Tháo gỡ vướng mắc, tạo xung lực mới để phát triển ngành nông nghiệp
Trong bối cảnh các thị trường xuất khẩu đang dần tăng trưởng trở lại, nhiều loại nông sản sắp vào vụ thu hoạch nhưng dự báo còn nhiều thách thức, ngành sản xuất lương thực thực phẩm đã có những định hướng để tháo gỡ vướng mắc, tạo xung lực mới cho sự phát triển.
Quỳnh Anh | 11:24 22/05/2023
Tháo gỡ vướng mắc tạo xung lực mới để phát triển ngành nông nghiệp
MC 1:
Xin kính chào quý vị và bà con, cảm ơn quý vị và bà con đã quay trở lại với Nông nghiệp Radio trong chương trình Tầm nhìn nông nghiệp.
Thưa quý vị và bà con, dù được dự báo là sẽ gặp nhiều khó khăn nhưng bằng những nỗ lực từ phía chính quyền, các địa phương cho tới mỗi người nông dân, 4 tháng đầu năm, khu vực nông lâm thủy sản vẫn được đánh giá là phát triển ổn định, đảm bảo đủ nguồn cung lương thực, thực phẩm và hàng hóa thiết yếu. Tuy nhiên, giá nguyên liệu vật tư đầu vào phục vụ lĩnh vực này vẫn ở mức cao và đặc biệt, tổng kim ngạch xuất khẩu giảm đã đặt ra nhiều vấn đề cho toàn ngành trong những tháng tiếp theo. Trong bối cảnh các thị trường xuất khẩu đang dần tăng trưởng trở lại, nhiều loại nông sản sắp vào vụ thu hoạch nhưng thời tiết được dự báo còn nhiều diễn biến bất thường, chúng ta hãy cùng tìm hiểu xem, ngành sản xuất lương thực thực phẩm sẽ định hướng phát triển ra sao trong giai đoạn tới.
MC 2:
Thưa quý vị và bà con, 4 tháng đầu năm,
các tỉnh phía Bắc đã tập trung gieo trồng, chăm sóc lúa và cây màu vụ xuân, còn ở phía Nam, các địa phương thực hiện chăm sóc, thu hoạch lúa Đông Xuânvà gieo cấy cho vụ hè thu. Đánh giá về lĩnh vực trồng trọt và bảo vệ thực vật trên cả nước thời gian qua, ông Hoàng Trung, Cục trưởng Cục BVTV cho rằng, thời tiết khá thuận lợi cùng với nguồn nước tưới tiêu được cân đối hợp lý nên những tháng đầu năm các loại cây trồng đều phát triển tốt, nhìn chung các loại dịch bệnh, sinh vật gây hại đều ở mức độ nhẹ đến trung bình và thiệt hại không đáng kể. Dù vậy, dịch bệnh trên cây trồng vẫn tiềm ẩn nhiều nguy cơ bùng phát, ngay từ giờ các địa phương cần lưu ý những nội dung sau:
Băng ông Hoàng Trung:
MC 2:
Để sản xuất lúa và rau màu phát triển, có kết quả tốt, công tác thủy lợi và phòng chống thiên tai cũng cần được triển khai đồng bộ, hiệu quả. 4 tháng đầu năm, nguồn nước trong các vùng trên cả nước cơ bản đáp ứng nhu cầu sản xuất nông nghiệp, hạn hán chỉ xảy ra ở diện tích nhỏ. Xâm nhập mặn tại ĐBSCL cũng chưa ảnh hưởng tới lĩnh vực này. Để các địa phương chủ động, ứng phó kịp thời với diễn biến thời tiết và ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên trong thời gian tới, thực hiện thắng lợi mùa vụ sản xuất, ông Nguyễn Tùng Phong – Cục trưởng Cục Thủy lợi đưa ra những dự báo cho bà con.
Băng ông Nguyễn Tùng Phong
MC 1:
Thưa quý vị và bà con, có thể thấy trong 4 tháng đầu năm, mặt trận sản xuất lương thực thực phẩm đã thực hiện tốt nhiệm vụ của ngành và có những thay đổi tích cực trong định hướng sản xuất, góp phần hiện thực hóa mục tiêu phát triển nông nghiệp theo hướng tích hợp đa giá trị gắn với bảo vệ môi trường. Thời gian tới, dịch bệnh trên cây trồng được dự báo là có nhiều nguy cơ bùng phát, bà con nên thực hiện đúng khuyến cáo của các đơn vị quản lý và thường xuyên theo dõi thông tin diễn biến thời tiết, dịch bệnh để có những giải pháp phù hợp, đảm bảo mùa vụ thắng lợi.
