Rừng ngập mặn tạo sinh kế cho người dân xã đảo Đồng Rui

Chiếm hơn một nửa diện tích tự nhiên của xã, rừng ngập mặn đóng vai trò quan trọng với việc phát triển kinh tế, xã hội của xã đảo Đồng Rui (Quảng Ninh).

Tiến Thành  | 15:46 19/12/2023

Rừng ngập mặn tạo sinh kế cho người dân xã đảo Đồng Rui

Tự động

Rừng ngập mặn tạo sinh kế cho người dân xã đảo Đồng Rui

Xin kính chào quý vị và bà con, cảm ơn quý vị và bà con đã trở lại với Nông nghiệp Radio trong chương trình phát triển Lâm nghiệp.

MC1: Thưa quý vị và bà con, nằm ở cửa ngõ của huyện Tiên Yên (tỉnh Quảng Ninh), xã đảo Đồng Rui được bao bọc bởi khu vực bãi triều cùng những cánh rừng ngập mặn xanh tốt. Chiếm hơn một nửa diện tích tự nhiên của xã, rừng ngập mặn không chỉ là lá phổi xanh điều hòa khí hậu, là bờ đê tự nhiên chắn sóng chắn gió mà còn đóng vai trò hết sức quan trọng đối với việc phát triển kinh tế xã hội của xã Đồng Rui.

MC2:

Đồng Rui hiện có trên 2800ha rừng ngập mặn, trong đó rừng tự nhiên chiếm trên 2400ha, bao gồm các loài cây sú, vẹt, đước… Dưới tán rừng là môi trường sống của nhiều loài thủy sản, trong đó có một số loại có giá trị kinh tế cao như ngán, cua biển, ốc hương với trữ lượng dồi dào, phong phú.

Chính vì vậy, những cánh rừng ngập mặn lâu nay đã trở thành nguồn sinh kế quan trọng của bà con nhân dân xã Đồng Rui. Toàn xã có 4 thôn với trên 800 hộ dân, gần 3000 nhân khẩu thì gần như hộ nào cũng có nghề khai thác thủy sản dưới tán rừng ngập mặn. Bà con xã đảo cho biết, chỉ cần chăm chỉ, mỗi người sẽ có thu nhập từ 200 đến 400 nghìn đồng mỗi ngày.

Nếu như trước đây, người dân Đồng Rui đã từng ồ ạt chặt phá rừng ngập mặn để đắp đầm nuôi trồng thủy sản, lấy cây về làm củi, vỏ cây nhuộm lưới chài, khiến diện tích rừng suy giảm mạnh, thì những năm gần đây, với sự tài trợ của chính phủ và các tổ chức trong và ngoài nước, chính quyền và người dân trong xã đã tích cực tái tạo rừng.

Thống kê từ năm 1997 đến năm 2018, tổng diện tích rừng được trồng mới trên địa bàn xã đạt trên 1.300ha. Đến nay, gần như toàn bộ diện tích rừng bị chặt phá đã cơ bản được hoàn nguyên. Quan trọng hơn, bảo vệ rừng đã trở thành ý thức thường xuyên và tự giác của đại đa số người dân trong xã. Song song với khai thác nguồn lợi thủy sản tự nhiên trong khu vực bãi triều và rừng ngập mặn. Bà Đinh Thị Tuyên (thôn Thượng, xã Đồng Rui, huyện Tiên Yên) cho biết:

“Bảo vệ rừng ngập mặn vì rừng phát triển lên sẽ là cái chắn sóng bờ đê và là môi trường để các loại thủy sản phát triển tốt hơn, mang lại lợi ích cho nhân dân”. (Băng 1)

MC 2:

Cùng với sự tự giác của người dân, các tổ quản lý rừng ngập mặn với lực lượng nòng cốt là cựu chiến binh và cán bộ thôn cũng thường xuyên tổ chức tuần tra, kiểm soát, tuyên truyền, vận động và nhắc nhở bà con bảo vệ rừng, giữ gìn nguồn lợi thủy sản. Ông Trịnh Đức Thiện, Chủ tịch Hội cựu chiến binh xã Đồng Rui chia sẻ:

