Rừng 'về' với địa phương sẽ phát huy được đa giá trị
Rừng 'về' với địa phương sẽ phát huy được đa giá trị. Cấp bách phòng, chống hạn hán, xâm nhập mặn. Chất lượng con giống quyết định 80% thành bại trong nuôi tôm. Nhà vườn 'bó tay' với loài ốc sên phá cây trồng. 85% thanh long Bình Thuận được xuất khẩu. Cây nghệ ngày càng có điều kiện mở rộng diện tích.
Xuân Hào | 07:59 16/05/2023
Rừng 'về' với địa phương sẽ phát huy được đa giá trị
- Cấp bách phòng, chống hạn hán, xâm nhập mặn
Thưa quý vị và bà con, Thủ tướng Chính phủ vừa có Công điện yêu cầu các Bộ trưởng và Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố chủ động chỉ đạo, triển khai quyết liệt các giải pháp cấp bách phòng, chống hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn. Trong đó, yêu cầu Bộ NN-PTNTphân công 1 đồng chí lãnh đạo Bộ trực tiếp theo dõi, chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc các địa phương xây dựng và thực hiện phương án phòng, chống hạn hán, xâm nhập mặn; tổ chức dự báo chuyên ngành, chỉ đạo, hướng dẫn điều chỉnh thời vụ, cơ cấu cây trồng và thực hiện các giải pháp phòng, chống hạn hán, thiếu nước. Tổng hợp tình hình hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn ở các địa phương, chủ động phối hợp với các bộ, ngành đề xuất Thủ tướng Chính phủ xem xét, hỗ trợ các địa phương, nhất là các tỉnh khu vực Trung Bộ và Tây Nguyên.
Quỳnh Anh
-
Chất lượng con giống quyết định 80% thành bại trong nuôi tôm
Theo thống kê của Cục Thủy sản, Bộ NN-PTNT, trong năm 2023, nhu cầu tôm giống trong cả nước là 150 tỷ con. Tại tỉnh Sóc Trăng, địa phương xuất khẩu tôm trọng điểm của vùng ĐBSCL, chất lượng tôm giống được xem yếu tố sống còn. Theo những nông dân có nhiều năm kinh nghiệm nuôi tôm, ngoài yếu tố thời tiết, dịch bệnh, chất lượng con giống quyết đến 80% thành bại của vụ nuôi. Do đó, Sóc Trăng luôn thực hiện tốt công tác kiểm soát vận chuyển giống thủy sản cũng như kiểm dịch tôm giống một cách nghiêm ngặt. Nhờ vậy mà đến thời điểm này địa phương luôn đảm bảo nguồn con giống chất lượng cung cấp cho các hộ nuôi tôm.
Kim Anh
- Nhà vườn 'bó tay' với loài ốc sên phá cây trồng
Thời gian gần đây, nhiều vườn cây ở Hưng Yên bị ốc đất leo lên cắn chồi non, ăn thủng diệp lục lá non, lá bánh tẻ và gặm vỏ quả bưởi con, làm thủng lá, khô cành, rụng trái hoặc lộc cây bị thui chột không phát triển được. Ban đầu, bà con nông dân chỉ bắt bằng tay nhưng không xuể, vì ốc đất khá nhỏ và phát sinh với mật độ rất cao. Bà con đã dùng cả vôi bột rắc trắng vườn, sử dụng loại thuốc trừ ốc bươu vàng phun để diệt, thâm chí sử dụng thuốc hoá học chuyên diệt ốc, rắc quanh gốc cây cũng chỉ giảm được một phần. Đại diện Chi cục BVTV Hưng Yên cho biết, Chi cục đang cử cán bộ đi nắm bắt thực tế và sẽ phối hợp chặt chẽ với Viện Bảo vệ thực vật sớm xây dựng quy trình phòng trừ hữu hiệu đối với loài ốc này.
Nguyễn Hải Tiến
- 85% thanh long Bình Thuận được xuất khẩu
Thanh long được xác định là cây lợi thế và đặc sản của tỉnh Bình Thuận. Với hơn 30.000 nông hộ tham gia sản xuất, thu mua, sơ chế xuất khẩu, sản xuất thanh long đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế nông nghiệp và nông thôn của địa phương này. Tổng diện tích thanh long hiện nay của địa phương trên 27.600 ha. Sản lượng quý I/2023 khoảng 173.000 tấn. Hiện nay, 85% sản lượng thanh long Bình Thuận được xuất khẩu. Trong đó, thị trường xuất khẩu chính là châu Á và trọng điểm là Trung Quốc.
