Vận hành xả lũ an toàn để bảo vệ vùng hạ du

Việc vận hành công trình hồ chứa đảm bảo cắt lũ cho hạ du và xả lũ để duy trì mực nước cho phép là yếu tố quan trọng để bảo vệ sản xuất.

Quỳnh Anh - Đức Minh  | 14:45 18/07/2024

Vận hành xả lũ an toàn để bảo vệ vùng hạ du

Tự động

Vận hành xả lũ an toàn để bảo vệ vùng hạ du

MC 1:

Xin kính chào quý vị và bà con, cảm ơn quý vị và bà con đã quay trở lại với Nông nghiệp Radio trong chương trình Phòng chống thiên tai.

Thưa quý vị và bà con, những ngày qua, mưa lớn đã liên tục trút xuống nhiều địa phương trên cả nước, tại các tỉnh miền núi, sạt lở đất xảy ra gây thiệt hại nặng nề về tài sản và cả con người. Dù công tác dự báo đã được thực hiện từ trước nhưng với những diễn biến ngày càng bất thường của biến đổi khí hậu, nhiều sự việc đau lòng đã xảy ra. Mùa mưa bão đến, cùng với công tác dự báo và những phương án phòng, chống thiên tai được kích hoạt, việc vận hành các công trình hồ chứa đảm bảo cắt lũ cho hạ du khi được yêu cầu và xả lũ để duy trì mực nước cho phép cũng là yếu tố quan trọng.

MC 2:

Vâng thưa quý vị và bà con, đối với các hồ chứa thủy điện, khi nhận được bản tin dự báo có lũ, các đơn vị quản lý vận hành phải mở cửa xả theo lệnh của Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và Phòng chống cứu nạn tỉnh để đưa mực nước hồ về mực nước trước lũ/đón lũ. Bên cạnh đó, trong quá trình lũ, nếu mực nước hồ đạt cao trình quy định, các chủ hồ phải vận hành mở cửa xả để duy trì mực nước hồ ở mực nước cho phép tại thời điểm đó; lưu lượng xả không lớn hơn lưu lượng nước về hồ để không gây lũ nhân tạo cho vùng hạ du.

Mỗi hồ chứa thủy điện đều có dung tích thiết kế nhất định, nếu lượng nước về vượt quá sức chứa thiết kế, các hồ buộc phải xả xuống hạ du. Điều quan trọng là trước khi vận hành mở cửa xả, chủ hồ, đơn vị quản lý, vận hành phải thông báo đến các cơ quan chức năng để có thông báo cho nhân dân vùng hạ du biết nhàm chủ động biện pháp ứng phó, giảm thiểu thiệt hại do xả lũ. Thế nhưng mới đây, một sự việc đáng tiếc liên quan tới vấn đề xả lũ của hồ chứa thủy điện đã xảy ra.

Cụ thể, trưa 9/6/2024, Nhà máy thuỷ điện Suối Mu, xã Tự Do, huyện Lạc Sơn, tỉnh Hòa Bình mở cống xả cát của đập để xả nước, thực hiện thí nghiệm các thiết bị tại nhà máy dẫn tới lưu lượng nước đổ dồn về hạ lưu thác tăng, dòng chảy mạnh khiến người dân và du khách hoảng loạn tưởng nhà máy xả lũ. Trước thời điểm nhà máy mở cống đã thực hiện phát loa cảnh báo xả nước để người dân nắm được. Tuy nhiên, vị trí du khách và một số hộ dân sinh sống cách vị trí loa được lắp đặt tại đỉnh thác khoảng trên 2km nên không nghe thấy. Sau sự việc này, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Hoàng Hiệp, Phó trưởng Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống thiên tai chia sẻ:

Băng 1: Thứ trưởng

MC 2:

Cũng theo Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Hoàng Hiệp, hiện nay, dung tích về các hồ thủy lợi ở khu vực miền Trung mới tích được từ 40 - 60%, tuy nhiên ở Hà Tĩnh có hồ đã tích được khoảng 90%, cũng có hồ mới đạt 30%. Vì vậy cần rà soát toàn bộ hồ đập ở các địa phương để làm sao tích nước hợp lý, đảm bảo an toàn. Riêng đối với hệ thống thủy điện bậc thang sông Đà tại Hòa Bình và Sơn La, Bộ NN-PTNT cũng đang có phương án vận hành để vừa đảm bảo an toàn, vừa phải phục vụ tốt cho sản xuất.

Băng TT 2

MC 2:

Thông tin thêm về tình hình tích nước, xả lũ của các hồ chứa, ông Phạm Nguyên Hùng Cục trưởng Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp, Bộ Công thương cho biết:

MC 1:

Thưa quý vị và bà con, với vai trò tích nước, cắt giảm lũ cho hạ du và cung cấp nước tưới cho sản xuất, hồ chứa thủy điện có vai trò quan trọng với hoạt động sản xuất nông nghiệp và công tác phòng, chống thiên tai. Thế nhưng, nếu để xảy ra sai sót trong quá trình vận hành, hậu quả cũng có thể vô cùng lớn. Vậy nên, việc xây dựng phương án vận hành hợp lý, chủ động rà soát, quyết định phương án xả lũ, thông tin rộng rãi về tình hình nguồn nước, thời gian vận hành xả lũ là vấn đề quan trọng, để không gây nguy hiểm cho an toàn hồ đập và làm tăng ngập lụt cho hạ du khi mưa lũ lớn.