“Tổ bảo vệ rừng có nhiệm vụ chính là tuần tra, ngăn chặn các hành vi chặt phá rừng ngập mặn. Trên địa bàn có 4 thôn thì có 4 tổ, mỗi một thôn tự bảo vệ khu rừng của thôn mình. Khi xuất hiện các đối tượng có hành vi chặt phá cây thì là người dân sẽ tố giác, ngăn chăn ngay từ ban đầu”. (Băng 3)

MC 2:

Để gìn giữ và bảo vệ giá trị sinh học đặt hữu của rừng, tạo kế sinh nhai ổn định cho người dân địa phương. Xã Đồng Rui thường xuyên tuyên truyền nâng cạo ý thức trong cộng đồng. Ông Hoàng Văn Thống, Tổ trưởng tổ tự quản Rừng ngập mặn, xã Đồng Rui, huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh cho biết:

MC 2:

 "Ý thức nâng lên, các cấp các ngành địa phương cùng vào cuộc, cùng với người dân, vừa trồng mới rừng và nâng cao ý thức không chặt phá, thế nên rừng những năm gần đây hồi phục rất nhanh và lên rất tốt". (băng 4)

MC 2:

Với mức độ đa dạng loài cao và có tính chất đặc thù riêng biệt, rừng ngập mặn Đồng Rui hội tụ đủ các điều kiện để được công nhận khu đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế, (hay còn gọi là khu Ramsar). Vậy nên, ngoài việc giữ gìn và bảo vệ giá trị sinh thái đặc hữu của rừng, thời gian qua, huyện Tiên Yên đã chỉ đạo lực lượng kiểm lâm địa phương phối hợp với các phòng ban chuyên môn và xã Đồng Rui,  thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm phát triển diện tích rừng ngập mặt, hoàn thành việc đề xuất quốc tế công nhận khu bảo tồn đất ngập nước Đồng Rui là khu Ramsar giai đoạn 2022 - 2025. Ông Phạm Kim Trọng, phó Hạt trưởng, Hạt Kiểm lâm huyện Tiên Yên, Quảng Ninh chia sẻ:

"Chúng tôi đã phối hợp với các phòng ban liên quan của huyện, đã tham mưu cho cho chính quyền địa phương quy hoạch khu vực bãi triều, nuôi trồng thủy sản kém hiệu quả quy hoạch vào khu vực đất và rừng phòng hộ để trồng và phát triển rừng ngập mặn. Kết quả từ năm 2015, người dân trên xã đảo Đồng Rui, phối hợp với các tổ chức quốc tế, hoặc là các dự án đã trồng rừng ngập mặt trên 300 ha trên địa bàn xã Đồng Rui". (băng 5)

MC1: Thưa quý vị và bà con, Đồng Rui được đánh giá là một trong những cánh rừng ngập mặn đẹp nhất ở miền Bắc hiện nay. Ở đây có nhiều loại cây đã hàng trăm năm tuổi được bảo tồn nghiêm ngặt để duy trì nguồn gen quý.

Đặc biệt, với người dân xã đảo Đồng Rui, rừng ngập mặn còn là nguồn sống của nhiều thế hệ, với nguồn lợi hải sản đa dạng, phong phú. Vì vậy, việc người dân và chính quyền đã cùng chung tay, thực hiện nhiều giải pháp tăng cường công tác quản lý, bảo vệ đã từng bước phát huy giá trị của rừng, mang lại thu nhập ổn định cũng như bảo vệ xã đảo trước thiên tai đang ngày càng khắc nghiệt.

MC 2: Bây giờ, mời quý vị và bà con cùng đến với một số tin vắn về lĩnh vực Lâm nghiệp.

MC 1: tin 1

Thưa quý vị và bà con,

Ngày 18/12, Cục Kiểm lâm có văn bản hỏa tốc yêu cầu Sở NN&PTNT tỉnh Gia Lai cử lực lượng phối hợp với lực lượng của Cục làm rõ thông tin phá rừng tại huyện Chư Prông mà báo chí phản ánh. Theo nội dung văn bản, thời gian qua trên các phương tiện thông tin đại chúng đăng tải loạt bài phản ánh tại huyện Chư Prông xảy ra nhiều vụ phá rừng, khoan gốc, để hóa chất khiến cây chết khô nhằm mục đích lần chiếm đất lâm nghiệp. Cục Kiểm lâm tổ chức Đoàn công tác làm việc với Sở NN&PTNT tỉnh Gia Lai, kiểm tra làm rõ tình trạng phá rừng, khoan gốc, đổ hóa chất khiến cây chết khô nhằm mục đích lấn chiếm đất lầm nghiệp trên địa bàn huyện Chư Prông thời gian từ ngày 19/12 đến ngày 21/12.

