Sẽ có sổ tay về tín chỉ carbon trong lâm nghiệp
Sẽ có sổ tay về tín chỉ carbon trong lâm nghiệp; Thịt bò Việt chiếm chưa đến 1% sản lượng toàn cầu; Quảng Ngãi cấm khai thác thủy sản có thời hạn 2 khu vực.
Quỳnh Anh | 10:25 04/11/2024
Sẽ có sổ tay về tín chỉ carbon trong lâm nghiệp
Xin kính chào quý vị và bà con, cảm ơn quý vị và bà con đã đến với bản tin Nông Nghiệp Tuần Qua của Kênh Nông Nghiệp radio. Bây giờ sẽ là những nội dung chính sẽ có trong bản tin ngày hôm nay.
Headline ( 45 giây)
- Thịt bò Việt Nam chiếm chưa đến 1% sản lượng toàn cầu
- Sẽ có sổ tay về tín chỉ carbon trong lâm nghiệp
- Mở rộng thí điểm hơn 3.300ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp vụ Đông Xuân
- Nhiều công trình cấp nước sinh hoạt khu vực miền núi bị hư hỏng
- Tôm hùm cỡ lớn khó tiêu thụ, người nuôi lỗ nặng
- Quảng Ngãi cấm khai thác thủy sản có thời hạn tại 2 khu vực
- Ổ dịch cúm gia cầm A/H5N1 khiến 20 con hổ chết đã được khống chế
- Nhiều mô hình sinh kế giúp giảm nghèo bền vững
Sau đây là nội dung chi tiết:
- Thịt bò Việt Nam chiếm chưa đến 1% sản lượng toàn cầu
Thưa quý vị và bà con, trong tuần qua, Bộ NN-PTNT tổ chức Hội nghị phát triển chăn nuôi bò thịt trong tình hình mới theo hướng giảm phát thải tại TP.HCM. Năm 2023, tổng đàn bò thịt của cả nước có xu hướng giảm nhẹ, đạt hơn 5.900 triệu con, tốc độ giảm đàn bình quân là 0,21%/năm giai đoạn 2019-2023. Chăn nuôi bò thịt trong 9 tháng năm 2024 có xu hướng giảm 0,2% so với cùng kỳ năm 2023. Về tổng thể, sản lượng thịt bò của nước ta chiếm chưa đến 1% sản lượng của toàn cầu. Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến cho rằng, ngành Chăn nuôi và Thú y cần đẩy mạnh số lượng, chất lượng đàn bò thịt trong thời gian tới nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường và xuất khẩu. Đồng thời, việc phát triển đàn bò thịt cũng cần đáp ứng về giảm phát thải, giảm khí metan 30% tính đến năm 2030, góp phần đưa lượng phát thải ròng về “0” vào năm 2050.
- Sẽ có sổ tay về tín chỉ carbon trong lâm nghiệp
Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam vừa phối hợp Sở NN-PTNT Tuyên Quang trao chứng nhận cấp mã số vùng trồng rừng nguyên liệu cho Công ty TNHH Lâm nghiệp Yên Sơn, nhân Hội nghị sơ kết 3 năm Chương trình phối hợp công tác giai đoạn 2021 - 2025 giữa hai đơn vị. Mã số được cấp có diện tích 1ha, trồng thuần keo lai từ năm 2022. Thông tin về tọa độ vùng trồng được xác định chính xác bởi Hệ thống iTwood và Chi cục Kiểm lâm tỉnh Tuyên Quang chứng nhận. Đây là mã số vùng trồng rừng đầu tiên cấp cho chủ rừng tại Việt Nam, thuộc khuôn khổ chương trình được Bộ NN-PTNT thí điểm tại 5 tỉnh Bắc Giang, Lạng Sơn, Phú Thọ, Tuyên Quang và Yên Bái. Thông tin thêm về nội dung này, Nông nghiệp Radio sẽ tiếp tục gửi tới quý vị trong phần sau của chương trình.
