Sạt lở bờ sông Cầu khiến người dân lo lắng
Mưa lớn liên tục từ đầu tháng 7 đến nay, đã khiến mực nước sông Cầu dâng cao, chảy xiết, gây sạt lở nhiều điểm bờ sông đoạn qua địa bàn tỉnh Thái Nguyên.
Quang Linh | 07:00 22/07/2024
Sạt lở bờ sông Cầu khiến người dân lo lắng
Xin kính chào quý vị và bà con, cảm ơn quý vị và bà con đã quay trở lại với Nông nghiệp Radio trong chương trình Phòng chống thiên tai.
Thưa quý vị và bà con, những ngày qua, mưa lớn xuất hiện liên tục tại nhiều địa phương trên cả nước đã dẫn tới các hiện tượng ngập lụt, sạt lở đất… gây ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất nông nghiệp, đời sống dân sinh, thiệt hại về kinh tế, hạ tầng giao thông.... Đặc biệt, ở một số nơi, những vụ sạt lở nghiêm trọng đã xảy ra, vùi lấp nhà dân, cướp đi tài sản và cả tính mạng con người. Tại tỉnh Thái Nguyên, mưa lớn liên tục từ đầu tháng 7 đến nay, đã khiến mực nước sông Cầu dâng cao, chảy xiết, gây sạt lở nhiều điểm bờ sông đoạn qua địa bàn xã Nhã Lộng, huyện Phú Bình. Ghi nhận của phóng viên Quang Linh:
MC 2:
Thưa quý vị và bà con, Theo thống kê của UBND xã Nhã Lộng, huyện Phú Bình, tỉnh Thái nguyên, nước sông Cầu chảy siết trong những ngày qua đã gây sạt lở, cuốn trôi khoảng 3.000m3 đất, tường rào, cây cối và hoa màucủa người dân. Chiều dài đoạn sạt lở khoảng 868m. Hầu hết các vị trí sạt lở đều nằm sát khu vực đất ở và sản xuất khiến người dân nơi đây rất lo lắng.
Qua thống kê, rà soát của UBND xã Nhã Lộng, 5 hộ tại xóm Thanh Đàm có tài sản, đất đai bị sạt lở. Bên cạnh đó, 13 hộ tại xóm Thanh Đàm và 33 hộ tại xóm Nón có tài sản, đất đai trong khu vực có nguy cơ bị sạt lở.
Là một trong những gia đình sống trong vùng sạt lở nguy hiểm, Bà Dương Thị Loan, ở xóm Thanh Đàm, xã Nhã Lộng cho hay:
“Cũng không nghĩ được sạt lở nó ghê gớm như thế này.
Nhà em những cái cây này cũng phải chặt hết, cưa hết ngọn, chỉ sợ mưa nữa là bẩy hết vào tường.
Em nghĩ cứ mưa to nữa thì độ vài cái mưa như này nữa thì nhà em không có nhà mà ở nữa”.
MC2
Ngay sát bên nhà Bà Dương Thị Loan là khu vực sinh sống và nhà xưởng của gia đình Anh Hoàng Văn Lộc. Sạt lở đã khiến một phần đất bãi bị cuốn trôi, nhiều cây lớn bị gãy đổ. Anh Hoàng Văn Lộc, trú tại xóm Thanh Đàm cho biết:
“Hiện tại nhà tôi vừa mới xây dựng xưởng để sản xuất. mì gạo mà cũng nghỉ mấy tháng nay rồi. Bây giờ nhận được sự chỉ đạo cấp trên phải tháo dỡ, di dời. Mong muốn cơ quan có thẩm quyền có phương án khắc phục hậu quả, tình trạng sạt lở để chúng tôi yên tâm sản xuất”.