Kim Sơ
- Cây nghệ ngày càng có điều kiện mở rộng diện tích
Thời gian này, nông dân ở nhiều địa phương trong tỉnh Nghệ An đang vào mùa thu hoạch và chế biến tinh bột nghệ. Từ chỗ trồng nghệ để làm gia vị, làm dược liệu trong đông y với số lượng không nhiều, ngày nay, củ nghệ được người trồng chế biến thành tinh bột, được thị trường ưa chuộng và sử dụng, tốt cho sức khoẻ. Vì vậy, cây nghệ ngày càng có điều kiện mở rộng diện tích. Về hiệu quả, một số hộ dân cho biết, trung bình trồng 1 sào nghệ cho năng suất ít nhất 1 tấn củ, nếu bán củ tươi thì thu được 10 - 11 triệu đồng, nếu chế biến sẽ được 70kg tinh bột, thu về khoảng 18 - 19 triệu đồng.
Doãn Trí Tuệ
Nhạc
Thưa quý vị và bà con, với điều kiện địa lý và khí hậu của Việt Nam, rừng đóng vai trò quan trọng trong việc thích nghi với biến đổi khí hậu thông qua những chức năng môi trường như chống xói mòn và đảm bảo tuần hoàn nước. Rừng cũng là một nguồn tài nguyên sinh thái quan trọng, có giá trị cho sự phát triển kinh tế xã hội và hạnh phúc của cộng đồng trên đất nước. Để phát huy những giá trị của rừng, những năm qua, Chính phủ đã giao Bộ NN-PTNT thực hiện nhiều giải pháp trọng tâm trong bảo vệ, tái tạo và phát triển tài nguyên rừng. Trong đó, then chốt là việc phân cấp quản lý rừng cho các địa phương. Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan vừa có những chia sẻ về nội dung này.
Băng:
Trọng Linh
Bây giờ sẽ là những thông tin hoạt động chỉ đạo, điều hành về nông nghiệp sẽ diễn ra trong ngày hôm nay, 16/5/2023.
Hôm nay, Bộ trưởng Lê Minh Hoan Dự Hội nghị Trung ương giữa nhiệm kỳ.
Thứ trưởng Phùng Đức Tiến Nghe báo cáo tiến độ triển khai một số nội dung. Sau đó, Tiếp đoàn Lãnh đạo KOPIA Hàn Quốc.
Thứ trưởng Trần Thanh Nam làm việc cùng đoàn công tác Bộ Nông nghiệp Cuba.
Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp Làm việc với Trung tâm Ngôn Ngữ và Văn hóa Nhật Bản, Nam Định.
Trong khi đó, Thứ trưởng Nguyễn Quốc Trị đi công tác địa phương.
Quỳnh Anh
$ Nội dung vừa rồi cũng kết thúc Bản tin Nông nghiệp 24h của kênh phát thanh Nông nghiệp Radio hôm nay, bản tin do BTV Xuân Hào biên soạn và thực hiện, xin kính chào quý vị và bà con, hẹn gặp lại quý vị và bà con ở bản tin sau.
Rừng 'về' với địa phương sẽ phát huy được đa giá trị
Rừng 'về' với địa phương sẽ phát huy được đa giá trị. Cấp bách phòng, chống hạn hán, xâm nhập mặn. Chất lượng con giống quyết định 80% thành bại trong nuôi tôm. Nhà vườn 'bó tay' với loài ốc sên phá cây trồng. 85% thanh long Bình Thuận được xuất khẩu. Cây nghệ ngày càng có điều kiện mở rộng diện tích.
Xuân Hào
Tin liên quan
Các chương trình
Bảo vệ sự hài hòa giữa con người với thiên nhiên; Sâu, bệnh gây hại gần 230ha cây ăn quả có múi; Bắc Giang có thêm 6 sản phẩm OCOP 4 sao.
Khu vực từ Quảng Trị đến Bình Định trong có mưa vừa, mưa to, cục bộ có nơi mưa rất to với lượng mưa phổ biến từ 80-180mm, cục bộ có nơi trên 300mm.