- Mở rộng thí điểm hơn 3.300ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp vụ Đông Xuân
Theo Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, đến nay, "Phát triển bền vững 1 triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030" đã triển khai được gần 1 năm và cho những tín hiệu rất khả quan. Trên cơ sở đó, các địa phương dự kiến mở rộng mô hình trình diễn thí điểm Đề án ra nhiều huyện, thị xã trong vụ Đông Xuân 2024-2025. Vụ lúa Đông Xuân 2024-2025 được thí điểm ở 65 mô hình trên diện tích hơn 3.300ha. Dự kiến, lịch gieo sạ từ tháng 10-12/2024. Các tỉnh tổ chức triển khai thực hiện Đề án áp dụng quy trình kỹ thuật sản xuất lúa chất lượng cao và phát thải thấp.
- Nhiều công trình cấp nước sinh hoạt khu vực miền núi bị hư hỏng
Theo thống kê, tại khu vực 11 huyện miền núi của tỉnh Thanh Hóa có hơn 550 công trình cấp nước nông thôn tập trung, trong đó có gần 190 công trình cấp nước sinh hoạt tập trung đang bị hư hỏng hoàn toàn, gây lãng phí nguồn vốn đầu tư của Nhà nước. Dù chính quyền các địa phương đã lên kế hoạch đầu tư, sửa chữa nhưng nguồn kinh phí không có, điều này đã làm nhiều người dân miền núi thiếu nước sinh hoạt, ảnh hưởng tới sự phát triển kinh tế - xã hội. Để bảo đảm người dân nông thôn được sử dụng nước sạch hàng ngày, Sở NN-PTNT đã tham mưu cho UBND tỉnh Thanh Hóa ưu tiên hỗ trợ kinh phí để duy tu, sửa chữa, nâng cấp công trình cấp nước nông thôn tập trung, nhất là tại các huyện miền núi và khu vực khó khăn về nguồn nước.
-
Tôm hùm cỡ lớn khó tiêu thụ, người nuôi lỗ nặng
Thời gian gần đây, người nuôi tôm hùm xanh tại các tỉnh khu vực Nam Trung bộ đang lao đao vì tôm cỡ lớn khó tiêu thụ, giá bán thấp. Theo người dân địa phương, thông thường, tôm hùm xanh khi nuôi tầm 8 - 9 tháng sẽ đạt khích cỡ xuất bán với trọng lượng trung bình từ 0,3kg/con trở lên và đạt chuẩn tôm loại 1. Tuy nhiên khoảng 3 tháng trở lại đây, lần đầu tiên xảy ra tình trạng tôm cỡ lớn trên 0,3kg/con giá lại thấp hơn tôm cỡ nhỏ. Đơn cử như ở vùng nuôi xã Cam Bình, TP Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa, đối với tôm hùm xanh loại lớn trên 0,3kg/con, thương lái chỉ thu mua từ 650 - 700.000 đồng/kg, còn tôm cỡ nhỏ có giá từ 750.000 - 800.000 đồng/kg. Điều này khiến bà con khi thu hoạch tôm hùm đều thua lỗ từ 20 - 30 triệu/lồng.
-
Quảng Ngãi cấm khai thác thủy sản có thời hạn tại 2 khu vực
Sở NN-PTNT Quảng Ngãi vừa ban hành Công văn quy định khu vực cấm khai thác thủy sản có thời hạn ở vùng biển ven bờ trên địa bàn tỉnh. Theo đó, để bảo vệ khu vực các loài thủy sản tập trung sinh sản, khu vực ươm giống và thủy sản còn non sinh sống, Sở NN-PTNT Quảng Ngãi đã xác định 2 khu vực cấm khai thác thủy sản ven bờ tại khu vực phía Nam đảo Lý Sơn và thị xã Đức Phổ với quy mô diện tích trên 15.000 ha. Thời gian cấm khai thác từ ngày 1/11 đến 30/11 hàng năm. Được biết, đây là 2 vùng đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 389, ngày 9/5/2024, Quy hoạch bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.