MC 2:
Được biết, Nhằm chủ động ứng phó thiên tai trước mùa mưa bão, phòng chống sạt lở tại các khu vực có nguy cơ cao, UBND tỉnh Thái Nguyên cùng các sở, ngành liên quan cũng đã đến kiểm tra thực địa về tình trạng sạt lở bờ sông Cầu đoạn qua địa bàn xã Nhã Lộng. Qua đó, đề nghị huyện Phú Bình kiểm đếm mức độ ảnh hưởng trực tiếp đến các hộ dân, đề nghị cơ quan chuyên môn tham mưu UBND tỉnh để xem xét. Trên cơ sở đó, bố trí nguồn vốn để lên phương án khắc phục. Đồng thời, thông báo cho các hộ dân xung quanh khu vực được biết để có phương án phòng, tránh; không cho phương tiện giao thông qua lại khu vực sạt lở và có nguy cơ xảy ra sạt lở...
Thông tin cụ thể về tình hình sạt lở tại địa phương và giải pháp ứng phó, ông Nguyễn Văn Mạnh, Phó Chủ tịch UBND xã Nhã Lộng, huyện Phú Bình cho biết, ven bờ sông Cầu qua xóm Nón và xóm Thanh Đàm thuộc xã Nhã Lộng có nguy cơ cao sạt lở, thiệt hại về cây cối, tài sản nhà ở, công trình phụ của các hộ dân. Địa phương đã tuyên truyền, yêu cầu các hộ có nhà ở, công trình phụ sát mép điểm sạt lở di chuyển người và tài sản đến nơi toàn.
Hiện nay, chính quyền xã đã chuẩn bị 2 điểm sơ tán người dân tại nhà văn hóa xóm Hanh, Nón cách vị trí có nguy cơ sạt lở 400m và UBND xã Nhã Lộng cũ, cách vị trí có nguy cơ sạt lở 1000m. Dự kiến, số người và tài sản có thể phải phải sơ tán gồm: 51 hộ, 209 người; 25 con trâu, bò; 700 con lợn, gà; 250 tấn tài sản, lương thực.
Nắm bắt tình hình, chính quyền địa phương đã thực hiện các biện pháp cảnh báo, sơ tán và yêu cầu người dân tránh xa các khu vực sạt lở. Cùng với đó, báo cáo UBND huyện Phú Bình và tỉnh Thái Nguyên sớm có phương án đảm bảo an toàn tài sản và tính mạng người dân.
Băng
MC 1:
Thưa quý vị và bà con,
Trong thời gian tới, thời tiết tiếp tục có mưa lớn nên khả năng gây sạt lở sâu và dài hơn, nguy cơ mất an toàn về nhà ở, tài sản, tính mạng của các hộ dân sinh sống và canh tác ven bờ sông Cầu. Chính vì vậy, UBND huyện Phú Bình đã có văn bản đề nghị UBND tỉnh, Sở Nông nghiệp và PTNT kiểm tra, xem xét triển khai dự án đầu tư kè chống sạt lở bờ sông Cầu, đặc biệt là các khu vực đã và có nguy cơ bị sạt lở. Để đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản, thời gian tới, người dân cần theo dõi thông tin cảnh báo lũ quét, sạt lở đất. Thông báo cho chính quyền và những người xung quanh khi có dấu hiệu; sơ tán theo hướng dẫn của chính quyền địa phương.
MC 2: Bây giờ, mời quý vị và bà con cùng điểm qua một số tin vắn về lĩnh vực Phòng chống thiên tai.
MC 1: tin 1
Thưa quý vị và bà con,
Mường La là địa phương thường xuyên xảy ra sạt lở đất, lũ ống, lũ quét, đá lăn của tỉnh Sởn La. Nhằm bảo đảm an toàn và ổn định đời sống lâu dài cho người dân, huyện đã huy động các nguồn lực triển khai nhiều dự án bố trí dân cư vùng thiên tai, đầu tư kết cấu hạ tầng, hỗ trợ người dân phát triển kinh tế - xã hội. Việc xây dựng các khu tái định cư, bố trí dân cư các vùng thiên tai đến nơi ở an toàn trên địa bàn được huyện Mường La tập trung mọi nguồn lực triển khai, bảo đảm an toàn tuyệt đối về người và tài sản và sớm ổn định đời sống nhân dân. Từ năm 2021 đến nay, huyện đã được phê duyệt 7 dự án bố trí sắp xếp dân cư vùng thiên tai; trong đó 5 dự án đã hoàn thành, tổng mức đầu tư hơn 111,6 tỷ đồng.
