Sản xuất hữu cơ nâng tầm ngành hàng cà phê

Những năm gần đây, để nâng cao chất lượng, giá trị cho ngành hàng cà phê, tỉnh Lâm Đồng đã thực hiện chương trình phát triển các mô hình cà phê bền vững, cà phê an toàn, đặc biệt là cà phê hữu cơ.

Minh Hậu  | 

Sản xuất hữu cơ nâng tầm ngành hàng cà phê

Tự động

Sản xuất hữu cơ nâng tầm ngành hàng cà phê

MC1: Thưa quý vị và bà con! Lâm Đồng là địa phương có diện tích cà phê đứng thứ 2 cả nước sau tỉnh Đắk Lắk với khoảng 172 nghìn ha. Những năm gần đây, để nâng cao chất lượng, giá trị cho ngành hàng này, tỉnh Lâm Đồng đã thực hiện chương trình phát triển các mô hình cà phê bền vững, cà phê an toàn, đặc biệt là phát triển cà phê hữu cơ. Hiện nay, tỉnh Lâm Đồng đã có những chính sách hỗ trợ người dân, hợp tác xã, doanh nghiệp trong việc phát triển cà phê hữu cơ và bước đầu đạt kết quả khả quan.

Nhạc nền:

MC2: Tại tỉnh Lâm Đồng, huyện Di Linh là một trong những địa phương có diện tích cà phê hữu cơ hoặc canh tác theo hướng hữu cơ nhiều nhất của tỉnh. Theo đó, để nâng cao giá trị cho sản phẩm, những năm qua, nhiều hộ dân, hợp tác xã, doanh nghiệp đã xây dựng mô hình và đạt các chứng nhận như Tiêu chuẩn hữu cơ Việt Nam (TCVN), tiêu chuẩn nông nghiệp hữu cơ quốc tế USDA (Hoa Kỳ)… Từ thực tế, các mô hình canh tác cà phê hữu cơ của huyện Di Linh hiện nay có sự phát triển ổn định, cây sinh trưởng tốt, ít sâu bệnh. Đặc biệt duy trì năng suất từ 3 – 3,5 tấn nhân/ha. Điển hình như vườn cà phê hữu cơ 35ha của Công ty nông sản thực phẩm hữu cơ Việt Nam ở xã Đinh Lạc, mùa vụ năm 2022 - 2023, vườn này cho thu hoạch gần 100 tấn nhân xanh, đáp ứng nguồn hàng xuẩu qua châu Âu. Ông Nguyễn Thái Nam, người đồng sáng lập Công ty nông sản thực phẩm hữu cơ Việt Nam cho biết, việc xây dựng mô hình cà phê hữu cơ không qúa khó và khi cà phê bén với quy trình này thì sẽ phát triển bền vững. Ông Nguyễn Thái Nam cho biết: (Băng 1)

Băng 1: Về quy trình hữu cơ thì cũng đơn giản đối với người nông dân, không quá phức tạp. Ngoài các điều kiện đánh giá về đất, nước, kim loại nặng, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật thì còn lại các quy trình mình chăm sóc. Nên giữ thảm cỏ, thảm thực vật, không nên tác động nhiều đến đất để giữ được hệ vi sinh tự nhiên trong đất. Khi đó nền tảng hữu cơ được chắc hơn.

MC2: Đối với huyện Di Linh, địa phương xác định cà phê là cây trồng chủ lực và huện đang thực hiện nhiều giải pháp trong phát triển ngành hàng. Cùng với việc canh tác theo quy trình mới, đưa giống mới vào tái canh thì việc định hướng sản xuất cà phê hữu cơ là một trong những cách để nâng cao giá trị, tạo dựng thương hiệu. Ông Vũ Hồng Long, Trưởng phòng NN-PTNT huyện Di Linh cho biết, hiện nay, huyện này đã triển khai đề án nông nghiệp hữu cơ của tỉnh Lâm Đồng, tổ chức hỗ trợ các nông hộ, hợp tác xã, doanh nghiệp xây dựng các mô hình chuẩn. Ông Vũ Hồng Long chia sẻ: (Băng 2)

