| Hotline: 0983.970.780

Thái Nguyên trồng rừng vượt xa kế hoạch

Thứ Sáu 20/10/2023 , 10:58 (GMT+7)

Diện tích trồng rừng tập trung trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên năm 2023 đạt hơn 4.323 ha, trong khi kế hoạch giao đầu năm là 3.435 ha.

Thái Nguyên trồng rừng vượt xa kế hoạch năm 2023. Ảnh: Quang Linh.

Thái Nguyên trồng rừng vượt xa kế hoạch năm 2023. Ảnh: Quang Linh.

Diện tích trồng rừng tập trung trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên năm 2023 hơn 4.323 ha, trong khi kế hoạch giao đầu năm là 3.435 ha đạt, tương đương 125,8%. Trong đó, trồng rừng gỗ lớn hơn 1.100 ha, nâng diện tích trồng rừng gỗ lớn toàn tỉnh đến năm 2023 là hơn 4.800 ha. 

Đáng chú ý, huyện Đại Từ vượt kế hoạch trồng rừng tới gần 203% so với kế hoạch. Cụ thể, huyện này trồng được gần 608 ha, trong khi chỉ tiêu là 300 ha.

Hưởng ứng Chương trình “trồng mới 1 tỷ cây xanh giai đoạn 2021-2025” trên địa bàn cũng vượt kế hoạch đề ra. Trong năm 2023, tổng hợp số cây xanh phân tán trồng trên toàn tỉnh được hơn 1.415.000 cây, vượt mục tiêu là 1.190.000, tương đương với gần 120% kế hoạch.

Số lượng cây xanh được cập nhật lên phần mềm quản lý cây xanh ThaiNguyen SmartTrees từ năm 2021 đến nay là gần 8.453.000 cây. Cụ thể: năm 2021 cập nhật gần 1.280.000 cây; năm 2022 cập nhật gần 5.000.000 cây; năm 2023 cập nhật được gần 2.200.000 cây.

Về xây dựng phương án quản lý rừng bền vững, thực hiện Luật Lâm nghiệp năm 2017 và Thông tư số 28 năm 2018 của Bộ NN-PTNT quy định về quản lý rừng bền vững. Đến nay, tỉnh Thái Nguyên có 3/5 chủ rừng nhóm II quản lý rừng đặc dụng, sản xuất được phê duyệt phương án quản lý rừng bền vững với diện tích hơn 34.400 ha (trong đó có hơn 30.000 ha rừng đặc dụng, gần 4.300 ha rừng sản xuất).

Nhân viên Công ty Lâm nghiệp Thái Nguyên phát dọn thực bìtại cánh rừng gỗ lớn mới trồng được 2 năm tại xã Cây Thị, huyện Đồng Hỷ, Thái Nguyên.

Nhân viên Công ty Lâm nghiệp Thái Nguyên phát dọn thực bìtại cánh rừng gỗ lớn mới trồng được 2 năm tại xã Cây Thị, huyện Đồng Hỷ, Thái Nguyên.

Chi cục Kiểm lâm tỉnh Thái Nguyên tiếp tục chỉ đạo các đơn vị tăng cường tuyên truyền, vận động người dân thực hiện quản lý rừng bền vững và tham gia cấp chứng chỉ rừng. Đơn vị cũng tăng cường các biện pháp bảo vệ rừng, tổ chức thực hiện kế hoạch về phòng cháy chữa cháy rừng (PCCCR) mùa khô năm 2023 - 2024; phân công trực PCCCR theo quy định; theo dõi thông tin cảnh báo cháy rừng trên hệ thống thông tin cảnh báo cháy sớm để chuẩn bị sẵn sàng lực lượng, phương tiện ứng cứu chữa cháy rừng khi có cháy rừng xảy ra.

Xem thêm
Quảng Nam định hướng trở thành trung tâm công nghiệp dược liệu

Tỉnh Quảng Nam sẽ có cơ chế chính sách, nguồn lực, tạo điều kiện và thu hút doanh nghiệp lớn tham gia đầu tư để phát triển cây dược liệu trên địa bàn.

Tái thiết rừng Quảng Ninh sau bão Yagi: [Bài 1] Chờ chính sách để hồi sinh

Hơn 3 tháng bão Yagi đi qua, những cánh rừng tan hoang ở Quảng Ninh vẫn chết khô, chờ chính sách để được tái sinh, trồng mới.

Bình Thuận tăng cường bảo vệ, phòng cháy, chữa cháy rừng dịp giáp Tết

Người đứng đầu phải chịu trách nhiệm trước pháp luật khi trong phạm vi trách nhiệm và quyền hạn của mình mà không có biện pháp bảo vệ rừng, phòng cháy rừng hiệu quả.

Đặc sắc lễ cúng thần rừng của người Mông Nà Hẩu

Lễ cúng thần rừng là nghi lễ độc đáo được người Mông ở xã Nà Hẩu tổ chức vào ngày cuối cùng của tháng Giêng hàng năm.