MC 2: tin 2

Theo Chi cục Kiểm lâm tỉnh Thái Nguyên, trong năm 2023, lực lượng kiểm lâm trên địa bàn đã phát hiện 102 vụ vi phạm Luật Lâm nghiệp, xử phạt hành chính 95 vụ, chuyển hồ sơ cho cơ quan Cảnh sát điều tra xử lý hình sự 7 vụ, tịch thu tịch thu trên 113 m3 gỗ, thu nộp ngân sách nhà nước hơn 700 triệu đồng. Nhờ làm tốt công tác quản lý, bảo vệ rừng, tình hình an ninh rừng trong các khu rừng phòng hộ, rừng đặc dụng trên địa bàn tỉnh cơ bản giữ ổn định. Tình trạng lén lút chặt phá, xâm lấn đất rừng, chặt phá rừng tự nhiên, rừng nghèo, rừng hỗn giao nứa gỗ để lấy đất trồng rừng nguyên liệu... đã được phát hiện sớm và ngăn chặn, xử lý kịp thời…

MC 1: tin 3

Xã Pa Ủ, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu có trên 95% dân số là đồng bào La Hủ. Tuy nhiên, tỷ lệ che phủ rừng ở xã biên giới này chiếm gần 70%, trong đó chủ yếu là rừng già nguyên sinh. Ông Phí Chí Giá, Chủ tịch UBND xã Pa Ủ, huyện Mường Tè, cho biết, xã có tỷ lệ che phủ rừng lớn, là tiềm năng, lợi thế lớn để xã định hướng nhân dân phát triển kinh tế, thoát nghèo, làm giàu từ rừng. Cùng với phát triển các loại cây trồng theo định hướng, từ nguồn chi trả dịch vụ môi trường rừng khoảng 30 triệu đồng/hộ/năm, chính quyền địa phương đã vận động nhân dân tái sản xuất, trồng và nuôi các cây, con ngắn ngày để nâng cao thu nhập. Khi người dân nhận được chính sách chi trả môi trường rừng đã thay đổi nhận thức, suy nghĩ để nâng cao kinh tế gia đình.

Nội dung vừa rồi cũng đã kết thúc chương trình Phát triển Lâm nghiệp của Nông nghiệp Radio hôm nay, cảm ơn sự chú ý theo dõi của quý vị và bà con, xin chào và hẹn gặp lại.

Tự động

Rừng ngập mặn tạo sinh kế cho người dân xã đảo Đồng Rui

Chiếm hơn một nửa diện tích tự nhiên của xã, rừng ngập mặn đóng vai trò quan trọng với việc phát triển kinh tế, xã hội của xã đảo Đồng Rui (Quảng Ninh).

Tiến Thành

Tin liên quan

Các chương trình

Ngành chè Việt Nam thoát bẫy giá rẻ bằng con đường nông nghiệp hữu cơ
Phóng sự

Giải pháp nào để ngành chè Việt Nam xóa bỏ tư duy manh mún để nâng cao chất lượng, đáp ứng các tiêu chuẩn thị trường quốc tế và phát triển bền vững?

Ngành chè Việt Nam thoát bẫy giá rẻ bằng con đường nông nghiệp hữu cơ
Trang trại nông nghiệp tuần hoàn khép kín bên sườn đồi đẹp như tranh
Phóng sự

Vườn cây ăn quả xanh tốt mênh mông trải dài từ thung lũng đến các sườn đồi, cho đến khu chăn nuôi được quy hoạch bài bản trên vùng đất vốn khô cằn, sỏi đá.

Trang trại nông nghiệp tuần hoàn khép kín bên sườn đồi đẹp như tranh