Ngành cà phê Lâm Đồng thay đổi vì EUDR
Những yêu cầu mới từ Quy định chống phá rừng Châu Âu (EUDR) được ngành cà phê Lâm Đồng nhận định là thách thức nhưng cũng là cơ hội. Do đó, người dân, hợp tác xã, doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh cà phê và cơ quan chức năng tỉnh Lâm Đồng đã bắt đầu có những động thái nắm bắt thông tin, thực hiện quy trình sản xuất chất lượng cao.
Minh Hậu | 15:39 20/07/2023
Ngành cà phê Lâm Đồng trong cuộc thay đổi EUDR
Thực hiện nội dung: Minh Hậu
Nhạc hiệu
Nhạc nền
MC 1
Xin kính chào quý vị và bà con, cảm ơn quý vị và bà con đã quay trở lại với Nông nghiệp Radio trong chương trình “Tầm nhìn nông nghiệp”.
MC1: Thưa quý vị và bà con! Ủy ban châu Âu vừa ban hành Dự luật Quy định chống phá rừng châu Âu - viết tắt là EUDR, trong đó cấm nhập khẩu nông sản sản xuất trên đất có nguồn gốc phá rừng từ sau ngày 31/12/2020. Đây là thách thức lớn song cũng là cơ hội để ngành hàng cà phê của tỉnh Lâm Đồng thay đổi, tạo dựng thương hiệu và nâng tầm giá trị. Trước quy định này, người dân, hợp tác xã, doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh cà phê và cơ quan chức năng tỉnh Lâm Đồng đã có những động thái nào để nắm bắt thông tin, thực hiện quy trình sản xuất chất lượng cao để đáp ứng yêu cầu thị trường? Bây giờ, chúng ta cùng phóng viên Minh Hậu ghi nhận những biến chuyển của ngành cà phê Lâm Đồng.
Nhạc nền:
MC: Lâm Đồng là địa phương đứng thứ 2 cả nước (sau Đăk Lăk) về diện tích sản xuất cà phê với khoảng gần 176 nghìn ha, trong đó cà phê vối chiếm gần 159 nghìn ha, cà phê chè trên 16 nghìn ha và cà phê mít khoảng 200ha. Theo ước tính, sản lượng cà phê của Lâm Đồng đạt trên 600 nghìn tấn/năm. Các sản phẩm cà phê nhân, cà phê rang xay của tỉnh này đang được xuất khẩu qua thị trường quen thuộc ở các nước châu Âu như Đức, Tây Ban Nha, Bỉ, Italia…, các thị trường châu Á như Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản, Indonesia… Năm 2022, sản lượng cà phê nhân xuất khẩu của tỉnh đạt trên 90 ngàn tấn với giá trị đạt trên 180 triệu USD. Theo Sở NN-PTNT tỉnh Lâm Đồng, cà phê là một trong những cây trồng chủ lực của địa phương nên tỉnh đã và đang tập trung xây dựng các mô hình bền vững. Hiện nay, ngành nông nghiệp Lâm Đồng khuyến khích người dân, doanh nghiệp phát triển cà phê đặc sản, cà phê chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu thị trường.
Đối với Quy định chống phá rừng châu Âu (EUDR), nông dân, hợp tác xã, doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh cà phê ở Lâm Đồng đã bước đầu nắm bắt thông tin, bắt tay vào thực hiện sản xuất theo các tiêu chuẩn. Trong đó, Công ty Xuất nhập khẩu Tám Trình (ở xã Gia Lâm, huyện Lâm Hà, Lâm Đồng) là một trong những đơn vị tiên phong. Hiện nay, doanh nghiệp này liên kết với khoảng 3 nghìn hộ nông dân trên toàn tỉnh Lâm Đồng để phát triển vùng nguyên liệu cà phê chất lượng cao. Các mô hình sản xuất tại đây đều được xây dựng bài bản và đã đạt được các chứng nhận cà phê 4C, Rainforest Alliance. Ông Mai Ngọc Định, Phụ trách sản xuất chuỗi cà phê bền vững Công ty Xuất nhập khẩu Tám Trình cho hay, để đạt được các chứng nhận này, doanh nghiệp phải thực hành sản xuất nhằm đảm bảo về canh tác đa dạng sinh học, truy xuất nguồn gốc, đặc biệt bảo vệ rừng. Việc thực hiện sản xuất theo các tiêu chuẩn 4C, Rainforest Alliance đã hoàn toàn đáp ứng yêu cầu về EUDR.
