghiệp bền vững. Nhằm phát triển diện tích sản xuất hữu cơ, ngành nông nghiệp Thanh Hóa đang phối hợp với các huyện Hậu Lộc, Vĩnh Lộc, Thiệu Hóa thực hiện các mô hình chăn nuôi gà thịt theo hướng hữu cơ tại xã Vĩnh Hưng, sản xuất lúa theo hướng hữu cơ tại xã Thiệu Viên với quy mô 15 ha, nuôi tôm sú quảng canh cải tiến theo hướng hữu cơ tại xã Xuân Lộc ... Đồng thời, chủ động liên kết với doanh nghiệp, HTX để hình thành vùng tập trung sản xuất nông nghiệp hữu cơ, xóa bỏ tình trạng sản xuất nông nghiệp nhỏ lẻ, một năm hai vụ.

3/ Huyện Hòa Vang, TP Đà Nẵng đã và đang triển khai các giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế và tổ chức sản xuất trong nông nghiệp, nhất là nông nghiệp đa giá trị, góp phần hoàn thành các tiêu chí nông thôn mới nâng cao; nâng mức tăng trưởng kinh tế trung bình 3 năm gần nhất và cân đối thu chi ngân sách để đạt tiêu chuẩn đô thị loại 4, trở thành thị xã vào năm 2025. Thời gian đến, huyện Hòa Vang tiếp tục tập trung phát triển các HTX nông nghiệp hoạt động hiệu quả, có các liên kết tiêu thụ sản phẩm ổn định, đông thời triển khai hiệu quả các cơ chế, chính sách hỗ trợ của thành phố để thúc đẩy phát triển các hoạt động sản xuất trên địa bàn, trong đó có chính sách thí điểm khai thác dịch vụ du lịch kết hợp phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản trên địa bàn huyện, thúc đẩy, phát triển các mô hình nông nghiệp đa giá trị.

Nội dung vừa rồi cũng kết thúc chương trình Đầu tư nông nghiệp của Nông nghiệp radio hôm nay, xin cảm ơn sự để tâm theo dõi của quý vị và bà con.

Tự động

Nông sản sinh thái từ kinh tế dưới tán rừng

Phát triển kinh tế dưới tán rừng để xây dựng nền nông nghiệp sinh thái được tỉnh Cà Mau hướng tới trong những năm gần đây.

Xuân Hào - Trọng Linh

Tin liên quan

Các chương trình

Bản tin Lâm nghiệp ngày 26/4/2024: Vốn xã hội hóa bảo vệ rừng chiếm hơn 40%
Thời sự

Nguồn vốn xã hội hóa để bảo vệ, trồng mới rừng chiếm hơn 40%; Quảng Bình lan tỏa mô hình trồng rừng gỗ lớn; Kiểm định chất lượng giống cây lâm nghiệp đạt 100%.

Bản tin Lâm nghiệp ngày 26/4/2024: Vốn xã hội hóa bảo vệ rừng chiếm hơn 40%
Bản tin Lâm nghiệp ngày 25/4/2024: Mưa dông tàn phá rừng hồi hàng chục năm tuổi
Thời sự

Mưa dông tàn phá cánh rừng hồi hàng chục năm tuổi; Trồng rừng, phục hồi rừng, giảm phát thải khí nhà kính; Người dân Yêu Bái chưa mạnh dạn trong trồng rừng gỗ lớn.

Bản tin Lâm nghiệp ngày 25/4/2024: Mưa dông tàn phá rừng hồi hàng chục năm tuổi