Phát huy vai trò thủy lợi ở hồ Tha La
Được đưa vào vận hành từ năm 2005, Hồ Tha La có diện tích tưới thiết kế 3.670ha, phục vụ cho 4 xã tại huyện Tân Châu và Tân Biên, tỉnh Tây Ninh. Đến nay, sau nhiều năm khai thác, công trình hồ chứa nước này đã xuất hiện nhiều dấu hiệu xuống cấp, đòi hỏi ngành nông nghiệp địa phương sớm có giải pháp khắc phục.
Lê Bình - Trần Trung | 11:59 12/06/2023
Phát huy vai trò thủy lợi ở hồ Tha La
Thưa quý vị và các bạn,
Hồ Tha La được xây dựng năm 2002 tại xã Suối Dây, huyện Tân Châu, được đưa vào vận hành khai thác từ tháng 4/2005. Hồ Tha La có diện tích tưới thiết kế 3.670 ha, phục vụ cho 4 xã tại huyện Tân Châu và Tân Biên.
Qua nhiều năm vận hành, khai thác, công trình hồ chứa nước Tha La đã xuất hiện nhiều dấu hiệu xuống cấp tại các hạng mục như: đập cao su, tràn xả lũ, đập chính, thiết bị đóng mở cống xả đáy… gây nguy cơ mất an toàn cho đập khi lũ về và ảnh hưởng đến công tác quản lý, vận hành, khai thác.
Để phát huy tốt vai trò thủy lợi của hồ Tha La, ngành nông nghiệp Tây Ninh cần có hướng khắc phục để duy trì kết cấu hạ tầng hồ Tha La và có kế hoạch cấp nước sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, cũng như an toàn của người dân.
Trong chương trình Đối thoại ngày hôm nay, Nông nghiệp radio đã có cuộc thảo luận với các vị khách mời để làm rõ nội dung này.
Xin trân trọng giới thiệu các vị khách mời có mặt ngày hôm nay:
- Ông Trần Quang Vinh - Phụ trách Chi cục Thủy lợi Tây Ninh
Ông Vinh: Xin chào quý vị thính giả
- Ông Nguyễn Hùng Thắng - Chủ tịch Công ty TNHH MTV Khai thác Thủy lợi Tây Ninh
Ông Thắng: Xin chào quý vị thính giả của Nông nghiệp radio
- Ông A - Đại diện nông dân
Ông A: Xin chào quý vị thính giả
(Nhạc cắt)
Xin cảm ơn các vị khách mời đã tham gia chương trình.
-
VAI TRÒ THỦY LỢI, THỰC TRẠNG
Thưa quý vị và các bạn, thưa các vị khách mời!
Trước tiên, phải công nhận rõ ràng, hồ Tha La là công trình thủy lợi đóng góp rất lớn trong việc sản xuất nông nghiệp tại địa phương và điều tiết nước phòng chống thiên tai.
- Thưa ông Trần Quang Vinh, Hồ Tha La được coi là sự khởi nguồn, cung cấp nước cho hồ Dầu Tiếng. Vậy vai trò của hồ Tha La cho sự phát triển chung của thủy lợi Tây Ninh nói chung là gì thưa ông?
Ông Vinh:………………..
- Là đối tượng thụ hưởng trực tiếp, xin hỏi công trình thủy lợi hồ Tha La đã mang đến những lợi ích như thế nào đến đời sống, tình hình sản xuất?
Ông A:………………..
- Vâng với ông Nguyễn Hùng Thắng, với vai trò quản lý, khai thác Thủy lợi Tây Ninh, thực trạng của hồ chứa nước Tha La, hệ thống tươi tiêu tại hồ xuống cấp như thế nào? Điều này ảnh hưởng thế nào đến việc cung cấp nước cho bà con thưa ông?
Ông Thắng:………………..
(nhạc cắt)
Phóng sự:
Vâng thưa quý vị, trước những hạn chế về mặt cơ sở hạ tầng của hồ Tha La, việc cần có kế hoạch tu bổ và nâng cao chất lượng phục vụ sản xuất cho bà con vùng hạ du nơi đây là yêu cầu bắt buộc. Điều này không chỉ góp phần ổn định sản xuất, đảm bảo được an toàn trước các diến tiến của thời tiết, thiên tai mà còn mang lại nhiều lợi ích về kinh tế, xã hội của trên địa bàn huyện Tân Châu và Tân Biên của tỉnh Tây Ninh.