Băng 1:
MC: Hiện nay, các cơ quan chức năng tỉnh Lâm Đồng đã và đang nắm bắt thông tin về Quy định EUDR và có hướng tổ chức sản xuất phù hợp. Theo đó, huyện có diện tích cà phê lớn nhất tỉnh Lâm Đồng là Di Linh đã thực hiện các giải pháp trong tổ chức sản xuất, tập trung tuyên tuyền đến người dân, doanh nghiệp về các quy định mới của thị trường. Hồi cuối tháng 6 vừa qua, địa phương này đã phối hợp, làm việc với Phái đoàn Liên minh châu Âu để nắm bắt thông tin và phối hợp triển khai các nhiệm vụ, giải pháp cho ngành hàng cà phê. Cùng với đó, địa phương này cũng thực hiện nhiều giải pháp trong việc nâng cao năng suất, chất lượng cà phê. Đặc biệt khuyến khích người dân, doanh nghiệp xây dựng mô hình sản xuất cà phê bền vững theo các tiêu chuẩn trong và ngoài nước. Chú trọng phát triển cà phê đặc sản trên diện tích có quy hoạch, nâng cao giá trị sản phẩm cà phê với các quy trình sản xuất chất lượng cao, sản xuất hữu cơ.
Cũng như Di Linh, chính quyền huyện Bảo Lâm cũng bước đầu nắm bắt thông tin về Quy định chống phá rừng châu Âu (EUDR) và đã có định hướng trong kế hoạch, sản xuất. Theo ông Nguyễn Văn Tùng, Trưởng phòng NN-PTNT huyện Bảo Lâm, địa phương đã xây dựng kế hoạch và trước mắt vận động nhân dân thực hiện. Hiện nay địa phương đang hướng người dân trồng cây che bóng cà phê và thực hiện theo các tiêu chuẩn. Địa phương cũng đã xây dựng khu sản xuất cà phê chất lượng cao với khoảng 300ha và đây là diện tích đảm bảo đối với Quy định EUDR. Ông Nguyễn Văn Tùng, Trưởng phòng NN-PTNT huyện Bảo Lâm cho biết:
Băng 2:
MC1: Vâng thưa quý vị, với quy định mới của châu Âu đối với ngành cà phê, về trước mắt, người làm cà phê tại nước ta nói chung và tại vựa cà phê Lâm Đồng nói riêng sẽ găp đôi chút khó khăn. Nhưng từ những chuyển biến tích cực tại Lâm Đồng cho thấy, cà phê Lâm Đồng vẫn tự tin giữ được thị trường chất lượng, giá trị cao là châu Âu. Nông nghiệp radio hy vọng rằng đây là cú hích cần thiết để chuyển đổi ngành cà phê phát triển bền vững.
Nhạc
MC 2:
Bây giờ, mời quý vị và bà con cùng đến với một số tin vắn về cách làm mới trong sản xuất nông nghiệp.
MC 1:
Được quy hoạch là 'vành đai xanh' của thành phố, trong những năm qua, huyện Phúc Thọ, Hà Nội đã đẩy mạnh tái cơ cấu ngành Nông nghiệp. Đặc biệt, huyện chú trọng phát triển nông nghiệp sinh thái, cùng với khai thác tiềm năng du lịch trải nghiệm, phát triển vùng sản xuất chuyên canh, hàng hóa, ứng dụng công nghệ cao và sản xuất theo chuỗi, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm. Đến nay, toàn huyện có 480ha rau an toàn tập trung, 454ha hoa cây cảnh, 1.002ha cây ăn quả, 28ha diện tích ứng dụng công nghệ cao, trên 3.000ha lúa chất lượng cao gồm lúa thơm và lúa nếp và đã hình thành 8 chuỗi liên kết trong sản xuất và tiêu thụ nông nghiệp. Nhiều nông sản đã được công nhận nhãn hiệu tập thể, một số sản phẩm nông sản đã sử dụng tem QR code để truy xuất nguồn gốc.
