Phát triển mô hình chăn nuôi tuần hoàn gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm

Phát triển chăn nuôi tuần hoàn gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm; Kiểm tra thực địa cơ sở xuất khẩu dừa sang Trung Quốc; Giải pháp phát triển sầu riêng bền vững; Giá gỗ nguyên liệu giảm 30 – 40%, người trồng lỗ; Hoàn thành xử lý vi phạm về đê điều trong tháng 8.

Quỳnh Anh  | 13:35 24/07/2023

Phát triển mô hình chăn nuôi tuần hoàn gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm

Tự động

  • Phát triển chăn nuôi tuần hoàn gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm

Sau đây là nội dung chi tiết:

  • Phát triển chăn nuôi tuần hoàn gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm

Thưa quý vị và bà con, trong tuần qua, tại Thái Nguyên, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia - Bộ NN-PTNT tổ chức Diễn đàn Khuyến nông@Nông nghiệp với chủ đề “Giải pháp phát triển chăn nuôi tuần hoàn gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm”. Phát biểu tại Diễn đàn, ông Lê Minh Lịnh, Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia chia sẻ, những năm gần đây, ở Việt Nam, mô hình áp dụng khoa học công nghệ trong chăn nuôi tuần hoàn đã nâng cao giá trị, gia tăng sản phẩm nông nghiệp và chăn nuôi. Do đó, Trung tâm Khuyến nông Quốc giađã và đang triển khai một số mô hình phát triển chăn nuôi tuần hoàn, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật để sử dụng phế phụ phẩm trong nông nghiệp như là một nguồn lợi nhằm nâng cao giá trị trong sản xuất nông nghiệp. Thông tin thêm về nội dung này, Nông nghiệp Radio sẽ gửi tới quý vị trong phần sau của chương trình.

Phạm Hiếu

  • Kiểm tra thực địa cơ sở xuất khẩu dừa sang Trung Quốc

Cục Bảo vệ thực vật cho biết, đơn vị  vừa nhận được thông báo của Tổng cục Hải quan Trung Quốc, đề nghị tiến hành kiểm tra thực địa đối với các vùng trồng, cơ sở đóng gói dừa tươi của Việt Nam có nhu cầu xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc. Theo đó, thời gian kiểm tra là giữa tháng 8 năm nay theo hình thức kiểm tra trực tuyến kết hợp kiểm tra thực địa và tài liệu. Trong đợt kiểm tra này, Tổng cục Hải quan Trung Quốc sẽ tập trung kiểm tra hệ thống kiểm soát và phòng chống sinh vật gây hại trên dừa tại các vùng trồng và cơ sở đóng gói, quy trình đăng ký vườn trồng và cơ sở đóng gói xuất khẩu, công tác đào tạo và giám sát dịch hại, công tác phòng dịch của doanh nghiệp cùng quy trình thu hoạch, vận chuyển và đóng gói dừa xuất khẩu.

Quỳnh Anh

  • Giải pháp phát triển sầu riêng bền vững

Cũng trong tuần qua, UBND tỉnh Đồng Nai, Trung ương Hội Làm vườn phía Nam và Hiệp hội Rau quả Việt Nam phối hợp tổ chức Diễn đàn “Cơ hội và thách thức phát triển ngành sầu riêng Việt Nam”. Theo ông Lê Thanh Tùng, Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt kiêm Phó Chủ tịch Hội Làm vườn Việt Nam, cơ hội làm giàu đối với cây sầu riêng mở ra rất nhiều nhưng kèm theo đó là một số khó khăn, thách thức khác. Để phát triển cây sầu riêng bền vững, Cục Trồng trọt đề nghị các địa phương quan tâm triển khai, tổ chức thực hiện nghiêm túc Chỉ thị của Bộ trưởng Bộ NN-TNT về việc phát triển bền vững sản xuất cây sầu riêng, chanh leo. Khẩn trương rà soát diện tích sầu riêng trên địa bàn, xây dựng đề án/kế hoạch phát triển sản xuất theo vùng tập trung gắn với đầu tư cơ sở hạ tầng, cơ sở đóng gói, sơ chế, chế biến và lưu ý không chuyển đổi tự phát, phát triển nóng diện tích sầu riêng theo phong trào.

