Phát triển nông nghiệp hữu cơ - hướng đi mới của nông dân đất mỏ

Cùng với nhiều địa phương khác trên cả nước, phong trào sản xuất nông nghiệp hữu cơ đã và đang được nhiều doanh nghiệp cũng như bà con nông dân trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh triển khai, nhân rộng.

Tiến Thành – Cường Vũ  | 

Phát triển nông nghiệp hữu cơ - hướng đi mới của nông dân đất mỏ

Tự động

Phát triển nông nghiệp hữu cơ - hướng đi mới của nông dân đất mỏ

Xin kính chào quý vị và bà con, cảm ơn quý vị và bà con đã trở lại với Nông nghiệp Radio trong chương trình Nông nghiệp hữu cơ.

MC1:

Thưa quý vị và bà con, những năm gần đây, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn gắn với an toàn cho sức khỏe và bảo vệ môi trường sinh thái đã trở thành xu thế chung. Kinh tế nông nghiệp ở mọi nơi cũng đang dần chuyển dịch theo định hướng này và do đó, nông nghiệp hữu cơ đang trở thành đích đến của mọi quốc gia. Hiện nay, vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm ngày càng được người tiêu dùng chú trọng, nhu cầu sử dụng các sản phẩm nông sản sạch, an toàn của người dân ngày càng tăng cao. Không nằm ngoài xu thế, nông nghiệp Việt Nam cũng đang từng bước thay đổi phương thức sản xuất, tiến tới khẳng định là một nền nông nghiệp có trách nhiệm.

MC 2 Quỳnh Anh

Thưa quý vị và bà con, nhận thức rõ, nông nghiệp xanh, giảm phát thảilà điều kiện tiên quyết để phát triển bền vững, cùng với nhiều địa phương khác trên cả nước, phong trào sản xuất nông nghiệp hữu cơ đã và đang được nhiều doanh nghiệp cũng như bà con nông dân trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh triển khai, nhân rộng.

Đơn cử như Công ty Cổ phần đầu tư xây dựng và thương mại 188 Green farm ở phường Mạo Khê thị xã Đông Triều, là một trong những doanh nghiệp đi đầu trong ứng dụng khoa học kỹ thuật sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ tại tỉnh Quảng Ninh. Với mục tiêu đưa thực phẩm sạch đến từng bữa ăn gia đình, Công ty 188 đã đầu tư xây dựng mô hình nông nghiệp hữu cơ trên tổng diên tích 1,5ha, gồm 12 nhà màng trồng rau thủy canh và trồng trên giá thể nhiều các chủng loại rau củ với tổng chi phí đầu tư ban đầu là 11 tỷ đồng.

Chị Nguyễn Thị Hoa, cán bộ của Công ty cổ phần đầu tư xây dựng và thương mại 188 Green farm cho biết, tại đây, trồng cà chua hữu cơ được xem là mô hình sản xuất hiệu quả nhất. Khu sản xuất cà chua được đầu tư theo hướng công nghệ cao trong nhà màng, có các hệ thống tưới nhỏ tự động hóa. Qúa trình sản xuất, phân bón vô cơ và thuốc trừ sâu hóa học được thay thế bằng phân bón hữu cơ và thuốc bảo vệ thực vật sinh học, qua đó tạo nên những sản phẩm an toàn cho sức khỏe người tiêu dùng.

Băng chị Nguyễn Thị Hoa

MC2:

Tại 188 Green farm, quá trình sản xuất nông nghiệp hữu cơ, quy trình lựa chọn giống, trồng và chăm sóc cho tới thu hoạch sản phẩm đều được giám sát chặt chẽ từng khâu. Do cây được trồng trong môi trường nhà kính, cách ly với điều kiện bên ngoài nên giảm tối đa sâu bệnh gây hại. Mô hình này chỉ sử dụng các chế phẩm sinh học phòng ngừa là chính nên cũng đảm bảo an toàn cho công nhân chăm sóc và người tiêu dùng. Theo bà Bùi Thị Thể, Giám đốc Công ty cổ phần đầu tư xây dựng và thương mại 188 Green Farm, khi bắt tay vào làm nông nghiệp hữu cơ, đơn vị đặt tiêu chuẩn đầu tiên là kỹ thuật, thứ hai là an toàn. Khác với phương thức trồng trọt truyền thống, toàn bộ quy trình canh tác rau quả nhà màng được khép kín, tuân thủ nghiêm ngặt theo tiêu chuẩn sản xuất hữu cơ chất lượng cao. Vì vậy, người tiêu dùng hoặc cơ quan chức năng có thể lưu vết toàn bộ quá trình lịch sử chăm sóc cây trồng và dễ dàng truy xuất nguồn gốc thực phẩm.