Nhạc cắt
MC 2
Bây giờ, mời quý vị và bà con cùng điểm qua một số tin tức về hoạt động sản xuất nông nghiệp đang được triển khai theo định hướng công nghệ cao, giảm chi phí, tăng giá thành.
MC 1:
Thưa quý vị và bà con, xuất thân từ gia đình nhiều đời làm nông, anh Đặng Dương Minh Hoàng trú tại xã Phú Văn, huyện Bù Gia Mập, tỉnh Bình Phước đã quá quen với hình ảnh “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời” mà cuộc sống vẫn khó khăn. Đây cũng là lý do từ Pháp, anh trở về quê với ước mơ thành một “nông dân số”. Bắt đầu từ cây bơ bản địa, anh chọn canh tác theo hướng hữu cơ và ứng dụng công nghệ số trong chăm sóc, quản lý. Quá trình chăm sóc cây hoàn toàn bằng công nghệ. Và khi quả bơ ra thị trường, người tiêu dùng chỉ cần quét QR code trên quả, mọi thông tin đều được minh bạch. Chính vì thế, anh Hoàng không phải đối mặt với tình trạng “được mùa rớt giá”, sản phẩm luôn được siêu thị bao tiêu, doanh nghiệp thu mua giá cao.
Trần Trung
MC 2:
Cũng tại Bình Phước, Nông nghiệp Radio còn biết đến câu chuyện cơ giới hóa sản xuất lúa nước của những người nông dân xã Lộc Quang, huyện Lộc Ninh. Trước đây, mỗi khi vào vụ thu hoạch, gia đình ông Nguyễn Văn Búi ở ấp 5, xã Lộc Quang, phải thuê nhiều nhân công, từ gặt đến gánh lúa. Bên cạnh đó, tranh thủ điều kiện thời tiết, các chủ ruộng đồng loạt gặt cùng thời điểm nên nhân công thiếu hụt và giá tăng cao. Thế nhưng vài năm trở lại đây, gia đình ông Búi cũng như nhiều hộ dân trong xã đều thuê máy gặt đập liên hoàn. Chỉ hơn 1 giờ, gần 4 sào lúa của gia đình đã được thu hoạch nhanh gọn, chi phí chỉ gần một nửa thuê nhân công gặt bằng tay. Đặc biệt, giải pháp này còn đáp ứng khung lịch thời vụ, mang lại hiệu quả kinh tế cao cho bà con.
Lê Bình
MC 1:
Còn tại Thạnh Phú, Bến Tre, sau 2 thập kỷ nuôi tôm theo phương pháp truyền thống, cách đây 3 năm, lão nông Đặng Văn Bảy đã quyết định số hoá toàn bộ hệ thống ao nuôi rộng 35ha của mình. Các ao tôm được lắp hệ thống máy móc cho ăn, hệ thống xử lý nước tự động với máy đo chính xác các chỉ số. Việc theo dõi thông qua các cảm biến và dữ liệu được gửi về app trên điện thoại. Hàng ngày, ông Bảy chỉ cần vào app với vài cái chạm tay là máy móc đồng loạt hoạt động, tôm được ăn đầy đủ, đúng liều lượng. Qua app, ông còn kiểm tra được chính xác trọng lượng tôm trong ao, tính toán size tôm thuận lợi hơn cho khâu mua bán.
Trọng Linh
MC 1:
Nội dung vừa rồi cũng đã kết thúc chương trình tầm nhìn nông nghiệp của Nông nghiệp Radio hôm nay, cảm ơn sự chú ý theo dõi của quý vị và bà con, xin kính chào và hẹn gặp lại!
Tháo gỡ vướng mắc, tạo xung lực mới để phát triển ngành nông nghiệp
Trong bối cảnh các thị trường xuất khẩu đang dần tăng trưởng trở lại, nhiều loại nông sản sắp vào vụ thu hoạch nhưng dự báo còn nhiều thách thức, ngành sản xuất lương thực thực phẩm đã có những định hướng để tháo gỡ vướng mắc, tạo xung lực mới cho sự phát triển.
Quỳnh Anh
Tin liên quan
Các chương trình
Chú trọng đào tạo nguồn nhân lực nòng cốt ứng dụng IPHM; Phát hiện 850 lượt tàu vi phạm trong năm 2024; Giá nông sản tăng, người dân phá rừng mở rộng diện tích.
Không khí lạnh tiếp tục tăng cường xuống các tỉnh Bắc bộ, Trung bộ và khuếch tán yếu xuống Nam bộ.