Lê Bình

  • Giá gỗ nguyên liệu giảm 30 – 40%, người trồng lỗ

Theo phản ánh của người dân tại tỉnh Thừa Thiên Huế, từ đầu năm đến nay, giá thua mua gỗ nguyên liệu trên địa bàn giảm từ 30 – 40% so với cùng kỳ. Ghi nhận tại một số khu vực có diện tích rừng trồng lớn như huyện Nam Đông, A Lưới cho thấy, hiện giá gỗ nguyên liệu được các thương lái thu mua với giá hơn 900.000 đồng/tấn, thấp hơn khoảng 500.000 đồng/tấn so với cùng kỳ năm 2022. Theo tính toán, với giá gỗ được thu mua như hiện nay, người trồng không thể có lãi, thậm chí lỗ nặng sau khi đã trừ chi phí khai thác, lột vỏ và vận chuyển.

Công Điền

  • Hoàn thành xử lý vi phạm về đê điều trong tháng 8

UBND thành phố Hải Phòng vừa có văn bản chỉ đạo các địa phương xử lý dứt điểm các hành vi vi phạm về đê điều, hoàn thành trong tháng 8 năm nay. Trong đó, lưu ý rà soát các trường hợp đã bị xử phạt vi phạm hành chính nhưng chưa chấp hành quyết định xử phạt. Hoàn thiện hồ sơ, thực hiện cưỡng chế thi hành các quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo quy định. Đồng thời, kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm và xử lý theo thẩm quyền đối với tập thể, cá nhân không thực hiện nhiệm vụ xử phạt khi nhận được kiến nghị xử lý của cơ quan quản lý đê điều. Theo thống kê, từ đầu năm 2021 đến nay, Hải Phòng phát sinh 70 vụ việc vi phạm xây dựng công trình trên hành lang đê và bãi sông. Trong đó, đã xử lý dứt điểm 7 vụ việc, còn tồn tại và đang xử lý 63 vụ việc.

Đinh Mười

  • An Giang: sạt lở gia tăng về quy mô, tần suất

Theo kết quả đo đạc, quan trắc của Sở Tài nguyên và Môi trường An Giang, toàn tỉnh hiện có 56 đoạn sông cảnh báo nguy cơ sạt lở từ mức độ bình thường đến đặc biệt nguy hiểm với tổng chiều dài hơn 181.500m. Trong đó, có 46 đoạn ở mức độ nguy hiểm và 5 đoạn được cảnh báo ở mức độ đặc biệt nguy hiểm, số còn lại ở mức độ bình thường. Bên cạnh đó, thời gian gần đây, tình hình sạt lở trên địa bàn tỉnh ngày càng gia tăng về quy mô, tần suất. Chính quyền các địa phương đã chủ động hỗ trợ người dân tháo dỡ, di dời tài sản kịp thời, cắm biển báo cảnh báo khu vực sạt lở nhanh chóng nên không xảy ra thiệt hại lớn về tài sản của người dân.

Lê Bình

  • Gần 6000 hộ dân nông thôn tại Quảng Trị chưa được dùng nước hợp vệ sinh

Theo thông tin từ Sở NN-PTNT tỉnh Quảng Trị, địa phương này hiện có 124 công trình cấp nước tập trung. Ngoài ra, tại các vùng nông thôn còn có trên 80.000 công trình cấp nước nhỏ lẻ phục vụ nhu cầu sinh hoạt của người dân. Tuy nhiên, trong số các công trình cấp nước tập trung hiện chỉ có 36 công trình hoạt động bền vững, 50 công trình tương đối bền vững và 38 công trình đã bị hư hỏng, xuống cấp. Tính đến cuối năm 2022, trên địa bàn tỉnh có gần 6.000 hộ dân, chủ yếu là vùng nông thôn chưa được dùng nước hợp vệ sinh để phục vụ sinh hoạt.