Băng 2: Triển khai đề án nông nghiệp hữu cơ của tỉnh, huyện Di Linh đã xây dựng kế hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp hữu cơ trong thời gian tới. Chúng tôi xây dựng kế hoạch và theo lộ trình hàng năm có tuyên truyền, vận động, hướng dẫn, khuyến cáo, ngoài ra sử dụng nguồn kinh phí của các chương trình, lồng ghép các nguồn vốn để hỗ trợ cho các hộ gia đình cá nhân phát triển mô hình nông nghiệp hữu cơ, đặc biệt là phát triển nông nghiệp hữu cơ đối với lĩnh vực sản xuất cà phê.

MC2: Theo Sở NN-PTNT tỉnh Lâm Đồng, hiện nay, các mô hình canh tác cà phê hữu cơ của địa phương đang có sự phát triển hiệu quả. Cùng với việc xây dựng mô hình, nhiều nông hộ, hợp tác xã, doanh nghiệp đã đầu tư vào công nghệ chế biến sau thu hoạch nhằm nâng cao giá trị sản phẩm. Ông Trần Văn Tuận, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông tỉnh Lâm Đồng cho hay, địa phương có trên 172 nghìn ha cà phê với năng suất, sản lượng luôn luôn đi đầu cả nước. Việc xây dựng ngành hàng cà phê bền vững là một trong những nhiệm vụ hàng đầu. Vừa qua, UBND tỉnh đã ban hành quyết định về Đề án nông nghiệp hữu cơ, trong đó bao gồm trồng trọt, chăn nuôi. Đến nay, việc thực hiện các mô hình cà phê hữu cơ đã mang lại hiệu quả khả quan. (Băng 3)

Băng 3: UBND tỉnh Lâm Đồng đã ban hành quyết định 2666 về phát triển nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn tỉnh trong đó tập trung phát triển ngành hàng cà phê đạt tiêu chuẩn phục vụ xuất nhập khẩu cũng như phục vụ nhu cầu trong nước. Cho đến nay, các mô hình đã đem lại hiệu quả tương đối tốt. Người nông dân đã tiếp cận được, biết sản xuất cà phê hữu cơ là như thế nào, ứng dụng quy trình canh tác đó như thế nào, sản phẩm vật tư đầu vào như thế nào để đảm bảo sản phẩm đạt chất lượng nông sản hữu cơ.

MC1: Trong bối cảnh nhu cầu thị trường gia tăng các sản phẩm xanh, sạch, an toàn thì việc phát triển nông nghiệp hữu cơ là hướng đi tất yếu và bền vững. Trong lĩnh vực sản xuất cà phê, năm 2022 vừa qua, ngành nông nghiệp tỉnh Lâm Đồng đã hỗ trợ, cấp chứng nhận hữu cơ cho các đơn vị với tổng diện tích trên 5ha. Hiện nay, địa phương tiếp tục xây dựng, nhân rộng các mô hình và dự kiến khoảng 10ha được cấp chứng nhận trong thời gian tới. Cùng với việc hỗ trợ nông dân, hợp tác xã, doanh nghiệp xây dựng mô hình cà phê hữu cơ theo tiêu chuẩn Việt Nam, ngành nông nghiệp tỉnh Lâm Đồng cũng khuyến khích người dân, doanh nghiệp thực hành sản xuất cà phê an toàn, hướng hữu cơ để nâng cao chất lượng, nâng cao giá trị nông sản này.

Nhạc cắt

MC1: Bây giờ mời quý vị và bà con cùng đến với một số tin vắn về cách làm mới trong sản xuất nông nghiệp.

MC2: Thưa quý vị, từ thành công của hai nhà máy tại Ninh Bình và Gia Lai, Công ty CP Thực phẩm Xuất khẩu Đồng Giao (Doveco) vừa khai trương nhà máy thứ ba tại Sơn La vào 19/5. Khi nhà máy đi vào hoạt động, 320 lao động tại chỗ, 50 doanh nghiệp, HTX, tổ hợp tác liên kết cung cấp giống, vật tư, phân bón và khoảng 500.000 tấn nông sản các loại hàng năm sẽ được hưởng lợi. Không chỉ tạo công ăn việc làm, Doveco còn góp phần xây dựng, hình thành nền kinh tế nông nghiệp, thúc đẩy các ngành dịch vụ liên quan, đồng thời thay đổi tập quán sản xuất của bà con nông dân theo hướng hàng hóa, quy mô lớn. Nhà máy Sơn La khánh thành sẽ gieo thêm một điểm sáng về chế biến sâu trên bản đồ nông sản cả nước.