MC 2: Bây giờ, mời quý vị và bà con cùng điểm qua một số tin vắn liên quan tới lĩnh vực Phòng chống thiên tai.

MC 1: tin 1

Thưa quý vị và bà con, Ngành Khí tượng Thủy văn thời gian qua đã tăng cường đầu tư trang thiết bị hiện đại để nâng cao chất lượng dự báo, cảnh báo thiên tai, như việc chuyển đổi từ hệ thống quan trắc nặng tính thủ công sang các hệ thống quan trắc tự động với hơn 2.000 trạm tự động gần như thời gian thực. Thay hệ thống quan trắc radar thế hệ cũ bằng radar thế hệ mới của Nhật Bản, Phần Lan, trang bị các radar di động.. Tuy vậy, ông Mai Văn Khiêm, Giám đốc Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia cho biết, vẫn gặp rất nhiều khó khăn trong việc dự báo một số loại hình thiên tai như dự báo mưa lớn cục bộ trong phạm vi hẹp, thời gian ngắn. Bên cạnh đó, chưa thể dự báo chính xác thời gian cụ thể ở một địa điểm cụ thể có thể xảy ra sạt lở đất, lũ quét, trong khi đây là hai loại hình thiên tai nguy hiểm nhất hiện nay do tính bất ngờ.

MC 2: tin 2

Hiện nay, trên địa bàn Hà Tĩnh đang triển khai xây dựng nhiều công trình, dự án trọng điểm như: dự án đường bộ cao tốc Bắc- Nam; dự án kênh Cầu Động, thuộc dự án hệ thống thủy lợi Ngàn Trươi- Cẩm Trang (giai đoạn 2); dự án Nhà máy Nhiệt điện Vũng Áng 2…Hầu hết các dự án đều thi công trong điều kiện địa chất, thủy văn phức tạp, nguy cơ ngập lụt, sạt lở đất có thể xảy ra trong mùa mưa lũ. Trước diễn biến phức tạp, khó lường của thời tiết, chủ đầu tư và các đơn vị thi công tại những dự án trọng điểm này đều chủ động xây dựng kế hoạch ứng phó với thiên tai, đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao ý thức phòng ngừa cho người lao động. Qua đó vừa duy trì nhịp độ thi công vừa đảm bảo an toàn trên công trường trong mùa mưa lũ.

MC 1: tin 3

Theo báo cáo đánh giá hiện trạng an toàn công trình thủy lợi trước mùa mưa lũ năm 2024 của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Tuyên Quang, trong số 317 công trình hồ chứa được kiểm tra, có 37 công trình mức C tức là mức có nguy cơ mất an toàn cao cần được đầu tư nâng cấp, sửa chữa. Để đảm bảo an toàn cho các công trình hồ chứa trong cao điểm mùa mưa, Sở NN-PTNT Tuyên QUang đã có văn bản chỉ đạo các Ban quản lý khai thác các công trình thủy lợi, thực hiện phương án tích nước phù hợp, không thực hiện tích nước đối với các hồ chứa không đảm bảo an toàn, cắm biển cảnh báo nguy hiểm đối với các công trình đập, hồ chứa nước bị hư hỏng, xuống cấp; thực hiện tu sửa khắc phục tạm thời ngay các hạng mục hư hỏng; chủ động xây dựng các phương án ứng phó trong trường hợp có sự cố công trình xảy ra khi mưa, lũ.

Nội dung vừa rồi cũng đã kết thúc chương trình phòng chống thiên tai của Nông nghiệp Radio hôm nay, cảm ơn sự chú ý theo dõi của quý vị và bà con, xin chào và hẹn gặp lại.

Tự động

Vận hành xả lũ an toàn để bảo vệ vùng hạ du

Việc vận hành công trình hồ chứa đảm bảo cắt lũ cho hạ du và xả lũ để duy trì mực nước cho phép là yếu tố quan trọng để bảo vệ sản xuất.

Quỳnh Anh - Đức Minh

Tin liên quan

Các chương trình

Linh hoạt các biện pháp để bảo vệ bờ biển trước xâm thực, xói lở
Phóng sự

Trước diễn biến xâm thực và xói lở, Bà Rịa - Vũng Tàu cần thực hiện đồng bộ các giải pháp để bảo vệ tuyến bờ biển mà không ảnh hưởng đến hoạt động khác.

Linh hoạt các biện pháp để bảo vệ bờ biển trước xâm thực, xói lở
Người Mông ở Suối Bu cải tạo đất, trồng rau sạch trong vụ đông
Phóng sự

Những mảnh đất từng bỏ hoang vào mùa đông giờ đây sẽ tạo ra nguồn thu nhập ổn định, giúp bà con có thêm hy vọng về một cuộc sống bền vững hơn.

Người Mông ở Suối Bu cải tạo đất, trồng rau sạch trong vụ đông