- Ổ dịch cúm gia cầm A/H5N1 khiến 20 con hổ chết đã được khống chế
Sở NN-PTNT Đồng Nai vừa cho biết, ổ dịch cúm gia cầm A/H5N1 tại Khu du lịch Vườn Xoài, thành phố Biên Hòa khiến 20 con hổ và 1 con báo chết đã an toàn, được khống chế. Đến nay, ổ dịch bệnh đã qua thời gian 21 ngày kể từ ngày con vật mắc bệnh cuối cùng bị chết, bị tiêu huỷ hoặc lành bệnh mà không có con vật nào bị mắc bệnh hoặc chết vì dịch bệnh Cúm gia cầm A/H5N1. Chi cục Chăn nuôi và Thú y Đồng Nai thông tin, từ sau khi dịch xảy ra, Khu du lịch Vườn Xoài đã thực hiện đóng cửa và tổ chức sát trùng tiêu độc hàng ngày. Cơ sở cũng đã tiêm phòng vacxin cúm gia cầm động vật mẫn cảm với bệnh đạt tỷ lệ gần 94% trên số động vật trong diện tiêm.
- Nhiều mô hình sinh kế giúp giảm nghèo bền vững
Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, huyện Bảo Yên, tỉnh Yên Bái đã xây dựng nhiều mô hình, thực hiện các chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho Nhân dân. Theo đó, từ năm 2023 đến nay, huyện đã triển khai thực hiện 8 dự án phát triển các chuỗi liên kết giá trị trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, với sự tham gia của hàng nghìn hộ dân. Qua đó trên địa bàn đã hình thành và mở rộng diện tích các vùng sản xuất nông nghiệp tập trung gắn với phát triển thương hiệu. Nhờ hiệu quả từ các mô hình, tỷ lệ giảm nghèo hằng năm của huyện luôn đạt và vượt chỉ tiêu: Năm 2022 đạt hơn 170%, năm 2023 đạt hơn 100% kế hoạch tỉnh giao, đời sống vật chất, tinh thần của người dân ngày càng được nâng cao.
Nhạc cắt
Đối thoại
Thưa quý vị và bà con, thực hiện chương trình thí điểm cấp mã số vùng trồng rừng nguyên liệu được Bộ NN-PTNT triển khai tại 5 tỉnh Bắc Giang, Lạng Sơn, Phú Thọ, Tuyên Quang và Yên Bái. Sau gần 4 tháng vào cuộc tích cực, với quyết tâm cao độ hướng tới phát triển lâm nghiệp bền vững, cũng như hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ của ngành năm 2024, Cục Lâm nghiệp, Sở NN-PTNT, Chi Cục Kiểm Lâm, chính quyền địa phương, doanh nghiệp và người dân ở 5 tỉnh thí điểm đã có những mã số vùng trồng rừng đầu tiên. Ông Triệu Văn Lực, Phó Cục trưởng Cục Lâm nghiệp chia sẻ về nội dung này:
Băng
Bảo Thắng
Nhạc
Nội dung vừa rồi cũng kết thúc bản tin Nông nghiệp hôm nay. Xin kính chào quý vị và bà con, hẹn gặp lại quý vị và bà con ở bản tin sau!
Sẽ có sổ tay về tín chỉ carbon trong lâm nghiệp
Sẽ có sổ tay về tín chỉ carbon trong lâm nghiệp; Thịt bò Việt chiếm chưa đến 1% sản lượng toàn cầu; Quảng Ngãi cấm khai thác thủy sản có thời hạn 2 khu vực.
Quỳnh Anh
Tin liên quan
Các chương trình
Không khí lạnh tăng cường nên từ gần sáng ngày hôm nay ở khu vực từ Thanh Hóa đến Quảng Ngãi có mưa lớn diện rộng.
Xuất siêu nông lâm thủy sản đạt hơn 15 tỷ USD; Chủ thể OCOP cần sẵn sàng hành trang lên ‘chuyến tàu tốc hành’; Ngăn chặn nhập lậu động vật qua biên giới.