MC 2: tin 2
Theo Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự tỉnh Kiên Giang, tại một số địa phương trên địa bàn tỉnh, mưa lớn kèm theo dông lốc những ngày qua đã làm đổ sập, hư hỏng 35 nhà dân. Cụ thể, mưa lớn kèm theo dông lốc đã làm sập 11 căn nhà, cháy 1 nhà do mưa lớn, dông gió gây chập điện; tốc mái 23 ngôi nhà, ước tổng giá trị thiệt hại hơn 1,1 tỷ đồng. Ngoài ra, trong 6 tháng đầu năm nay, ảnh hưởng của nắng nóng gay gắt, hạn hán đã gây ra 441 điểm sạt lở, sụt lún với tổng chiều dài hơn 11 km và làm nguy hại 42 căn nhà trên địa bàn xã An Minh Bắc và xã Minh Thuận của huyện U Minh Thượng, ước giá trị thiệt hại về nhà ở hơn 5,5 tỷ đồng. Tỉnh đã cấp kinh phí hỗ trợ, với tổng số tiền 3,5 tỷ đồng.
MC 1: tin 3
Theo báo cáo nhanh của Sở NN-PTNT tỉnh Hòa Bình, mưa lớn, kèm dông, lốc, sét kéo dài những ngày qua đã gây nhiều thiệt hại về người, tài sản và hạ tầng trên địa bàn các huyện Mai Châu, Tân Lạc, Kim Bôi và Lạc Sơn. Huyện Tân Lạc bị ảnh hưởng nặng nề nhất, với trên 100 ha lúa, hoa màu bị ngập úng. Mưa lớn gây ngập úng 12 ha lúa mới cấy, 5 ha cây hoa màu... trên địa bàn huyện Lạc Sơn. Trước diễn biến phức tạp của thiên tai, UBND các huyện ban hành văn bản chỉ đạo về việc ứng phó và tổ chức trực ban, cử lực lượng canh gác, kiểm soát, hỗ trợ, hướng dẫn bảo đảm giao thông an toàn cho người và phương tiện tại ngầm, tràn, khu vực ngập sâu, nước chảy xiết, nơi xảy ra sạt lở hoặc có nguy cơ sạt lở; hỗ trợ vận chuyển đồ đạc của những hộ dân bị ảnh hưởng bởi thiên tai đến nơi trú tránh tạm an toàn.
Nội dung vừa rồi cũng đã kết thúc chương trình Phòng chống thiên tai của Nông nghiệp Radio hôm nay, cảm ơn sự chú ý theo dõi của quý vị và bà con, xin chào và hẹn gặp lại.
Sạt lở bờ sông Cầu khiến người dân lo lắng
Mưa lớn liên tục từ đầu tháng 7 đến nay, đã khiến mực nước sông Cầu dâng cao, chảy xiết, gây sạt lở nhiều điểm bờ sông đoạn qua địa bàn tỉnh Thái Nguyên.
Quang Linh
Tin liên quan
Các chương trình
Khi giá trị cây năn bộp cũng như nhu cầu sử dụng loại cây rau ăn ngon, bổ dưỡng này được nhiều người biết đến thì phong trào trồng năn bộp đã được nhân rộng.
Hiện tại, diện tích gieo trồng vụ đông tại huyện Tân Yên đã cơ bản đạt mục tiêu, gồm các loại cây như lạc, ngô, khoai lang, khoai tây, các loại dưa bí và ớt.