Nông thôn mới và cách tiếp cận mới

Nông thôn mới và cách tiếp cận mới; Kiên quyết không để thiệt hại về người do bão; Nông dân Trà Vinh không thả nuôi tôm sú vụ 2 vì giá thấp; Bố trí 720 tỷ đồng chống sạt lở bờ sông, bờ biển; Huyện Lang Chánh (Thanh Hóa) phát triển cây dược liệu.

Quỳnh Anh  | 

Nông thôn mới và cách tiếp cận mới

Tự động

Nông thôn mới và cách tiếp cận mới 

  • Kiên quyết không để thiệt hại về người do bão

Thưa quý vị và bà con, hôm qua, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang chủ trì họp Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai về công tác ứng phó với bão số 1 – có tên quốc tế là TALIM. Phó Thủ tướng đã quán triệt các địa phương và các Bộ, ngành không chủ quan, lơ là, chuẩn bị chu đáo, chủ động linh hoạt ứng xử với từng việc cụ thể. Đặc biệt, kiên quyết không để xảy ra thiệt hại về người và giảm thiểu đến mức tối đa thiệt hại về tài sản. Dự kiến bão sẽ đổ bộ vào đất liền từ Quảng Ninh - Thái Bình vào chiều tối ngày hôm nay 18/7. Nguy cơ cao ngập úng ở khu vực trũng thấp tại khu vực ven biển, cửa sông, sạt lở bờ biển. Mưa lớn xảy ra từ đêm 17/7 đến ngày 20/7 tại khu vực Bắc bộ từ Nghệ An trở ra.

Quang Dũng

  • Dấu ấn 3 năm Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới

Cũng trong ngày hôm qua, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan chủ trì Hội nghị trực tuyến sơ kết 3 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, giai đoạn 2021-2025. Ghi nhận của phóng viên Quỳnh Chi.

Theo thông tin tại Hội nghị trực tuyến sơ kết 3 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, giai đoạn 2021-2025. Đến nay, cả nước có trên 6000 xã đạt chuẩn NTM, đạt 73,65%. Trên cả nước có 19 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có 100% số xã đạt chuẩn NTM. Đặc biệt trong giai đoạn này, tư duy kinh tế nông nghiệp, phát huy đa giá trị nông nghiệp, nông thôn được chú trọng phát triển. Đây chính là bước chuyển mình quan trọng trong chỉ đạo để giúp gia tăng giá trị sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân nông thôn. Phát biểu tại Hội nghị, bên cạnh chúc mừng các bộ, ngành, địa phương và người dân với những kết quả đã đạt được. Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan khẳng định, 3 năm chưa phải chặng đường dài, vẫn còn nhiều việc cần làm khi 80-90% nông thôn nước ta là các gia đình hộ nghèo. Xây dựng nông thôn mới là cách mạng về tư duy nhằm nâng cao năng lực cộng đồng, nâng cao vị thế người nông dân. Do đó, Bộ trưởng khuyến khích cán bộ có tiếp cận thực tiễn, đi về địa phương sinh hoạt cộng đồng để hiểu bà con đang thiếu những gì, cần bổ sung những gì.

Bây giờ, bản tin sẽ tiếp tục với những tin tức về nông nghiệp, nông thôn diễn ra trong 24h qua.

Quỳnh Anh

  • Nông dân Trà Vinh không thả nuôi tôm sú vụ 2 vì giá thấp

Nhiều nông dân ở vùng ven biển thuộc các huyện Cầu Ngang, Duyên Châu Thành, Trà Cú, thị xã Duyên Hải của tỉnh Trà Vinh hiện không thả nuôi tôm sú, tôm thẻ chân trắng ở vụ thứ 2 để chuyển sang nuôi các loại thủy sản khác vì giá tôm thương phẩm vẫn tiếp tục giảm thấp. Trong đó, cua biển và các loài cá sống ở môi trường nước lợ được bà con lựa chọn để thả nuôi nhiều nhất. Hiện nay, tỉnh Trà Vinh có khoảng 13.000 lượt hộ thả nuôi hơn 135 triệu con cua biển giống, với diện tích gần 19.000 ha. Nông dân thả nuôi cua biển nhiều nhất theo mô hình xen trong ao nuôi tôm và mô hình rừng - tôm - cua biển.

Kim Anh

  • Bố trí 720 tỷ đồng chống sạt lở bờ sông, bờ biển

Những năm gần đây, do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, tình trạng sạt lở bờ sông, cửa biển, khu dân cư ven biển trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi diễn biến ngày càng phức tạp. Do đó, địa phương đang triển khai đầu tư xây dựng nhiều công trình đê, kè kiên cố khắc phục sạt lở bờ sông, cửa biển và tình trạng triều cường xâm thực, ổn định đời sống, sản xuất. Đồng thời, tạo hành lang giao thông động lực thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội. Theo Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông tỉnh Quảng Ngãi, năm nay, tỉnh ưu tiên bố trí 720 tỷ đồng và giao cho Ban Quản lý triển khai cùng lúc 6 dự án chống sạt lở bờ sông, bờ biển. Tỉnh cũng tiếp tục đầu tư nhiều dự án kè mới, chống sạt lở ở những điểm nóng của nạn sạt lở, tạo được sự đồng thuận trong dân.

Công Điền

  • Huyện Lang Chánh, Thanh Hóa phát triển cây dược liệu

Với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng phù hợp để phát triển nông nghiệp, những năm gần đây, huyện Lang Chánh, tỉnh Thanh Hóa đã lồng ghép nhiều chương trình, dự án hỗ trợ, khuyến khích người dân đưa những loại cây trồng mới vào sản xuất, trong đó nổi bật có các loại cây dược liệu. Qua hơn 2 năm, tính đến thời điểm này, toàn huyện đã phát triển được khoảng 30 ha cây dược liệu. Theo Phòng NN-PTNT huyện Lang Chánh, thời gian qua, cây dược liệu đã khẳng định được hiệu quả vượt trội so với những loại cây trồng truyền thống khác, trong đó, huyện đã phát triển được sản phẩm OCOP cấp tỉnh từ dược liệu. Sản phẩm được tiêu thụ ổn định và có sức cạnh tranh. Do đó, chính quyền địa phương tiếp tục khuyến khích Nhân dân phát triển, mở rộng diện tích sản xuất.

Nhạc

Thưa quý vị và bà con, Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới là một trong những nội dung quan trọng nhất của quá trình thực hiện nhiệm vụ phát triển nền nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại và nông dân văn minh. Đây là chương trình có mục tiêu toàn diện và ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống vật chất lẫn tinh thần của hơn 70% dân số toàn quốc. Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025, đến nay, bên cạnh những con số về lượng sản phẩm OCOP, xã nông thôn mới.. thì theo Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan, thành tựu lớn nhất sau 3 năm thực hiện Chương trình là các địa phương đã có sự thay đổi cách nhìn về nông thôn mới sang một không gian kinh tế và văn hóa, hình ảnh của nông thôn mới đã dần hình thành đúng hơn rằng, xây dựng nông thôn mới không chỉ là xây dựng cầu đường, cơ sở vật chất mà còn là phát triển kinh tế nông thôn.

Băng:

Quỳnh Chi

Bây giờ sẽ là những thông tin hoạt động chỉ đạo, điều hành về nông nghiệp sẽ diễn ra trong ngày hôm nay, 18/7/2023.

Hôm nay, Bộ trưởng Lê Minh Hoan Nghe Chiến lược đối ngoại ngành nông nghiệp và PTNT đến năm 2030; Đề án Tăng cường hợp tác đầu tư nước ngoài ngành nông nghiệp. Sau đó, làm việc với các Tổng hội NN- PTNT Việt Nam; Hội Làm vườn; Hội Khoa học kinh tế NN- PTNT Việt Nam.

Thứ trưởng Phùng Đức Tiến họp Hội đồng thẩm định Quy hoạch bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Sau đó, Làm việc với Học viện Nông nghiệp Việt Nam về khoa học công nghệ.

Thứ trưởng Trần Thanh Nam Dự Hội nghị Hội đồng điều phối vùng Đông Nam Bộ.

Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp Kiểm tra, chỉ đạo công tác ứng phó với bão số 1 tại Quảng Ninh và Hải Phòng.

Thứ trưởng Nguyễn Quốc Trị dự họp theo lịch của Ban Bí thư cho ý kiến về sơ kết 05 năm thực hiện Chỉ thị số 13 trung ương. Sau đó, Nghe Báo cáo dự thảo thông tư quy định về một số định mức kinh tế kỹ thuật trong lâm nghiệp.

Trong khi đó, Thứ trưởng Hoàng Trung cùng Bộ trưởng nghe báo cáo Chiến lược đối ngoại ngành nông nghiệp và PTNT đến năm 2030; Đề án Tăng cường hợp tác đầu tư nước ngoài ngành nông nghiệp. Sau đó, đi công tác tại tỉnh Lào Cai.

Quỳnh Anh

$ Nội dung vừa rồi cũng kết thúc Bản tin Nông nghiệp 24h của kênh phát thanh Nông nghiệp Radio hôm nay, bản tin do BTV Xuân Hào biên soạn và thực hiện, xin kính chào quý vị và bà con, hẹn gặp lại quý vị và bà con ở bản tin sau.

Tự động

Nông thôn mới và cách tiếp cận mới

Nông thôn mới và cách tiếp cận mới; Kiên quyết không để thiệt hại về người do bão; Nông dân Trà Vinh không thả nuôi tôm sú vụ 2 vì giá thấp; Bố trí 720 tỷ đồng chống sạt lở bờ sông, bờ biển; Huyện Lang Chánh (Thanh Hóa) phát triển cây dược liệu.

Quỳnh Anh

Tin liên quan

Các chương trình

Bản tin Lâm nghiệp ngày 26/4/2024: Vốn xã hội hóa bảo vệ rừng chiếm hơn 40%
Thời sự

Nguồn vốn xã hội hóa để bảo vệ, trồng mới rừng chiếm hơn 40%; Quảng Bình lan tỏa mô hình trồng rừng gỗ lớn; Kiểm định chất lượng giống cây lâm nghiệp đạt 100%.

Bản tin Lâm nghiệp ngày 26/4/2024: Vốn xã hội hóa bảo vệ rừng chiếm hơn 40%
Bản tin Lâm nghiệp ngày 25/4/2024: Mưa dông tàn phá rừng hồi hàng chục năm tuổi
Thời sự

Mưa dông tàn phá cánh rừng hồi hàng chục năm tuổi; Trồng rừng, phục hồi rừng, giảm phát thải khí nhà kính; Người dân Yêu Bái chưa mạnh dạn trong trồng rừng gỗ lớn.

Bản tin Lâm nghiệp ngày 25/4/2024: Mưa dông tàn phá rừng hồi hàng chục năm tuổi