MC 2:
Ông Trần Mạnh Hùng, Trưởng Phòng Kinh tế thị xã Sa Pa cho biết, triển khai cơ cấu sản xuất theo hướng phát triển nông nghiệp hàng hóa gắn với bảo quản, chế biến và tiêu thụ theo chuỗi giá trị, thời gian qua, Sapa đã cơ cấu lại sản xuất theo 2 nhóm là nhóm sản phẩm chủ lực cấp tỉnh gồm chè, dược liệu, chăn nuôi lợn và nhóm sản phẩm chủ lực địa phương như rau, hoa, cây ăn quả, cá nước lạnh gắn với Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP). Đến nay, thị xã phát triển và duy trì 220 ha cây dược liệu và 31 ha chè Ô long đều cho giá trị kinh tế cao. Bên cạnh đó, chuyển đổi gần 80 ha đất kém hiệu quả sang trồng cây ăn quả theo hướng tập trung, phát triển rau chính vụ, rau trái vụ và các loại rau gia vị trong đó ứng dụng sản xuất hữu cơ, VietGAP, sản xuất theo hướng an toàn. Hướng dẫn các tổ chức, cá nhân phát triển thủy sản nước lạnh áp dụng khoa học - công nghệ.
MC 1:
Tại huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ, ngành sản xuất nông nghiệp nơi đây đang bắt nhịp xu thế hiện đại hóa, với nhiều giải pháp đồng bộ đã được triển khai, trong đó tập trung quy hoạch vùng sản xuất lớn, thu hút HTX, doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp theo chuỗi, ứng dụng công nghệ cao. Điển hình, những năm qua, huyện đã triển khai mở rộng diện tích trồng lúa đặc sản, lúa chất lượng cao trên diện tích 2.070 ha, chiếm 30% tổng diện tích lúa, mang lại giá trị kinh tế cao gấp 1,5 lần so với lúa thường cùng nhiều mô hình trồng chè, cây ăn quả mang lại hiệu quả. Theo đánh giá, nông nghiệp huyện Thanh Sơn đang có tiến bộ vượt bậc, thời gian tới, địa phương cũng sẽ đẩy mạnh ứng dụng công nghệ sinh học, công nghệ thông tin, công nghệ tưới tiết kiệm, đẩy mạnh áp dụng quy trình sản xuất an toàn, chất lượng vào sản xuất.
MC1: Nội dung vừa rồi cũng kết thúc chương trình Tầm nhìn nông nghiệp của Nông nghiệp radio hôm nay. Xin cảm ơn sự chú ý theo dõi của quý vị và bà con!
Ngành cà phê Lâm Đồng thay đổi vì EUDR
Những yêu cầu mới từ Quy định chống phá rừng Châu Âu (EUDR) được ngành cà phê Lâm Đồng nhận định là thách thức nhưng cũng là cơ hội. Do đó, người dân, hợp tác xã, doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh cà phê và cơ quan chức năng tỉnh Lâm Đồng đã bắt đầu có những động thái nắm bắt thông tin, thực hiện quy trình sản xuất chất lượng cao.
Minh Hậu
Tin liên quan
Các chương trình
Cần tăng đầu tư cho bảo vệ môi trường nông thôn; Gần 90.300ha đã có nước gieo cấy vụ đông xuân; Bưởi Diễn Hà Nội mất giá, tiêu thụ khó khăn.
Thêm đợt không khí lạnh tăng cường mới, đây là thời điểm bà con cần đặc biệt chú ý để bảo vệ cây trồng, vật nuôi trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt.