Rừng đặc dụng ở Bắc Kạn bình yên khi được giao khoán bảo vệ

Những năm gần đây, nhờ thực hiện tốt các giải pháp, trong đó có chính sách giao khoán bảo vệ rừng, những khu rừng đặc dụng ở Bắc Kạn đã được bảo vệ bình yên.

Ngọc Tú  | 13:26 16/08/2024

Rừng đặc dụng ở Bắc Kạn bình yên khi được giao khoán bảo vệ

Tự động

Rừng đặc dụng ở Bắc Kạn bình yên khi được giao khoán bảo vệ

MC 1:

Xin kính chào quý vị và bà con, cảm ơn quý vị và bà con đã quay trở lại với Nông nghiệp Radio trong chương trình Phát triển lâm nghiệp.

Thưa quý vị và bà con, tỉnh Bắc Kạn có 3 khu rừng đặc dụng lớn ở Vườn Quốc gia Ba Bể, Khu dự trữ thiên nhiên Kim Hỷ và Khu Bảo tồn loài – sinh cảnh Nam Xuân Lạc. Trước đây, tình trạng phá rừng diễn biến phức tạp, nhưng mấy năm gần đây nhờ thực hiện tốt tổng thể các giải pháp, trong đó đánh chú ý là chính sách giao khoán bảo vệ rừng đã giúp những khu rừng đặc dụng ở Bắc Kạn bình yên. Sau đây là ghi nhận của phóng viên Nông nghiệp Radio tại tỉnh Bắc Kạn.

MC 1:

Thuwaa quý vị và bà con, nhờ có sự giám sát tham gia giám sát trực tiếp của cộng đồng nên hầu hết các vụ vi phạm ở các khu rừng đặc dụng ở Bắc Kạn chủ yếu quy mô nhỏ, được phát hiện kịp thời, thiệt hại không nhiều. Từ thực tiễn cho thấy, chính sách hỗ trợ người dân tham gia bảo vệ rừng đã thực sự đi vào cuộc sống mang lại hiệu quả thiết thực.

Nội dung

MC 2: Thôn Lủng Pảng, xã Côn Minh, huyện Na Rỳ có 768 ha rừng đặc dụng. Thực hiện Quyết định 24 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách đầu tư phát triển rừng đặc dụng, diện tích rừng này được giao cho 6 tổ cộng đồng, mức khoán 150.000 đồng/ha/năm. Nhờ sự hỗ trợ của nhà nước, thôn đã có kinh phí để đầu tư cơ sở hạ tầng, từ đó người dân nâng cao hơn trách nhiệm trong việc bảo vệ rừng. Cũng từ đó rừng xanh nhiều năm nay được bảo vệ tốt, không xảy ra những vụ việc vi phạm nghiêm trọng.

Bà Lục Thị Huân, Trưởng thôn Lủng Pảng cho biết: Trích tiếng động

(Mỗi lần đi họp cũng tuyên truyền bà con bảo vệ rừng, bây giờ được giao khoán bảo vệ như thế này chặt phá bớt hơn trước rồi).

Hiện nay, Khu dự trữ thiên nhiên Kim Hỷ đang thực hiện chính sách giao khoán bảo vệ rừng và gói hỗ trợ 40 triệu đồng/thôn cho các thôn bản ở vùng lõi và vùng đệm. Năm 2024, Ban quản lý Khu dự trữ thiên nhiên Kim Hỷ đã ký hợp đồng giao khoán bảo vệ rừng với 33 cộng đồng thôn, tổng diện tích được phê duyệt trên 9.000ha. Ngoài ra còn 41 thôn được hỗ trợ thêm gói 40 triệu đồng/năm để đầu tư hạ tầng, hỗ trợ phát triển sản xuất.

Sau khi được hỗ trợ các thôn đã thành lập tổ tuần rừng, người dân đề cao cảnh giác với các đối tượng nghi vấn và cung cấp thông tin cho trạm kiểm lâm địa bàn để phòng ngừa, đấu tranh kịp thời. Nhiều thôn vùng đệm Khu dự trữ thiên nhiên Kim Hỷ đã xây dựng quy chế, người dân trong thôn không được vi phạm phát phá rừng, không tiếp tay cho các hành vi vi phạm.

Tại Vườn quốc gia Ba Bể nơi có hệ động, thực vật phong phú, và đặc biệt có nhiều loại gỗ quý như nghiến, đinh, lim. Xung quanh rừng đặc dụng ở đây có hàng chục thôn bản, người dân đã sinh sống ở đây từ trước khi thành lập Vườn quốc gia. Ban quản lý Vườn quốc gia Ba Bể đã giao khoán bảo vệ rừng đặc dụng và hỗ trợ phát triển cộng đồng thôn vùng đệm. Theo đó, mỗi thôn một năm được hỗ trợ 40 triệu đồng để đầu tư hạ tầng, hỗ trợ phát triển sản xuất.

Năm 2024, Vườn quốc gia Ba Bể hỗ trợ 44 thôn thuộc 8 xã trong đó có 6 xã của huyện Ba Bể và 2 xã thuộc huyện Chợ Đồn thực hiện các công trình như làm đường bê tông nội thôn, nội đồng, đường sản xuất, công trình nước sạch, thủy lợi. Ngoài gói hỗ trợ 40 triệu đồng/thôn, những năm qua, Vườn quốc gia Ba Bể còn thực hiện giao khoán hơn 9.000 ha rừng đặc dụng cho các thôn, bản quản lý bảo vệ rừng. Từ khi giao khoán người dân đã tích cực tham gia bảo vệ rừng, nhờ đó nhiều năm nay không xảy ra điểm nóng về phá rừng.

Theo ông Dương Văn Giao, Phó Chủ tịch UBND xã Khang Ninh, huyện Ba Bể, điểm đáng chú ý của chính sách này là nếu có người dân trong thôn tham gia phá rừng thì thôn đó sẽ không được hỗ trợ, nhờ đó rừng đặc dụng được bảo vệ tốt hơn.

 Ông Giao nói: Trích tiếng động

(nguồn hỗ trợ chủ yếu để thực hiện các công trình phúc lợi như nhà họp thôn, đường giao thông. Năm 2024, các thôn được hỗ trợ tập trung đường vào khu sản xuất, công trình chiếu sáng công cộng).

Trong khi đó, ông Triệu Thế Khôi, Giám đốc Vườn Quốc gia Ba Bể cho rằng chính sách hỗ trợ người dân xây dựng hạ tầng ở các thôn bản vùng đệm của Vườn quốc gia phục vụ trực tiếp cho cộng đồng nên người dân gắn bó với rừng, yên tâm cùng với lực lượng chức năng tham gia bảo vệ rừng.

Trích tiếng động ông Khôi:

(Khi mà triển khai thực hiện chính sách này chúng tôi cũng yêu cầu các thôn bản được hỗ trợ ký cam kết quản lý bảo vệ rừng theo năm, cuối năm chúng tôi nghiệm thu nếu trên địa bàn không có vi phạm thì mới được hưởng chính sách này).

MC 2: Bây giờ, mời quý vị và bà con cùng điểm qua một số tin vắn về lĩnh vực lâm nghiệp.

MC 1:

Thưa quý vị và bà con,

Mường Tè là huyện vùng cao, biên giới có diện tích và tỷ lệ che phủ rừng lớn nhất của tỉnh Lai Châu. Thời gian qua, Hạt Kiểm lâm huyện đã phát huy vai trò, trách nhiệm trong công tác quản lý, bảo vệ rừng. Trong đó, có việc kiểm tra, kiểm soát, ngăn chặn và xử lý các hành vi vi phạm lĩnh vực lâm nghiệp. Từ đầu năm đến nay, Tổ Kiểm lâm cơ động và Tổ công tác liên ngành của huyện đã tiến hành trên 30 cuộc tuần tra, kiểm soát trên địa bàn huyện. Trong quá trình triển khai thực hiện nhiệm vụ luôn thực hiện đầy đủ các quy định, quy trình. Qua đó, phát hiện, xử phạt hành chính 25 vụ vi phạm Luật Lâm nghiệp, thu giữ trên 3,6m3 gỗ các loại, gần 20.000kg thực vật rừng ngoài gỗ. Xử phạt hành chính nộp ngân sách Nhà nước gần 294 triệu đồng.

MC 2:

Thời gian qua, trên địa bàn huyện Đăk Hà, tỉnh Kon Tum đã xảy 3 vụ vi phạm Luật Lâm nghiệp. Sau khi xảy ra các vụ vi phạm, lực lượng Kiểm lâm huyện và lực lượng chức năng liên quan đã nhanh chóng tổ chức điều tra, xác minh, làm rõ các vụ vi phạm. Qua xác định, các vụ vi phạm có hành vi xâm hại, ảnh hưởng nghiêm trọng đến tài nguyên rừng và phải xử lý hình sự theo quy định của pháp luật. Hạt Kiểm lâm huyện Đăk Hà cho biết, theo chỉ đạo của Huyện ủy, UBND huyện Đăk Hà, các vụ án về vi phạm Luật Lâm nghiệp xảy ra trên địa bàn huyện trong thời gian qua sẽ được tổ chức xét xử lưu động nhằm đảm bảo tính răn đe của pháp luật đối với những cá nhân có hành vi vi phạm; đồng thời, giáo dục, tuyên truyền, nâng cao nhận thức về pháp luật bảo vệ rừng trong cộng đồng, người dân ở địa phương.

MC 1:

Theo số liệu của UBND tỉnh Đắk Lắk, từ năm 2021 đến nay, toàn tỉnh đã trồng mới được trên 12.500 ha rừng, tương đương gần 140% kế hoạch giai đoạn 2021 – 2025. Ngoài ra, tỉnh đã có chính sách hỗ trợ các cơ quan, đơn vị, các tổ chức và địa phương trên địa bàn tỉnh gần 66.700 cây sao đen để trồng cây phân tán. Diện tích rừng trồng chủ yếu là rừng trồng lại sau khai thác, bình quân hàng năm khoảng từ 1.500 ha đến 2.000 ha, diện tích rừng trồng mới ít, bình quân 300 ha đến 500 ha/năm. Bên cạnh đó, khoanh nuôi, tái sinh rừng, đầu tư trồng rừng phòng hộ, rừng đặc dụng và hỗ trợ trồng rừng sản xuất trong thời gian qua chưa được quan tâm thỏa đáng, nguồn ngân sách địa phương bố trí còn rất hạn chế; việc thực hiện các dự án cải tạo rừng nghèo còn chậm.

Nội dung vừa rồi cũng đã kết thúc chương trình Phát triển lâm nghiệp của Nông nghiệp Radio hôm nay, cảm ơn sự chú ý theo dõi của quý vị và bà con, xin chào và hẹn gặp lại.

Tự động

Rừng đặc dụng ở Bắc Kạn bình yên khi được giao khoán bảo vệ

Những năm gần đây, nhờ thực hiện tốt các giải pháp, trong đó có chính sách giao khoán bảo vệ rừng, những khu rừng đặc dụng ở Bắc Kạn đã được bảo vệ bình yên.

Ngọc Tú

Tin liên quan

Các chương trình

Nhộn nhịp mùa năn bộp
Phóng sự

Khi giá trị cây năn bộp cũng như nhu cầu sử dụng loại cây rau ăn ngon, bổ dưỡng này được nhiều người biết đến thì phong trào trồng năn bộp đã được nhân rộng.

Nhộn nhịp mùa năn bộp
Bắc Giang: Huyện Tân Yên dồn lực cho vụ đông
Phóng sự

Hiện tại, diện tích gieo trồng vụ đông tại huyện Tân Yên đã cơ bản đạt mục tiêu, gồm các loại cây như lạc, ngô, khoai lang, khoai tây, các loại dưa bí và ớt.

Bắc Giang: Huyện Tân Yên dồn lực cho vụ đông