Nước đối với ĐBSCL quan trọng đến mức nào để thực hiện khát vọng thịnh vượng?

Chương trình phát thanh 'Nông nghiệp 24H' của NongnghiepRadio ngày 4/3 sẽ có những thông tin nổi bật vừa diễn ra và vai trò của nước, thủy lợi quan trọng đến mức nào để ĐBSCL thực hiện khát vọng thịnh vượng?

Nông nghiệp Radio  | 07:57 04/03/2022

Nước đối với ĐBSCL quan trọng đến mức nào để thực hiện khát vọng thịnh vượng?

Tự động

Tin tức nổi bật 24h hôm nay 4/3 trên Nông nghiệp Radio

Xin kính chào quý vị và bà con, chào mừng quý vị và bà con đến với bản tin “Nông nghiệp 24h” ngày 4/3/2022 của Kênh phát thanh Nông nghiệp Radio.

Ngày 6/3 tới đây, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính sẽ làm việc với các tỉnh, thành ĐBSCL về phát triển nông nghiệp, nông thôn bền vững.

Quan điểm chỉ đạo xuyên suốt của Bộ NN-PTNT về phát triển kinh tế nông nghiệp ĐBSCL là: “Đất đai có thể manh mún nhưng tư duy phát triển không thể manh mún. Cách sản xuất có thể nhỏ lẻ nhưng công tác xúc tiến thương mại nông sản không thể nhỏ lẻ từng địa phương”.

Nghị quyết của Bộ Chính trị đã khẳng định: “Nước là một trong những nguồn lực của quốc gia”. Vậy đối với ĐBSCL, nước, thủy lợi quan trọng đến mức nào để ĐBSCL thực hiện khát vọng thịnh vượng? Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Hoàng Hiệp đã có cuộc trao đổi ngắn với Nongnghiep24h của Nông nghiệp Radio về nội dung này.

Sau đây sẽ là những tin vắn về hoạt động quản lý, chỉ đạo, điều hành và hoạt động sản xuất nông nghiệp, tiêu thụ nông sản đã diễn ra trong 24h qua.

Tin tức xã hội 24h qua

Trong bối cảnh kinh tế - xã hội tháng 2 tiếp tục khởi sắc, tình hình trong nước và quốc tế diễn biến phức tạp, Chính phủ đã chỉ đạo các nhiệm vụ, giải pháp đồng bộ như thành lập Tổ công tác đặc biệt giải quyết các vấn đề có liên quan tới tình hình Ukraine; nghiên cứu tiến tới bình thường hóa với dịch bệnh, xem Covid-19 là bệnh đặc hữu; nghiên cứu một số chính sách về thuế, phí để giảm chi phí đầu vào; nâng cao năng lực sản xuất xăng dầu trong nước…

Tháng 2 và 2 tháng đầu năm có nhiều điểm sáng, thể hiện qua kinh tế vĩ mô ổn định, các cân đối lớn được bảo đảm (thu ngân sách tăng so với cùng kỳ và dự toán, xuất nhập khẩu tăng, lương thực thực phẩm được bảo đảm, bảo đảm năng lượng cho sản xuất kinh doanh và sinh hoạt, thị trường lao động phục hồi nhanh…); Nông, lâm nghiệp, thủy sản phát triển ổn định.

Tin tức chiến sự Nga – Ukraine đối với nông nghiệp

Xung đột Nga – Ukraina sẽ tác động lớn tới thị trường ngô toàn cầu, qua đó, có thể sẽ làm nóng lên thị trường ngô ở Việt Nam và trực tiếp là bà con chăn nuôi trong những tháng tới.

Từ năm 2011, nhờ việc mở rộng diện tích và năng suất, xuất khẩu ngô của Nga và Ukraina đã chiếm gần 20% thị phần xuất khẩu ngô thế giới. Trong đó, chủ yếu từ Ukraina với sản lượng xuất khẩu mỗi năm đạt trên dưới 30 triệu tấn, đứng thứ thứ 4 thế giới, sau Mỹ, Argentina và Brazil. Mỗi năm, Việt Nam nhập khẩu 10-12 triệu tấn ngô. Tuy lượng ngô nhập từ Nga và Ukraina là không đáng kể, chỉ chiếm trung bình khoảng 3% trong giai đoạn 2016-2021.

Nhưng Agromonitor cho rằng giá ngô thế giới cao, sự chậm trễ trong việc ký mới cùng những bất ổn tới từ dòng chảy ngô toàn cầu có thể khiến cho nhập khẩu ngô của Việt Nam trong nửa đầu năm 2022 rơi xuống mức thấp nhất trong cùng kỳ 5 năm trở lại đây, tương đương mức giảm gần 28% so với cùng kỳ năm trước.

Dòng chảy ngô toàn cầu bị gián đoạn, thị trường ngô Việt Nam sẽ tiếp tục nóng lên. Riêng 2 tháng đầu năm 2022, giá ngô đã tăng thêm từ 8-9% so với mức bình quân năm 2021, tạo sức ép rất lớn cho các doanh nghiệp thức ăn chăn nuôi, đặc biệt là bà con chăn nuôi.

Tin tức nông nghiệp 24h qua

Người chăn nuôi chưa mặn mà tái đàn vì sao? Theo tìm hiểu của Nongnghiep24H, hiện nay, dịch bệnh trên người như Covid-19, dịch bệnh trên động vật như dịch tả lợn châu Phi, cúm gia cầm, viêm da nổi cục… đã và đang diễn biến phức tạp, có tác động lớn đến chuỗi cung ứng trong nước, cũng như toàn cầu.