Tùng Đinh

MC1:Theo UBND huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp, trên tinh thần thực hiện Tái cơ cấu ngành nông nghiệp, địa phương tập trung phát triển các ngành hàng chủ lực, tiềm năng theo hướng bền vững. Trong đó, đối với ngành hàng lúa gạo, huyện đẩy mạnh công tác tổ chức lại sản xuất để hình thành vùng lúa chất lượng cao, ứng dụng khoa học - công nghệ, áp dụng cơ giới hóa vào sản xuất... gắn với xây dựng nhãn hiệu “Gạo sạch Cao Lãnh” và thương hiệu gạo “Ruộng nhà mình”. Qua 2 năm thực hiện, toàn huyện có diện tích sản xuất lúa trên 163.000ha, sản lượng khoảng 1,1 triệu tấn; hàng năm có khoảng 86,7% diện tích lúa chất lượng cao; khoảng 87,3% diện tích áp dụng các biện pháp giảm giá thành. Qua đó, giúp nông dân tăng lợi nhuận thêm khoảng 1,4 triệu đồng/ha.

Hồ Thảo

MC2: Theo dự thảo đề án “Phát triển thị trường carbon tại Việt Nam” của Bộ Tài nguyên và Môi trường, đến năm 2025, Việt Nam sẽ bắt đầu thí điểm và đến năm 2028 sẽ vận hành chính thức sàn giao dịch tín chỉ carbon. Trong các lĩnh vực, ngành Lâm nghiệp Việt Nam đang nắm giữ một lượng lớn tín chỉ carbon, với tiềm năng đó, mới đây, Bộ NN-PTNT đã phối hợp với các bộ, ngành, dưới sự hỗ trợ của tổ chức quốc tế tham mưu trình Chính phủ về Luật Lâm nghiệp. Đây là luật đầu tiên đưa nội dung dịch vụ hấp thụ carbon vào khuôn khổ pháp lý cao nhất. Sau đó là các nghị định quy định chi tiết về dịch vụ hấp thụ carbon, để thúc đẩy thị trường giao dịch, trao đổi mua bán tín chỉ carbon và kết quả giảm phát thải.

Quỳnh Anh

MC2: Nội dung vừa rồi cũng kết thúc chương trình “Tầm nhìn nông nghiệp” của Nông nghiệp radio hôm nay. Xin cảm ơn sự chú ý theo dõi của quý vị và bà con!

Tự động

Sản xuất hữu cơ nâng tầm ngành hàng cà phê

Những năm gần đây, để nâng cao chất lượng, giá trị cho ngành hàng cà phê, tỉnh Lâm Đồng đã thực hiện chương trình phát triển các mô hình cà phê bền vững, cà phê an toàn, đặc biệt là cà phê hữu cơ.

Minh Hậu

Tin liên quan

Các chương trình

Gỡ vướng trong kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật nhập khẩu
Thời sự

Gỡ vướng trong kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật nhập khẩu; Diện tích trồng mía tại Thanh Hóa giảm gần 2,5 lần trong 10 năm; Dưa hấu nghịch vụ tăng giá.

Gỡ vướng trong kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật nhập khẩu
Bản tin Thủy sản ngày 10/5/2024: Vùng nuôi cua nổi tiếng thiệt hại hơn 700ha
Thời sự

Vùng nuôi cua nổi tiếng nhất Cà Mau thiệt hại hơn 700ha; Gói tín dụng cho ngành lâm, thủy sản đã giải ngân được 20.000 tỷ đồng; Nuôi cá lòng hồ kết hợp du lịch.

Bản tin Thủy sản ngày 10/5/2024: Vùng nuôi cua nổi tiếng thiệt hại hơn 700ha