Võ Dũng

  • Đồng Tháp đặt mục tiêu 100% diện tích lúa được cấp mã số vùng trồng

Theo Sở NN-PTNT tỉnh Đồng Tháp, địa phương vừa ban hành các kế hoạch hành động cấp, quản lý mã số vùng trồng và cơ sở đóng gói, thực hành sản xuất an toàn gắn truy xuất nguồn gốc sản phẩm giai đoạn 2022-2025. Trong đó đặt mục tiêu đến năm 2025, Đồng Tháp cấp mã số vùng trồng lúa đạt 100% diện tích. Để đạt quy định cấp mã vùng trồng, tỉnh Đồng Tháp chú trọng xây dựng các vùng sản xuất hàng hóa tập trung, quy mô lớn, đảm bảo an toàn dịch bệnh, thống nhất áp dụng tiêu chuẩn kỹ thuật sản xuất bền vững hoặc theo yêu cầu cụ thể từng thị trường, xây dựng và nhân rộng diện tích sản xuất theo mô hình liên kết chuỗi giá trị, xây dựng thương hiệu sản phẩm. Đồng thời, phát triển nông sản an toàn, nông sản hữu cơ gắn chứng nhận mã số vùng trồng và truy xuất nguồn gốc...

Lê Hoàng Vũ

Nhạc cắt

Đối thoại

Thưa quý vị và bà con, xuất hiện ở Việt Nam từ lâu với các mô hình vườn – ao – chuồng, kết hợp trồng chọt với chăn nuôi, đến nay, kinh tế tuần hoàn trong chăn nuôi đã được ưa chuộng và lan rộng trên cả nước. Nhận thấy vai trò quan trọng của việc phát triển chăn nuôi theo xu thế này, Trung tâm khuyến nông quốc gia đã và đang triển khai nhiều mô hình ứng dụng tiến bộ kỹ thuật để sử dụng phế phụ phẩm trong nông nghiệp như là một nguồn lợi nhằm nâng cao giá trị sản xuất. Tuy nhiên, ông Lê Minh Lịnh, Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia cho rằng, các mô hình khuyến nông về phát triển chăn nuôi tuần hoàn đã đạt được những kết quả nhất định, song việc gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm vẫn gặp nhiều khó khăn. Do đó, Trung tâm Khuyến nông quốc gia đang tìm giải pháp phối hợp với doanh nghiệp để giúp đỡ người chăn nuôi khắc phục những tồn tại này.

Băng

Phạm Hiếu

Nhạc

Nội dung vừa rồi cũng kết thúc bản tin Nông nghiệp hôm nay. Chương trình do BTV Xuân Hào biên soạn,  Quý vị và bà con có thể liên hệ với chương trình qua số hotline:   0912.145.266                               

 Xin kính chào quý vị và bà con, hẹn gặp lại quý vị và bà con ở bản tin sau!

Tự động

Phát triển mô hình chăn nuôi tuần hoàn gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm

Phát triển chăn nuôi tuần hoàn gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm; Kiểm tra thực địa cơ sở xuất khẩu dừa sang Trung Quốc; Giải pháp phát triển sầu riêng bền vững; Giá gỗ nguyên liệu giảm 30 – 40%, người trồng lỗ; Hoàn thành xử lý vi phạm về đê điều trong tháng 8.

Quỳnh Anh

Tin liên quan

Các chương trình

Đã nhận diện đúng đối tượng, địa bàn trong chống buôn lậu động vật
Thời sự

Đã nhận diện đúng đối tượng, địa bàn trong chống buôn lậu động vật; Giá lúa đông xuân sớm giảm, thương lái bẻ cọc; Ứng phó thời tiết cực đoan dịp Tết Nguyên đán.

Đã nhận diện đúng đối tượng, địa bàn trong chống buôn lậu động vật
Thời tiết nông vụ ngày 23/01/2025: Nắng vàng thêm thắm sắc hoa phương Nam
Thời sự

Hôm nay, thời tiết trên cả nước mang những đặc trưng rõ rệt của mùa đông phương Bắc và sự ấm áp ở miền Nam.

Thời tiết nông vụ ngày 23/01/2025: Nắng vàng thêm thắm sắc hoa phương Nam