Mặt khác, căng thẳng giữa Nga và Ukraine cũng đang phát sinh biến động lớn về thị trường. Do đó, ngành chăn nuôi trong nước đang đứng trước nhiều thách thức. Việc toàn cầu hóa về thị trường, xen lẫn các hình thức bảo hộ sản xuất và chiến tranh thương mại tác động lớn đến các chuỗi cung ứng, cạnh tranh sản phẩm chăn nuôi khi Việt Nam là thành viên.

Trong đó, Hiệp định thế hệ mới CPTPP, EVFTA…, yêu cầu sản phẩm chăn nuôi phải nâng cao chất lượng và an toàn thực phẩm hơn, giá thành sản xuất rẻ hơn mới có được lợi thế trong cạnh tranh. Bên cạnh đó, giá thức ăn chăn nuôi, vật tư thú y và giá con giống tăng cao cũng là lý do khiến người chăn nuôi không mấy mặn mà tái đàn trong thời gian qua.

Bản tin giá gạo hôm nay

Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam, sau thời gian khá dài trụ vững trong khi giá gạo của Thái Lan liên tục phải điều chỉnh giảm, ngày 3.3.2022, giá gạo Việt Nam cũng đã được điều chỉnh giảm 5 USD/tấn đối với gạo 5% tấm và 25% tấm, giá gạo 100% tấm giữ nguyên.

Sau khi được điều chỉnh giảm theo mức nêu trên, giá gạo 5% tấm của Việt Nam chào bán trên thị trường thế giới ở mức 398 USD/tấn; gạo 25% tấm chào bán với giá 373 USD/tấn; gạo 100% tấm ổn định ở mức 338 USD/tấn. Như vậy, hiện nay giá gạo 5% tấm của Việt Nam tương đương với giá gạo 5% tấm của Thái Lan; gạo 25% tấm của Việt Nam thấp hơn của Thái Lan 20 USD/tấn; gạo 100% tấm của Việt Nam thấp hơn của Thái Lan 49 USD/tấn.

Tin tức mới nhất về bệnh khảm lá virus hại sắn trong nước

Theo Cục Bảo vệ thực vật – Bộ NN-PTNT, hiện nay bệnh khảm lá virus hại sắn (mì) có tên khoa học là Sri Lanka Cassava Mosaic Virus (SLCMV), lan truyền qua môi giới truyền bệnh là bọ phấn trắng (Bemisia tabaci) và qua hom giống nên khả năng lây lan nhanh, gây hại nghiêm trọng các vùng trồng sắn ở Việt Nam.

Đến nay, các tỉnh Tây Ninh, Bình Dương, Phú Yên, Kon Tum, Quảng Ngãi, Ninh Thuận, Thừa Thiên Huế… đã thành lập Ban chỉ đạo phòng, chống bệnh của tỉnh và các huyện để tập trung và huy động mọi nguồn lực cho công tác phòng chống bệnh khảm lá sắn. Đồng thời, nhiều địa phương có trồng sắn lớn như Tây Ninh, Đồng Nai, Quảng Ngãi, Gia Lai, Phú Yên... cũng đã dành nhiều cơ chế, chính sách để tổ chức triển khai nhân giống sắn sạch bệnh, giống kháng bệnh khảm lá.

Cục Bảo vệ thực vật đề nghị các địa phương triển khai quyết liệt các biện pháp phòng chống dịch khảm lá sắn; chỉ đạo kiểm soát chặt chẽ việc buôn bán và vận chuyển hom giống bị bệnh, xử lý những cơ sở bán giống không rõ nguồn gốc, giống nhiễm bệnh; tổ chức hình thức chia sẻ giống sạch bệnh trong cộng đồng...

Tự động

Nước đối với ĐBSCL quan trọng đến mức nào để thực hiện khát vọng thịnh vượng?

Chương trình phát thanh 'Nông nghiệp 24H' của NongnghiepRadio ngày 4/3 sẽ có những thông tin nổi bật vừa diễn ra và vai trò của nước, thủy lợi quan trọng đến mức nào để ĐBSCL thực hiện khát vọng thịnh vượng?

Nông nghiệp Radio

Tin liên quan

Các chương trình

Quy mô chăn nuôi bò thịt có xu hướng giảm dù nhu cầu tiêu dùng tăng
Thời sự

Quy mô chăn nuôi bò thịt giảm dù nhu cầu tiêu dùng tăng; Liên kết chuỗi là giải pháp để ngành tôm phát triển; Cấm đánh bắt thủy sản tại hồ Dầu Tiếng 30 ngày.

Quy mô chăn nuôi bò thịt có xu hướng giảm dù nhu cầu tiêu dùng tăng
Thời tiết nông vụ ngày 05/11/2024: Bắc bộ hết hanh khô, Trung bộ mưa diện rộng
Thời sự

Đông Bắc bộ và Bắc Trung bộ đêm và sáng trời rét, ngày trời lạnh. Từ Thanh Hóa đến Phú Yên tiếp tục có mưa lớn diện rộng.

Thời tiết nông vụ ngày 05/11/2024: Bắc bộ hết hanh khô, Trung bộ mưa diện rộng