Băng bà Bùi Thị Thể

MC2:

Không chỉ có các mô hình tại 188 Green Farm, để phục vụ sản xuất nông nghiệp an toàn theo hướng hữu cơ, nhiều doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh còn tập trung nghiên cứu sản xuất các loại phân bón hữu cơ, tự ủ phân bón bằng các chế phẩm để phục vụ sản xuất. Trong đó, Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng Việt Long, trụ sở tại Tp Hạ Long đã tiên phong triển khai dự án nghiên cứu ứng dụng và chuyển giao công nghệ sản xuất chế phẩm sinh học trong bảo vệ cây trồng nông nghiệp.  Công ty đã tận dụng những nguyên liệu sẵn có trong tự nhiên để tiến hành phối trộn, ngâm ủ, tạo nên dung dịch chế phẩm sinh học. Chế phẩm sinh học này được pha với nước theo tỷ lệ nhất định rồi đem ngâm ủ trong môi trường tự nhiên. Sau một thời gian hỗn hợp tạo thành loại phân bón giàu dưỡng chất, an toàn cho cây trồng.

Theo ông Đặng Quốc Cường, Trưởng phòng kế hoạch - kỹ thuật, Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng Việt Long, mỗi năm Công ty chế biến ra hàng nghìn lít chế phẩm sinh học hữu cơ, đáp ứng đủ nhu cầu sản xuất thực phẩm hữu cơ của doanh nghiệp. Hiện nay, đơn vị vẫn đang tiếp tục nghiên cứu cho ra các dòng sản phẩm phân bón hữu cơ vi sinh, đáp ứng yêu cầu cao hơn tạo ra nhiều giá trị hơn cho sản xuất nông nghiệp của bà con.

Băng ông Đặng Quốc Cường

MC1:

Thưa quý vị và bà con, Công ty cổ phần đầu tư xây dựng và thương mại 188 Green Farm, Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng Việt Long chỉ là số ít ví dụ về phong trào sản xuất nông nghiệp hữu cơ tại Quảng Ninh. Ngoài các đơn vị này, nhiều doanh nghiệp, địa phương và bà con nông dân trên toàn tỉnh cũng đã chú trọng tới những phương thức canh tác an toàn. Nhờ đó, những năm qua, tỉnh Quảng Ninh đã tạo bước chuyển biến rõ nét về sản xuất nông nghiệp sạch. Và xu hướng nông nghiệp hữu cơ sẽ được ngành nông nghiệp tỉnh này tham mưu, tiếp tục phát triển, nhằm hướng tới một nền nông nghiệp ổn định, an toàn, bền vững trong thời gian sớm nhất.

MC 2: Bây giờ mời quý vị và bà con cùng điểm qua một số tin vắn về hoạt động sản xuất nông nghiệp hữu cơ trên cả nước.

MC 1: tin 1

Thưa quý vị và bà con, vùng với việc khai thác lợi thế nuôi tôm - rừng sinh thái, hiện nay, tỉnh Bạc Liêu đang tập trung tạo đột phá cho nông nghiệp hướng hữu cơ từ chuỗi giá trị 'lúa thơm - tôm sạch'. Theo đó, đối với nuôi trồng thủy sản, tỉnh khuyến khích và vận động nông dân sử dụng men vi sinh để quản lý môi trường, sử dụng con giống sạch bệnh, thả nuôi mật độ phù hợp và thả xen ghép các đối tượng cá để xử lý nước. Bên cạnh đó, phát triển các mô hình nuôi thủy sản sinh thái, bền vững hướng đến hữu cơ. Còn trong lĩnh vực trồng trọt, Bạc Liêu đã thực hiện mô hình "Xây dựng tổ chức cộng đồng thông qua các tổ hợp tác, hợp tác xã canh tác lúa thông minh theo hướng hữu cơ, ứng dụng cơ giới hóa, thích ứng với biến đổi khí hậu, gắn với liên kết bao tiêu sản phẩm" trên diện tích 300ha. Sau quá trình triển khai, lợi nhuận mang lại từ mô hình cao hơn từ 20 - 25 triệu đồng/ha so với canh tác thông thường.