Mời quý vị khách mời và thính giả cùng theo dõi phóng sự sau:
Hiện nay, hồ chứa nước Tha La cấp nước sản xuất nông nghiệp hơn 2.700 ha/vụ cho huyện Tân Châu, đạt tỷ lệ trên 75% diện tích đất sản xuất nông nghiệp của huyện; cấp nước cho Chi nhánh Công ty Cổ phần nông sản thực phẩm Quảng Ngãi - Nhà máy sản xuất tinh bột sắn Tân Châu với lưu lượng 1.500 m3/ngày đêm.
PV: Giám đốc Sở NN-PTNT Tây Ninh
PV: Người dân
UBND tỉnh đã xây dựng kế hoạch sửa chữa, nâng cấp hồ chứa nước Tha La và đã trình Bộ NN-PTNT phê duyệt với mức đầu tư là 280 tỷ đồng. Thời gian thực hiện dự án trong giai đoạn 2022-2025.
Dự án sửa chữa, nâng cấp hồ chứa nước Tha La sẽ hoàn thành đưa vào hoạt động vào năm 2025, với nhiệm vụ cấp nước tưới sản xuất nông nghiệp, công nghiệp hiện có và bổ sung nhiệm vụ cấp nước sinh hoạt cho trên 20.000 m3/ngày đêm; tạo nguồn dự trữ nước mở rộng phục vụ sản xuất nông nghiệp cho các vùng lân cận.
(Nhạc cắt)
- BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC
- Thưa ông Nguyễn Hùng Thắng, xin ông có thể chia sẻ cụ thể hơn về kế hoạch duy tu, nâng cấp công trình hồ Tha La này như thế nào? Diện mạo và công suất của hồ hứa hẹn sẽ mang lại điều gì mới mẻ?
Ông Thắng:………………..
- Còn với ông Trần Quang Vinh, với vai trò quản lý nhà nước, Chi cục Thủy sản Tây Ninh đã có những kế hoạch nào để phát triển tổng thể từ lợi ích của hồ Tha La mang lại? Việc đa giá trị hồ tại đây có lẽ cần được nhìn nhận và đầu tư kĩ lưỡng, bài bản hơn chăng thưa ông?
Ông Vinh:………………..
- Bàn về các vướng mắc, khó khăn trong câu chuyện khai thác, xin hỏi ông Nguyễn Hùng Thắng, chúng ta cần phải tháo gỡ những gì để hồ Tha La thật sự phát huy vai trò tổng thể và mang lại giá trị cao nhất?
Ông Thắng:………………..
- Mong mỏi của người dân
Ông A:…..
Vâng, một lần nữa xin cảm ơn ý kiến của các vị khách mời!
Thưa quí vị và các bạn, với nhiệm vụ cung cấp nước cho việc sản xuất, hạn chế được những tác động tiêu cực của thiên tai, hồ Tha La đang phát huy tốt vai trò của mình. Với việc nâng cấp, sửa chữa hồ và nhân thêm công năng cho hồ Tha La, hi vọng Tây Ninh sẽ thêm phát triển nông nghiệp, công nghiệp, kéo theo những an sinh xã hội và phát triển kinh tế trong thời gian tới.
Chương trình Đối thoại với chủ đề “Phát huy vai trò thủy lợi của hồ Tha La - Tây Ninh” xin được khép lại. BTV Lê Bình xin cảm ơn các vị khách mời đã tham gia chương trình. Cảm ơn quý thính giả quan tâm lắng nghe.
Phát huy vai trò thủy lợi ở hồ Tha La
Được đưa vào vận hành từ năm 2005, Hồ Tha La có diện tích tưới thiết kế 3.670ha, phục vụ cho 4 xã tại huyện Tân Châu và Tân Biên, tỉnh Tây Ninh. Đến nay, sau nhiều năm khai thác, công trình hồ chứa nước này đã xuất hiện nhiều dấu hiệu xuống cấp, đòi hỏi ngành nông nghiệp địa phương sớm có giải pháp khắc phục.
Lê Bình - Trần Trung
Tin liên quan
Các chương trình
Sẽ có sổ tay về tín chỉ carbon trong lâm nghiệp; Thịt bò Việt chiếm chưa đến 1% sản lượng toàn cầu; Quảng Ngãi cấm khai thác thủy sản có thời hạn 2 khu vực.
Không khí lạnh tăng cường nên từ gần sáng ngày hôm nay ở khu vực từ Thanh Hóa đến Quảng Ngãi có mưa lớn diện rộng.