Tỉnh Sơn La tiếp tục định hướng các vùng nguyên liệu, cấp mới và duy trì mã số vùng trồng, bởi đây chính là 'hộ chiếu' để nông sản Sơn La vươn ra thế giới.
Nữ kỹ sư đam mê với 'hạt ngọc trời'
Nhiều năm liền bà Trần Thị Hồng được chọn là chủ nhiệm đề tài khoa học cấp tỉnh về nhiệm vụ khảo nghiệm các giống lúa mới.
Nguyễn Thành | 16:08 11/12/2024
Bộ giống gốc ghép cây ăn quả trong nước còn đơn điệu
Nữ kỹ sư đam mê với ‘hạt ngọc trời’
Dành trọn tâm huyết, tình yêu cho từng cây lúa, được ươm mầm trên mảnh đất quê hương ‘đất mỏ’, nữ kỹ sư Trần Thị Hồng vẫn chưa nguôi những trăn trở với mong muốn được cống hiến nhiều hơn.
Với nụ cười hiền, bà Trần Thị Hồng toát lên hình ảnh về một người phụ nữ giản dị, nhân hậu và thân thiện. Khi còn trên cương vị là Tổng Giám đốc công ty song bà Hồng vẫn luôn chỉ nhận mình là người nghiên cứu khoa học, bởi sự nặng lòng với từng giống lúa, hạt gạo mà bà nguyện gắn bó cả cuộc đời với những người nông dân, với nông thôn, nông nghiệp quê nhà.
Vì vậy, trong mỗi câu chuyện của bà, điều dễ nhận thấy nhất đó là tình yêu với nghề, là niềm đam mê tạo ra những giống lúa mới với năng suất cao, chất lượng tốt, thích ứng với biến đổi khí hậu. Đồng thời, bà còn nỗ lực trong công tác lưu giữ, bảo tồn nguồn gen lúa bản địa của vùng đất quê hương Đông Triều.
Nhớ về ngày cắp sách đến trường, bà Trần Thị Hồng chia sẻ:
Sau khi tốt nghiệp đại học Nông nghiệp 1, cầm tấm bằng kỹ sư nông nghiệp trong tay, bà trở về quê hương và xin vào làm việc tại Công ty Giống cây trồng Quảng Ninh. Hơn 35 năm trôi qua, bà vẫn gắn bó với công việc là một người nghiên cứu và tìm ra những giống lúa mới có năng suất và chất lượng tốt nhất cho ngành nông nghiệp ‘đất mỏ’.
Thông thường, sau khi nghiên cứu trong phòng thí nghiệm xong, một giống lúa mới sẽ được gieo mạ, cấy lúa và thu hoạch ngay trên cánh đồng khảo nghiệm của công ty. Các cán bộ của Công ty cổ phần Giống cây trồng Quảng Ninh phải tỉ mẩn ngồi đo đạc, ghi lại số liệu của từng hạt lúa ở mỗi giống lúa khác nhau. Các khâu này cứ được lặp đi lặp lại từ 3 đến 4 vụ lúa mới có thể đưa ra kết quả chính xác nhất về chất lượng và năng suất của giống lúa đó.
Nhìn tổng thể thời gian từ khi nghiên cứu cho đến khi đưa ra được một giống lúa mới ngoài thị trường phải mất đến 8 năm với rất nhiều chi phí sản xuất. Quãng thời gian dài gắn bó với ngành nông nghiệp cũng là từng ấy thời gian bà Trần Thị Hồng say mê, tích cực nghiên cứu khoa học, đổi mới công nghệ để chọn tạo được những giống lúa mới cho năng suất cao. Trong đó, nhiều năm liền bà được chọn là chủ nhiệm đề tài khoa học cấp tỉnh về nhiệm vụ khảo nghiệm các giống lúa mới.
Nữ kỹ sư đam mê với 'hạt ngọc trời'
Nhiều năm liền bà Trần Thị Hồng được chọn là chủ nhiệm đề tài khoa học cấp tỉnh về nhiệm vụ khảo nghiệm các giống lúa mới.
Nguyễn Thành
Các chương trình
Những người con xa quê trở về đã góp phần làm thay đổi diện mạo của các bản làng với giống cây mới và cách thức canh tác mới.