MC 2: tin 2

Tại tỉnh Quảng Bình, mô hình nuôi lợn hướng hữu cơ, sử dụng đệm lót sinh học đang được Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh này triển khai thực hiện tại các địa phương. Trong mô hình, thức ăn của lợn được cân bằng giữa thức ăn chăn nuôi và thức ăn người nuôi tận dụng từ các sản phẩm nông nghiệp như gạo, cám, bột ngô, bã sắn, thân chuối, các loại rau… Những sản phẩm nông nghiệp được ủ lên men làm thức ăn cho đàn lợn. Nền chuồng lợn được lót thảm sinh học, được phối trộn giữa trấu và mùn cưa với men vi sinh. Trong quá trình nuôi, người chăn nuôi không phải tắm cho lợn hoặc không cần dùng nước xịt rửa chuồng hàng ngày. Sau 4 tháng, trọng lượng trung bình lợn đạt 105-110 kg/con, một số mô hình đã xuất bán vào cuối tháng 10. Với giá bán 54.000 đồng/kg, người nuôi lãi khoảng 2 triệu đồng/con lợn thương phẩm.

MC 1: tin 3

Với mục đích “đánh thức” hương vị từ những hạt cà phê được sản xuất theo tiêu chuẩn hữu cơ, năm 2020, anh Nguyễn Hữu Thuận, thôn Thống Nhất, xã Ia Din, huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai đã xây dựng mô hình sản xuất cà phê khép kín từ khâu trồng, thu hoạch đến chế biến. Cà phê nguyên liệu phục vụ chế biến được anh Thuận kiểm soát chặt chẽ chất lượng, cà phê phải được trồng theo phương pháp hữu cơ, thuận với tự nhiên, không sử dụng hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật, khi thu hoạch quả phải chín đều... Hiện nay mỗi tháng, anh đưa ra thị trường khoảng 3 tạ cà phê rang xay, trừ chi phí lãi gần 15 triệu đồng. Không những vậy, anh còn liên kết với nhiều hộ dân trong xã để mở rộng mô hình, giúp bà con nâng cao thu nhập.

Nội dung vừa rồi cũng đã kết thúc chương trình Nông nghiệp hữu cơ của Nông nghiệp Radio hôm nay, cảm ơn sự chú ý theo dõi của quý vị và bà con, xin chào và hẹn gặp lại.

Tự động

Phát triển nông nghiệp hữu cơ - hướng đi mới của nông dân đất mỏ

Cùng với nhiều địa phương khác trên cả nước, phong trào sản xuất nông nghiệp hữu cơ đã và đang được nhiều doanh nghiệp cũng như bà con nông dân trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh triển khai, nhân rộng.

Tiến Thành – Cường Vũ

Tin liên quan

Các chương trình

Gỡ vướng trong kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật nhập khẩu
Thời sự

Gỡ vướng trong kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật nhập khẩu; Diện tích trồng mía tại Thanh Hóa giảm gần 2,5 lần trong 10 năm; Dưa hấu nghịch vụ tăng giá.

Gỡ vướng trong kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật nhập khẩu
Bản tin Thủy sản ngày 10/5/2024: Vùng nuôi cua nổi tiếng thiệt hại hơn 700ha
Thời sự

Vùng nuôi cua nổi tiếng nhất Cà Mau thiệt hại hơn 700ha; Gói tín dụng cho ngành lâm, thủy sản đã giải ngân được 20.000 tỷ đồng; Nuôi cá lòng hồ kết hợp du lịch.

Bản tin Thủy sản ngày 10/5/2024: Vùng nuôi cua nổi tiếng thiệt hại hơn 700ha