Ốc đảo xanh giữa vùng chiêm trũng

Sau thời gian dài vận hành, hệ thống thủy lợi Bắc Nam Hà đã có phần nhuốm màu thời gian. Vì lẽ đó, nhiều năm qua, hàng vạn cây xanh đã được các cán bộ, công nhân viên của Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi Bắc Nam Hà trồng trên toàn tuyến để xây dựng không gian kiến trúc bắt mắt hơn, tạo nên một ốc đảo xanh giữa vùng chiêm trũng của đồng bằng Bắc bộ.

Quang Dũng  | 

Ốc đảo xanh giữa vùng chiêm trũng

Tự động

Ốc đảo xanh giữa vùng chiêm trũng

MC 1:

Xin kính chào quý vị và bà con, cảm ơn quý vị và bà con đã quay trở lại với Nông nghiệp Radio trong chương trình Thủy lợi và phát triển.

Thưa quý vị và bà con! Bằng nhiều sự nỗ lực, đến nay nước ta có hệ thống thủy lợi phong phú và được đánh giá là đã đạt nhiều kết quả tích cực, cơ bản đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, đời sống, sinh hoạt của người dân. Là một trong 3 hệ thống thủy lợi liên tỉnh do Bộ NN-PTNT quản lý, Thủy lợi Bắc Nam Hà nhiều năm qua đã thực hiện tốt nhiệm vụ tưới tiêu cho vùng chiêm trũng bậc nhất của Đồng bằng Bắc bộ, đem tới cho bà con mùa màng bội thu. Song, sau nhiều năm phát huy vai trò quan trọng của mình, hệ thống thủy lợi này đã có phần nhuốm màu thời gian. Vì lẽ đó, nhiều năm qua, hàng vạn cây xanh đã được các cán bộ, công nhân viên của Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi Bắc Nam Hà trồng trên toàn tuyến để xây dựng không gian kiến trúc bắt mắt hơn, từ đó xây dựng hình ảnh công trình thuỷ lợi xanh hơn, đẹp hơn.

MC 2:

Tưới nước, cắt tỉa cây, dọn dẹp vệ sinh khuôn viên và cụm công trình đầu mối… Ngày nào cũng vậy, mỗi buổi sáng sớm, Trạm bơm Hữu Bị thuộc Hệ thống Thủy lợi Bắc Nam Hà lại tấp nập tiếng nói cười của các cán bộ, công nhân viên nơi đây. Mỗi người một việc nhưng trong ánh mắt của ai cũng ánh lên niềm vui khi được tự tay chăm bẵm cho những cành cây, ngọn cỏ của công trình. Không những vậy, trạm bơm này còn được phân vùng quy hoạch trồng các loại cây phù hợp để không ảnh hưởng đến công trình, từ nhãn, bưởi cho đến các loại cây cảnh. Qua đó, tạo môi trường làm việc tốt nhất cho người lao động, và biến nơi đây trở thành ngôi nhà thứ 2 của họ. Làm việc trong không gian xanh mát, tràn đầy sức sống, anh Đỗ Văn Chiến, Tổ trưởng Tổ vận hành Trạm bơm Hữu Bị, tỉnh Nam Định chia sẻ, môi trường này tạo cho anh cảm giác gần gũi, thoải mái hơn trong công việc.

Băng 1:

Anh ĐỖ VĂN CHIẾN

Tổ trưởng Tổ vận hành Trạm bơm Hữu Bị, tỉnh Nam Định

Hàng ngày vẫn phục vụ sản xuất, đảm bảo công việc không bị gián đoạn, cảnh quan môi trường vẫn được quán triệt tới mọi người. Vẫn giữ được nề nếp hàng ngầy chăm sóc cây cối ở đơn vị xanh, sạch, đẹp.

MC 2:

Trạm bơm Hữu Bị tọa lạc tại một trong những khu vực trũng nhất của “rốn nước” - vùng chiêm trũng đồng bằng Bắc bộ, một phần nằm trên địa bàn xã Mỹ Trung, huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định và một phần thuộc xã Hòa Hậu, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam. Men theo kênh tưới của trạm bơm Hữu Bị, dòng kênh uốn khúc như một chú trăn cuồn cuộn đưa nước sông Hồng đổ về “giải khát” cho ruộng đồng. Những tia nắng gay gắt của ngày hè khiến cho dòng nước trở nên óng ánh, lấp lánh nhưng mang đến cảm giác mát lành đến lạ kỳ. Và rồi trạm bơm Hữu Bị hiện ra một vẻ gần gũi, tràn ngập sắc xanh của cây, khác xa với dáng hình cục mịch, bê tông, cốt thép của một công trình thủy lợi mà nhiều người vẫn nghĩ. Để có được khôn gian như ngày hôm nay thực sự là một nỗ lực không nhỏ của những cán bộ công nhân viên của trạm bơm. Anh Vũ Việt Đông,  Trạm trưởng Trạm bơm Hữu Bị chia sẻ:

Băng 2: Anh Vũ Việt Đông

Bố trí sắp xếp cho người lao động và phân chia từng người lao động, theo từng khu vực cụ thể để tạo cảnh quan môi trường từ công tác cắt cỏ, dọn vệ sinh, công tác chăm sóc cây cảnh, nhân giống các loại cây ăn quả. Đây cũng là một tiêu chí đánh giá, xếp loại hàng tháng đối với người lao động.

MC 2:

Bên cạnh những hàng cây xanh tốt, đến với trạm bơm Hữu Bị, ai ai cũng cảm thấy tò mò về khu vực trưng bày máy bơm, từ bộ phận to nhất, nhỏ nhất đều được sắp xếp gọn gàng, ngăn nắp, khoa học. Hỏi ra mới biết, đây là những chiếc máy bơm cũ từng được Chính phủ Liên Xô (cũ) hỗ trợ có thời gian phục vụ hàng chục năm và một số chi tiết, bộ phận của các loại bơm mới. Chia sẻ kĩ hơn với chúng tôi, ông Trần Văn Dũng, Phó Giám đốc Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi Bắc Nam Hà cho biết, đây là ý tưởng của lãnh đạo công ty, cũng như tập thể người lao động ở trạm bơm Hữu Bị. Những mô hình ở đây là mô hình thực. Các cấu kiện, thiết bị được thay ra sau khi sửa chữa sẽ được giữ lại và vận chuyển về đây để lưu giữ làm thành mô hình bảo tàng. Điều này đã khiến trạm bơm Hữu Bị trở thành một điểm đến đặc sắc, là nơi giao lưu, niềm tự hào không chỉ đối với người dân địa phương, mà còn trở thành nơi học tập, tham quan của sinh viên, các đoàn cán bộ, kỹ sư, công nhân viên khi đến với trạm bơm Hữu Bị.

Băng 3:

Ông TRẦN VĂN DŨNG

Phó Giám đốc Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi Bắc Nam Hà

Thực hiện việc sửa chữa 5 trạm bơm, chúng tôi đã giữ lại những maý bơm từ thời Liên Xô trang bị hoặc là những máy của ta là máy bơm Hải Dương. Ở đằng sau đây là bảo tàng bơm thì có 3 loại bơm 32.000m3/h, 11.000m3/h và 4.000m3/h để các đoàn đến tham quan và hiểu về công ty.

MC 2:

Tạm biệt những cán bộ, công nhân viên ở Hữu Bị, chúng tôi đến với trạm bơm Vĩnh Trị, một trong những hệ thống công trình thuỷ lợi đầu mối phục vụ sản xuất nông nghiệp và phòng chống thiên tai trên địa bàn huyện Ý Yên, Vụ Bản của tỉnh Nam Định và huyện Bình Lục của tỉnh Hà Nam. Màu xanh của cây lá cũng phủ khắp 2 bên tả hữu và trong khuôn viên của công trình thuỷ lợi này. Đón chúng tôi ngay cổng vào là hàng dừa cao vút, có tuổi đời hàng chục năm đang xoè bóng mát giữa tiết trời oi ả. Còn bên trong khuôn viên, những cây nhãn sai trĩu quả cùng với tiếng chim hót líu lo đem lại cảm giác như lạc vào một homestay ở một miền quê nào đó. Anh Trương Quang Hiệp, Phó trạm trưởng Trạm bơm Vĩnh Trị, tỉnh Nam Định kể rằng,  trong hơn 10 năm qua, ngoài việc thực hiện nhiệm vụ chính được giao thì các cán bộ, công nhân viên của Trạm bơm còn không ngừng cải tạo cảnh quan, biến nơi đây thành một trong những địa điểm tham quan, du lịch cho người dân tại địa phương.

Băng 4:

Anh TRƯƠNG QUANG HIỆP

Phó trạm trưởng Trạm bơm Vĩnh Trị, tỉnh Nam Định

Thời gian qua chúng tôi đã có biện pháp quản lý, khai thác hiệu quả hệ thống công trình này. Sông tiêu thì chúng tôi phân công, phân nhiệm, gắn trách nhiệm với từng người lao động, mỗi người có trách nhiệm quản lý đến từng mét kênh về cảnh quan, phòng chống lấn chiếm, khơi thông dòng chảy. Khuôn vieen đã xây dựng quy trình bảo trì các hạng mục vì vậy khuôn viên thường xuyên được cải tạo nâng cấp. Đảm bảo mục tiêu công trinh thuỷ lợi xanh, sách đẹp là 1 trong những điểm cảnh quan của nhân dân địa phương.

MC 2:

Theo ông Trần Văn Dũng, Phó Giám đốc Công ty Bắc Nam Hà, trước sự phát triển không ngừng của kinh tế - xã hội, ngành thủy lợi nói chung và Công ty Bắc Nam Hà nói riêng luôn xác định phương hướng phát triển đa mục tiêu, không chỉ nâng cao năng lực tưới tiêu chủ động cho các loại cây trồng, nuôi trồng thủy sản mà còn tạo nguồn cấp nước cho sinh hoạt, công nghiệp, dịch vụ và các ngành kinh tế, đặc biệt là chăm lo tạo dựng cảnh quan, góp phần thay đổi bộ mặt nông thôn, biến những công trình thủy lợi tưởng chừng thô kệch nay hóa thành điểm đến tham quan, niềm tự hào của bà con địa phương.

Băng 5:

Ông TRẦN VĂN DŨNG

Phó Giám đốc Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi Bắc Nam Hà

Hàng năm về cây xanh thì chúng tôi cũng lựa chọn những khu vực đất trống, những năm gần đây mỗi năm trồng khoảng 5000 đến 1 vạn cây xanh. Về khuôn viên thì chúng tôi đã phát động người lao động trong công ty tự trồng, tự chăm sóc làm khuôn viên cơ quan xanh, sạch,đẹp và góp phần xây dựng cảnh quan trong xây dựng NTM để các đơn vị bạn, các đoàn của các chính quyền địa phương đến thăm quan, học tập.

MC 1:

Vâng thưa quý vị và bà con, bên cạnh nhiệm vụ vận hành công trình thủy lợi quan trọng, đảm bảo nguồn nước tưới tiêu cho mùa vụ sản xuất nơi “rốn nước” của Đồng bằng Bắc bộ , những năm qua, các cán bộ công nhân viên tại Hệ thống thủy lợi Bắc Nam Hà còn thực hiện tốt trách nhiệm xã hội, góp phần thay đổi cảnh quan trong khu vực và nâng cao chất lượng sống của người dân. Sau nhiều năm chăm bẵm từng vườn cây, giờ đây sự khô cứng, thô kệch của những công trình thuỷ lợi trong suy nghĩ nhiều người đã không còn, mà thay vào đó là sự đổi thay bởi màu áo xanh, màu của cây hoa, màu của sự sống.

MC 2

Bây giờ, mời quý vị đến với một số tin vắn về lĩnh vực Thủy lợi vừa diễn ra.

MC 1:

Thưa quý vị và bà con, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Hoàng Hiệp - Phó trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai, cùng lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng, các chuyên gia địa chất vừa kiểm tra tình trạng nứt, sụt đất tại dự án hồ chứa nước Đông Thanh. Sau khi khảo sát thực tế, Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp,  cùng các chuyên gia nhận định, nguyên nhân hồ Đông Thanh bị sụt lún không hẳn do mưa lớn. Trong tháng vừa qua khu vực này mưa khoảng 200m, lượng mưa không thể nói là quá lớn. Khảo sát tại bên hồ có một số vết trượt trên núi đã hình thành từ lâu và giờ do một số tác động nên gây ra tiếp tục sụt lún. Thứ trưởng đề nghị, tỉnh Lâm Đồng bố trí thêm một số mũi khoan để xác định rất rõ nguyên nhân, vị trí sẽ đưa ra giải pháp. Trước mắt phải có biện pháp làm cho các cung trượt đất này chậm lại và dừng không trượt nữa.

MC 2:

Theo thông tin từ Chi cục Thủy lợi Nghệ An, địa phương hiện có trên 1.060 hồ chứa nước các loại. Trong số các công trình xuống cấp, hư hỏng, có 400 hồ chứa đã được nâng cấp, sửa chữa nhưng vẫn còn trên 700 hồ chưa được sửa chữa, nâng cấp.  Trong tình hình đó, bằng việc lồng ghép từ các chương trình, dự án, địa phương đang tập trung nâng cấp khá nhiều các hồ chứa ách yếu. Như tại huyện Yên Thành đang tiến hành nâng cấp 3 hồ chứa trị giá trên 45 tỷ đồng, hồ chứa Côn Côn ở xã Bảo Thành được đầu tư xây dựng trên 17 tỷ đồng, hiện đã thi công được trên 80% khối lượng, hoàn thành bờ đập với chiều dài trên 300m, hoàn thành lát đá hạ lưu và thượng lưu, thi công xong phần cống, nhà vận hành.

MC 1:

Theo Sở NN-PTNT Bình Thuận, toàn tỉnh hiện có 49 hồ chứa thủy lợi đang khai thác sử dụng, với tổng dung tích thiết kế chỉ đạt hơn 362 triệu m3. Trong khi đó, tổng nhu cầu nước phục vụ sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp hàng năm của tỉnh giai đoạn từ nay đến năm 2030 là 1.169 triệu m3/năm. Vì vậy, nguồn nước chưa đáp ứng nhu cầu sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp trong các tháng mùa khô. Trước tình hình đó, để ứng phó với khô hạn, việc đầu tư xây dựng các hồ chứa nước lớn, đặc biệt như hồ La Ngà 3 là rất cần thiết và cấp bách. Theo đó, hồ La Ngà 3 có nhiệm vụ đảm bảo cấp và tạo nguồn cấp 1,31 tỷ m3 nước tưới cho gần 100.000ha đất nông nghiệp của tỉnh Bình Thuận và Đồng Nai. Cùng với đó, hồ này cũng cấp nước sinh hoạt, công nghiệp, du lịch và dịch vụ cho tỉnh Bình Thuận, Đồng Nai và Bà Rịa - Vũng Tàu.

Nội dung vừa rồi cũng đã kết thúc chương trình Thủy lợi và phát triển của Nông nghiệp Radio hôm nay, cảm ơn sự chú ý theo dõi của quý vị và bà con, xin chào và hẹn gặp lại.

Tự động

Ốc đảo xanh giữa vùng chiêm trũng

Sau thời gian dài vận hành, hệ thống thủy lợi Bắc Nam Hà đã có phần nhuốm màu thời gian. Vì lẽ đó, nhiều năm qua, hàng vạn cây xanh đã được các cán bộ, công nhân viên của Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi Bắc Nam Hà trồng trên toàn tuyến để xây dựng không gian kiến trúc bắt mắt hơn, tạo nên một ốc đảo xanh giữa vùng chiêm trũng của đồng bằng Bắc bộ.

Quang Dũng

Tin liên quan

Các chương trình

Thời tiết nông vụ ngày 2/5/2024: Bắc bộ duy trì hình thái mát mẻ, dễ chịu
Thời sự

Hôm nay, Bắc bộ và Thanh Hóa có mưa rào và dông, cục bộ có mưa to với lượng mưa từ 15 - 30mm, cần đề phòng thời tiết cực đoan do mưa dông.

Thời tiết nông vụ ngày 2/5/2024: Bắc bộ duy trì hình thái mát mẻ, dễ chịu
Thời tiết nông vụ ngày 1/5/2024: Nắng nóng ở Bắc Bộ chấm dứt
Thời sự

Do ảnh hưởng của không khí lạnh yếu, từ hôm nay (1/5), nắng nóng ở Bắc Bộ, Thanh Hóa, Nghệ An chấm dứt và dịu dần ở khu vực Quảng Bình - Quảng Trị.

Thời tiết nông vụ ngày 1/5/2024: Nắng nóng ở Bắc Bộ chấm dứt